Tình hình sản xuất nôn g lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng thông ba lá (pinus kesiya) tại huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 38)

- Đại bộ phận dân cƣ 90% sống bằng sản xuất nông nghiệp, phƣơng

thức sản xuất đa phần là quảng canh, truyền thống, về đầu tƣ thâm canh và áp

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Trong sản xuất

ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, đầu ra tiêu thụ sản phẩm, hiện nay trên địa bàn sản xuất nông nghiệp cây trồng chủ

là cây công nghiệp, cà phê, chè và một số diện tích lúa nƣớc, hoa màu, cây ăn trái… có chất lƣợng và năng suất còn thấp.

- Chăn nuôi gia súc gia cầm với lợi thế về điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho việc chăn nuôi phát triển đàn gia súc, gia cầm nhƣng đồng bào trong khu vực còn nghèo, kinh nghiệm chăn nuôi còn hạn chế, nên chƣa mạnh dạn đầu tƣ cho chăn nuôi với qui mô lớn, chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình.

Trong giai đoạn tới đây có nhiều dự án chăn nuôi đƣợc triển khai thực hiện

trên địa bàn, đặc biệt là dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt công nghệ cao với lợi thế về điều kiện tự nhiên về đồng cỏ sẽ góp phần thúc đẩy quy mô đàn gia súc

gia cầm ngày một lớn hơn.

- Về sản xuất Lâm nghiệp tuy đây không phải là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng nhƣng đã góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân trong vùng một cách đáng kể. Thông qua việc nhận khoán quản lý bảo vệ

rừng, trồng, chăm sóc, tỉa thƣa rừng trồng, khai thác, chế biến, nhận đất nhận rừng… đã giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho nhiều hộ đồng bào dân tộc

địa phƣơng, hạn chế đƣợc việc phát nƣơng làm rẫy, cƣa xẻ gỗ trái phép, đã nâng cao đƣợc độ che phủ của rừng, năng suất chất lƣợng của rừng ngày càng

đƣợc phát triển tốt hơn.

3.4.3. Tình hình định canh định cư của đồng bào dân tc

Từ khi thực hiện chủtrƣơng, chính sách định canh định cƣ của Đảng và

triệu ha rừng, chƣơng trình 135… đã ổn định đƣợc cuộc sống định canh, định

cƣ của đồng bào dân tộc trong vùng, không còn cuộc sống du canh du cƣ nhƣ trƣớc đây. Các buôn làng hiện nay đã đƣợc định canh một cách ổn định, cơ sở

hạ tầng đã đƣợc nâng cấp, đất đai sản xuất đƣợc bố trí ổn định, cuộc sống của

ngƣời dân trong vùng đƣợc cải thiện về mọi mặt, phần lớn các hộ dân trong

vùng đã mua sắm đƣợc ti vi, xe máy… Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số

hộ nghèo cần đƣợc hỗ trợ giải quyết khó khăn.

3.5. Dịch vụmôi trƣờng rừng

Hiện tại toàn bộ lâm phận Công ty không cung cấp các loại dịch vụ môi

trƣờng rừng chính vì vậy nếu không có các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

nhƣ trồng, khai thác, chế biến lâm sản sẽ gây khó khăn không nhỏ cho đơn vị

trong quá trình sản xuất-kinh doanh, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là kinh phí Quản lý bảo vệ rừng- Phòng cháy chữa cháy rừng.

3.6.Tình hình sử dụng đất đai

Hiện nay theo sự phân cấp quản lý của Nhà Nƣớc Công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Di Linh có tổng diện tích là 26.882,90 ha. Trong những năm qua công ty đƣợc bố trí sử dụng đất hơn 85% diện tích, nhƣ trồng rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh lâm sản…trong giai đoạn 2016-2020 sẽ phấn đấu bố trí đƣa vào sử dụng 90% diện tích, còn 10 % thuộc

các nơi xa xôi, hẻo lánh không có đƣờng giao thông đi lại và một phần diện

tích đất trống trƣớc đây phục vụ cho chiến tranh nên khả năng trồng rừng và kinh doanh lâm sản sẽ không đạt hiệu quả cao.

