Theo như mô hình nghiên cứu, hệ thống tiêu chí đánh ý định đầu tư của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc nghiên cứu 6 nhóm nhân tố là: cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, lợi thế vị trí, môi trường sống, dịch vụ công.
Độ tin cậy của thang đo (các biến) được kiểm định thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Theo Hoàng Trọng và Chu Thị Mộng
Nguyệt (2005) [43] thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được.
Trong nghiên cứu này, thang đo được chấp nhận khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên, và có hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation) từ 0,3 trở lên.
a. Thang đo cơ sở hạ tầng
Kết quả tại Phụ lục 2 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo cơ sở hạ tầng là 0,828 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo cơ sở hạ tầng được chấp nhận qua 5 biến quan sát là: Hạ tầng giao thông nội tỉnh thuận lợi; Hệ thống cấp điện nội tỉnh đáp ứng được yêu cầu; Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện nội tỉnh đáp ứng được nhu cầu; Hệ thống cấp nước nội tỉnh đầy đủ; Hệ thống thoát nước nội tỉnh đầy đủ.
b. Thang đo chính sách thu hút đầu tư
Kết quả tại Phụ lục 3 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thanh đo chính sách thu hút đầu tư là 0,853 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo chính sách thu hút đầu tư được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Tỉnh có chiến lược, định hướng dài hạn trong thu hút vốn FDI; Tỉnh có chính sách đầu tư minh bạch, đồng bộ, không gây tiêu cực; Tỉnh có ưu đãi về tín dụng so với các địa phương khác; Tỉnh có ưu đãi về thuế có lợi thế so với các địa phương khác.
c. Thang đo nguồn nhân lực địa phương
Kết quả tại Phụ lục 4 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo nguồn nhân lực địa phương là 0,690 (lớn hơn 0.6), tuy nhiên Hệ số tương quan biến tổng (iterm-total correlation) của Biến NNL2 là 0,150 nhỏ hơn mức độ cho phép (0,3) đã không đáp ứng mức độ cho phép. Vì vậy, tác giả tiến hành loại biến này trong thang đo. Kết quả thu được sau khi loại biến NNL2 (Phụ lục 5) như sau:
Hệ số Cronbach Alpha là 0,790 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy,
thang đo nguồn nhân lực được chấp nhận qua 3 biến quan sát là: Tỉnh có nguồn lao động phổ thông dồi dào; Tỉnh có nguồn lao động có kỷ luật cao; Tỉnh có nguồn lao động có có trình độ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi.
d. Thang đo lợi thế vị trí
Kết quả tại Phụ lục 6 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo lợi thế vị trí là 0,591 (nhỏ hơn 0.6) nên thang đo không được chấp nhận. Vì vậy, tác giả tiến hành loại thang đo lợi thế vị trí ra khỏi nghiên cứu và không thực hiện bước phân tích tiếp theo.
e. Thang đo môi trường sống
Kết quả tại Phụ lục 7 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo môi trường sống là 0,797 (lớn hơn 0.6), tuy nhiên Hệ số tương quan biến tổng (iterm- total correlation) của Biến MTS1 là 0,164 nhỏ hơn mức độ cho phép (0,3) đã không đáp ứng mức độ cho phép. Vì vậy, tác giả tiến hành loại biến này trong thang đo. Kết quả thu được sau khi loại biến MTS1 (Phụ lục 8) như sau:
Hệ số Cronbach Alpha là 0,868 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo môi trường sống được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Tỉnh có hệ thống y tế tốt; Tỉnh có hệ thống trường học tốt; Tỉnh có môi trường không bị ô nhiễm; Tỉnh có chi phí sinh hoạt hợp lý.
f. Thang đo dịch vụ công
Kết quả tại Phụ lục 9 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha là 0,710 (lớn hơn 0.6), tuy nhiên Hệ số tương quan biến tổng (iterm-total correlation) của Biến DVC4 là 0,196 nhỏ hơn mức độ cho phép (0,3) đã không đáp ứng mức độ cho phép. Vì vậy, tác giả tiến hành loại biến này trong thang đo. Kết quả thu được sau khi loại biến DVC4 (Phụ lục 10) như sau:
Hệ số Cronbach Alpha là 0,784 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo dịch vụ công được chấp nhận qua 3 biến quan sát là: Tỉnh có thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng; Chính quyền tỉnh hỗ trợ chu đáo cho DN; Các trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại của tỉnh có hỗ trợ tốt cho DN.
g. Thang đo ý định đầu tư
Kết quả tại Phụ lục 11 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha là 0,784 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo ý định đầu tư được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều vào tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới; Doanh nghiệp hài lòng về việc đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh; Doanh nghiệp FDI sẽ có tăng trưởng tốt khi đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh; Tôi sẽ giới thiệu Quảng Ninh cho các Doanh nghiệp khác để đầu tư vào Quảng Ninh.
Như vậy sau khi loại các thang đo có Hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 và các biến có hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát nhỏ hơn 0,3 tác giả thu được bảng tổng hợp độ tin cậy của toàn bộ thang đo và biến như sau:
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến
Thang đo Cronbach's Alpha Số lượng biến
Cơ sở hạ tầng 0.828 5 Chính sách thu hút 0.852 4 Nguồn nhân lực 0.790 3 Môi trường sống 0.868 4 Dịch vụ công 0.784 3 Ý định đầu tư 0.865 4
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả