Kết quả công tác phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

4.2.1. Kết quả phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trạiẦ

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kắnh và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide định kỳ, pha với tỷ lệ 1/200.

Kết quả thực hiện công tác sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/tuần Số tuần Kết quả (lần) Tỷ lệ an toàn (%) Phun sát trùng 2 19 38 100 Quét nền chuồng 2 19 38 100 Rắc vôi 1 19 19 100 Quét mạng nhện 2 19 38 100 Lau kắnh 1 19 19 100

Kết quả bảng 4.2 cho thấy các công việc làm hàng tuần đó phun sát trùng, quét nền chuồng, rắc vôi, quét mạng nhện, lau kắnh. Trong đó công

việc phun sát trùng, quét nền chuồng, quét mạng nhện được thực hiện thường xuyên hơn 2 lần/tuần, rắc vôi và lau kắnh được thực hiện 1 lần/tuần. Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong thời gian thực tập tại trại em đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình công tác vệ sinh sát trùng trong suốt 19 tuần, hoàn thành khối lượng công việc được giao đạt tỷ lệ là 100%. Qua quá trình thực hiện, em đã nâng cao được kiến thức về ý nghĩa của công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại và tự tin vững tay nghề hơn.

4.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Từ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trại, em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng con trong đàn lợn thịt nuôi tại trại. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại

Vắc xin tiêm phòng

Thời điểm phòng bệnh (tuần tuổi) Số lượng tiêm phòng (con) Kết quả an toàn sau tiêm phòng Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Hội chứng còi cọc + Viêm phổi địa phương

4 600 600 100 Tai xanh 4 600 600 100 Dịch tả (lần 1) 5 597 597 100 Lở mồm long móng (lần 1) 7 592 592 100 Giả dại 8 588 588 100 Dịch tả (lần 2) 9 586 586 100 Lở mồm long móng (lần 2) 11 586 586 100

Kết quả bảng 4.3 cho thấy lợn thịt ở trang trại được tiêm các loại vắc- xin như: hội chứng còi cọc, suyễn, tai xanh, giả dại, lở mồm long móng, dịch tả. Trong đó vắc-xin dịch tả và vắc - xin lở mồm long móng tiêm cho lợn thịt

2 lần, Vắc-xin hội chứng còi cọc, suyễn, tai xanh và giả dại tiêm một lần cho lợn nuôi thịt. Kết quả bảng 4.3 cho thấy 100% số lợn trong chuồng đều được tiêm vắc - xin đầy đủ, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và đúng lứa tuổi. Sau khi sử dụng vắc-xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã học được quy trình làm vắc - xin, tiêm đúng thời gian, đúng vị trắ (tiêm gốc tai); đúng và đủ liều lượng vắc - xin và đảm bảo 100% lợn được tiêm phòng bệnh.

4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt tại trại thịt tại trại

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình ỘCùng ra - cùng vàoỢ. Chuồng trại sẽ được để trống 15 - 20 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch.

Quy trình này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ ô này qua ô chuồng khác.

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt TT Công việc Số lượng cần thực hiện (số lần) Khối lượng công việc thực hiện được (số lần) Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được giao (%) 1 Vệ sinh máng ăn 130 130 100

2 Kiểm tra vòi nước uống 130 130 100

3 Tách lợn ốm để cách ly 75 75 100

4 Cho lợn ăn hàng ngày 130 130 100

Qua bảng 4.4 cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Công việc hàng ngày đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt bao gồm kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu, hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát hành vi, biểu hiện của đàn lợn.

* Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt qua các tháng

Trong thời gian thực tập tại trại, ngoài công tác chuẩn bị chuồng trại trước khi vào lợn, trong quá trình chăm sóc đàn lợn thịt theo sự phân công của trại, em cũng theo dõi số lượng đầu kỳ, số lượng lợn chết từng tuần, để từ đó tắnh được tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của lợn thịt qua các tháng tuổi Tháng tuổi Số lợn trực tiếp nuôi dýỡng, chăm sóc (con) Số lợn chết (con) Số lợn còn sống (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 1 600 4 596 99,33 2 596 5 591 99,16 3 591 2 589 99,66 4 589 6 583 98,98 5 0 0 0 0 6 0 0 0 0 Tắnh chung 600 17 583 97,17

Kết quả bảng 4.5 cho thấy qua các tháng nuôi liên tiếp, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt đạt 97,17%. Như vậy, tỷ lệ nuôi sống này là đạt yêu cầu so với qui định của Công ty (Công ty cho phép tỷ lệ chết không quá 5%).

Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt có sự khác nhau ở các tháng tuổi. Số lợn chết cũng có sự khác nhau ở từng tháng tuổi. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi, mất điện thất thường gây stress cho lợn, thay đổi thức ăn. Sự thay đổi thức ăn kết hợp với thời tiết không thuận lợn đã làm cho lợn mắc bệnh, mặc đù được điều trị nhưng nhiều lợn vẫn chết.

Qua bảng 4.5. cho thấy, em đã thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi dưỡng,

chăm sóc và quản lý đàn lợn thịt theo đúng quy trình. Em cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm. Chắnh vì, đã thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn

thịt theo đúng quy trình đặt ra nên lợn sinh trưởng phát triển nhanh, lợn khoẻ mạnh và tỷ lệ chết chỉ ở mức 2,83%.

Trong thời gian thực tập tại trại, những ngày đầu tiên xuống trại sau khi thực hiện cách ly theo đúng quy định thì em được vào trại chuồng lợn, do đúng vào thời gian xuất lợn nên nên em chỉ tham gia công tác xuất lợn, thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn và chuẩn bị chuồng trước khi nhập lợn. Nhưng do thời gian dịch tả lợn Châu phi sảy ra dẫn đến việc khan hiếm về lợn giống, con giống không cung cấp đủ cho các trại gia công. Vì vậy trên bảng số liệu có 2 tháng sinh viên chưa có kết quả chăm sóc trực tiếp trên đàn lợn.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với cán bộ kỹ thuật của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện chuẩn, nhanh và chắnh xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật thú y trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường, cách ly ngày và chẩn đoán bệnh, kê đơn và điều trị kịp thời.

4.4.1. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn thịt nuôi tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn tại trang trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ mắc/tồng đàn (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết/mắc bệnh (%) Viêm khớp 600 16 2,67 0 0 Viêm phổi 600 98 16,33 11 11,22 Tiêu chảy 600 94 15,67 6 6,38

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại, em được phân công chăm sóc chuồng lợn thịt 600 con. Trong quá trình chăm sóc, em thấy lợn thường mắc các bệnh điển hình như bệnh viêm khớp, viêm phổi và tiêu chảy. Trong 600 lợn theo dõi, có 16 con mắc bệnh viêm khớp, tỷ lệ mắc bệnh là 2,67%, không có lợn chết do bị viêm khớp; bệnh viêm phổi lợn có 298 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ mắc bệnh là 49,67%, có 11 lợn chết, tỷ lệ chết là 3,7%; bệnh tiêu chảy kết quả theo dõi có 94 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ là 15,67%, có 6 lợn chết, tỷ lệ chết là 6,38%.

Như vậy từ kết quả theo dõi đàn lợn thịt em được phân công quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng chúng em thấy, đàn lợn thịt của trại được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin và trại thực hiện quy trình vệ sinh thú y thường xuyên, chắnh vì vậy mà tỷ lệ lợn mắc bệnh khá thấp, bên cạnh đó trại thực hiện tốt quy trình phòng bệnh bằng vệ sinh sát trùng và tiêm phòng vắc-xin theo đúng quy trình, phát hiện sớm lợn mắc bệnh, nên điều trị bệnh đạt kết quả khỏi bệnh cao.

