Công tác tiêm vắc - xin phòng bệnh đối với lợn là rất cần thiết, trong giai đoạn lợn nái mang thai, việc tiêm phòng vắc - xin giúp lợn nái mang thai có sức đề kháng tốt nhất vì trong giai đoạn mang thai sức khỏe của đàn lợn rất nhạy cảm, dễ bị tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Lợn mẹ được tiêm phòng vắc - xin cũng giúp cho đàn con giống có hệ miễn dịch tốt hơn là những con không được tiêm.
Bảng 4.4. Kết quả tiêm vắc - xin phòng bệnh cho lợn nái hậu bị và lợn nái mang thai tại trại
Loại lợn Bệnh được phòng Loại vắc-xin Số lợn tiêm (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Lợn hậu bị
Tai xanh Nhược độc 10 10 100
Dịch tả (cổ điển) Nhược độc 10 10 100
Khô thai Vô hoạt 10 10 100
Lở mồm long móng Vô hoạt 10 10 100
Giả dại Vô hoạt 10 10 100
Circo Vô hoạt 10 10 100
Lợn mang thai
Dịch tả lợn (cổ điển) Nhược độc 58 58 100
Giả dại Vô hoạt 58 58 100
Circo Vô hoạt 58 58 100
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc - xin phòng bệnh trên đàn lợn nái sinh sản giai đoạn mang thai đạt tỷ lệ cao. Cụ thể tỷ lệ an toàn khi tiêm vắc - xin luôn đạt 100%. Trong khi tiêm vắc - xin không có hiện tượng sốc thuốc, không có con nái nào bị mắc bệnh sau khi đã tiêm phòng. Qua quá trình tiêm vắc - xin phòng bệnh cho đàn lợn
36
nuôi tại trại ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc - xin cũng như: việc sử dụng vắc - xin đủ liều, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc - xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc - xin. Trước khi sử dụng vắc - xin cần lắc kỹ lọ, vắc - xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy bỏ.