Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Toan van LATS (Trang 70 - 72)

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có 5.765 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là gần 38,94 tỷ USD. Trong đó, tại các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP.Hồ Chí Minh có 559 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,4 tỷ USD. Có 24 dự án đăng kí mới trong năm 2015 với vốn đầu tư 424,31 triệu USD, tăng 74,67% so với năm 2014; 34 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 90,22 triệu USD, giảm 13,73% so với năm 2014. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư bao gồm: British Virgin Islands chiếm 74,71% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc chiếm 14,81%; Singapore 4,43%; Hồng Kông 4,24%;...

Đồng thời, có nhiều dự án lớn, góp phần làm thay đổi hạ tầng cũng như tạo nên bộ mặt mới cho Thành phố. Ngoài dự án Samsung đầu tư vào Khu Công nghệ cao, còn phải kể đến những dự án hạ tầng và dịch vụ công nghiệp cao cấp khác như Khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm với 1,2 tỷ USD; dự án Khu dân cư Vina

Nam Phú với 60 triệu USD; dự án Khu nhà ở cao tầng tại Thảo Điền (quận 2) với 57 triệu USD; dự án sản xuất và kinh doanh linh kiện điện tử, màn hình LED dành cho ngành hàng gia dụng với 63 triệu USD…

Theo các chuyên gia, thành công nhất không phải ở số lượng dự án hay số vốn đầu tư lớn, mà chính là việc thu hút đầu tư vào những ngành nghề theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp thành phố phát triển bền vững trong tương lai của TP.Hồ Chí Minh.

Trong các ngành công nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sử dụng hàm lượng khoa học công nghệ cao như: Công nghiệp phần mềm, điện tử, tin học, công nghiệp dược phẩm… Cụ thể, đầu tư FDI năm 2015 vào lĩnh vực dệt may cao cấp chiếm 71,75%; hóa chất chiếm 9,33%; thực phẩm chiếm 5,93%; cơ khí chiếm 4,83%; nhựa cao su chiếm 4,48%; dịch vụ chiếm 3,15%;...

Theo đó, tốc độ phát triển công nghiệp của khối FDI trên địa bàn Thành phố luôn cao hơn tốc độ phát triển chung của toàn ngành, chiếm trên 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI cũng chiếm tới 38,4% tổng kim ngạch xuất khẩu với đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí và thiết bị phục vụ cho các ngành này.

Với những chính sách ưu đãi về thuê đất đai, nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng TP. Hồ Chí Minh đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam; góp phần không nhỏ trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với 22,5% trong tổng lực lượng lao động của thành phố mà còn góp phần nâng cao trình độ lao động trong nước thông qua việc chuyển giao trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, thu hút lực lượng chuyên gia nước ngoài có trình độ cao, có kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Một bí quyết khác để đi đến thành công chính là sự nhất quán trong hành động của tập thể lãnh đạo Thành phố. Đó chính là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho nhà đầu tư; đặc biệt luôn xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của thành phố.

Các cơ quan chức năng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, lắng nghe, thấu hiểu những bức xúc của nhà đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư, biến TP. Hồ Chí Minh là điểm đến tin cậy của nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Toan van LATS (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w