4.4.2. Kết quả công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Từ kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn của trại, em đã tiến hành điều trị những lợn mắc bệnh. Kết quả điều trị cho lợn bị bệnh được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tên

bệnh Tên thuốc, liều lượng sử dụng

Số lượng điều trị (con) Thời gian điều trị (ngày) Số lượng khỏi (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Viêm khớp

- HitamoxLA + Dexa + Anagin với liều dùng mỗi loại là 1 ml/10

kg TT/ngày/tiêm bắp - Pendistrep L.A 1ml/10 kg TT 16 4 16 100 Viêm phổi Tylosine 20%, 1ml/15 kg TT/ngày, tiêm bắp 98 5 87 88,78 Tiêu chảy Norflox 100

Với liều 1ml/10kgTT/Ngày, tiêm bắp

94 5 88 93,62

Kết quả bảng 4.7. cho thấy:

- Sử dụng thuốc Hitamox LA + Dexa + Anagin hoặc Pendistrep LA với liều dùng mỗi loại 1 ml/10 kg TT/ngày điều trị cho 16 lợn mắc bệnh viêm khớp, số con khỏi là 16, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 100%, thời gian điều trị trung bình từ 4 ngày.

- Sử dụng thuốc Tylosine 20%, 1 ml/15 kg TT/ngày,tiêm bắp điều trị cho 98 lợn mắc bệnh viêm phổi, số con khỏi là 87 con, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 88,78%, thời gian điều trị trung bình từ 5 ngày.

- Sử dụng thuốc Norflox 100 với liều 1 ml/10 kg TT/Ngày, tiêm bắp, điều trị cho 94 lợn mắc bệnh tiêu chảy, số con khỏi là 88 con, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 93,62%, thời gian điều trị trung bình từ 5 ngày.

4.5. Thực hiện công tác khác

 Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng. Sau đó rửa sạch trần bạt, nền chuồng, giàn mát, quạt (che chắn mô tơ bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng; tưới Xút (5,5 kg/180l nước) lên nền chuồng, song sắt chắn giữa các ô chuồng và bờ tường. Đợi cho Xút ngấm khoảng 2 tiềng rồi dùng vòi nước áp lực lớn để xịt rửa lại một lần nữa.

+ Khi chuồng đã khô ráo, ta tiến hành hàn các song sắt mà lợn làm gãy và sơn lại toàn bộ song sắt trong chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần.

+ Sau khi 2 chuồng đã khô ráo, ta tiến hành xông Formol: Đầu tiên ta dùng bạt che kắn toàn bộ giàn mát đầu chuồng. Sau đó ta bắt đầu tiến hành: mỗi chuồng chia làm 6 điểm, mỗi điểm là một cái hũ chứa 4l Formol 30% và 2 kg thuốc tắm (KMnO4) đã được gói trong giấy báo. Sau đó ta tiến hành thả từ cuối chuồng và lùi nhanh ra cửa chuồng rồi đóng kắn cửa. Đóng cửa chuồng trong vòng 1 tuần, tuyệt đối không được xuống chuồng vì rất độc. Sau 1 tuần thì ta xuống chuồng tháo toàn bộ bạt ở giàn mát và bật hết quạt lên để hút hết khắ độc trong chuồng.

 Vệ sinh và chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập lợn lứa mới

Chuồng sau khi đã được vệ sinh và cách ly, để chuẩn bị nhập lứa nuôi mới ta cần:

-Chuẩn bị vệ sinh quét lại hành lang, nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con.

- Lau sạch tất cả các máng ăn, ô kắnh cửa sổ.

-Lắp quây úm, bạt úm, tấm gỗ, bóng điện úm chờ lứa mới.

 Nhập lợn mới vào chuồng nuôi

-Chuẩn bị 2 vàn gỗ kắch thước 1,2 m ừ 1 m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

-Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để kắch thắch lợn con biết vị trắ uống nước. -Thắp sẵn bóng úm các ô lớn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

-Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

-Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trắ ô lớn trên đầu rồi tiến hành lọc lợn theo đúng kắch cỡ.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại

Đợt nhập Số lợn nhập (con)

Khối lượng trung bình/con lợn nhập về (kg) 1 200 7,40 2 200 5,90 3 200 7,20 4 200 6,50 5 200 6,90 6 200 7,10 Tổng 1.200 6,83

Qua bảng 4.8: Cho thấy nhập lợn con lần 2 có khối lượng con trung bình thấp nhất 5,9 kg và nhập lợn con lần 1 có khối lượng con trung bình cao nhất với 7,4 kg. Kết quả bảng 4.8 cũng cho thấy em đã trực tiếp tham gia 6 lần

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)