* Tài nguyên rng

+ Phân theo chức năng rừng sản xuất và rừng phòng hộ:

Rừng sản xuất: 24.628,8 ha Rừng phòng hộ: 2.262,5 ha

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng theo trạng thái tại Công ty TNHH MTV LN Di Linh TT Hạng mục Diện tích Ha % Tổng diện tích tự nhiên 26.882,90 100 I Diện tích có rừng 22.722,95 84,53 1 Rừng tự nhiên 20.454,94 76,09 1.1 Rừng gỗ 8.897,98 33,1 1.1.1 Rừng lá rộng TX và nửa rụng lá 5.984,25 22,26 Giàu 181,64 0,68 Trung bình 3.107,59 11,56 Nghèo 2.004,52 7,46 Nghèo kiệt 25,39 0,09 Phục hồi 665,11 2,47 1.1.2 Rừng lá rộng rụng lá (phục hồi) 979,2 3,64 1.1.3 Rừng lá kim 975,18 3,63 Giàu 23,97 0,09 Trung bình 731,04 2,72 Nghèo 220,17 0,82 1.1.4 Rừng gỗ hỗn giao LR + LK 959,35 3,57 Trung bình 556,11 2,07 Nghèo 313,88 1,17 Phục hồi 89,36 0,33 1.2 Rừng gỗ + tre nứa 5.648,66 21,01 1.3 Rừng tre nứa + gỗ 3.887,72 14,46

1.4 Rừng tre nứa 1.813,47 6,75

1.5 Loại khác 207,11 0,77

2 Rừng trồng (rừng gỗ) 2.268,01 8,44

II Đất Lâm nghiệp chƣa có rừng 54,61 0,2

III Đất nông nghiệp 4054,99 15,08

IV Đất khác 50,35 0,19

- Do đặc điểm địa hình của Công ty nằm trên cao nguyên Di Linh trải dài và thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam cho nên có sự chênh lệch về độ cao trong vùng do vậy các trạng thái rừng và chủng loại loài cây đƣợc mang tính đặc trƣng theo độ cao, khí hậu, địa hình ở vùng cao rõ rệt.

- Ở độ cao từ 1500 đến 1700 m nằm về phía Tây và Tây Bắc của Công

ty, trạng thái phân bố là rừng lá rộng thƣờng xanh chủ yếu trên các đỉnh núi cao, gồm các trạng thái IIa, IIIa1, IIIa2, IIIa3 chiếm khoảng 23% diện tích đất có rừng. Thực vật chủ yếu là các loài cây Trâm, Dẻ, Còng, Chò…

- Ở độ cao từ 800 đến 1500 m nằm về phía Bắc và Tây Bắc của Công ty xuất hiện trạng thái rừng lá kim thông 3 lá trên các đỉnh và sƣờn dông, ven khe là trạng thái rừng hỗn giao gỗ + tre, nứa và lồ ô chiếm khoảng 5,99% diện tích đất có rừng.

- Trạng thái rừng hỗn giao gỗ + lồ ô, tre nứa và trạng thái rừng hỗn giao tre nứa, lồ ô + gỗ đƣợc phân bố từ Tây sang Đông vòng xuống phía Nam của công ty chiếm khoảng 57,72% diện tích có rừng.

- Ở độ cao từ 300 đến 800 m nằm về phía Đông Nam và Tây Nam của Công ty là sự phân bố đan xen với nhau giữa trạng thái rừng rụng lá và rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá chiếm khoảng 5,5% diện tích đất có rừng. Tổ thành rừng chủ yếu là các loài cây nhƣ: Dầu đồng, Dầu Trà Beng, Dầu nƣớc, Cẩm liên, Bằng lăng, …

Rừng trồng thông 3 lá tập trung chủ yếu ở phía Bắc công ty chiếm khoảng 9,98 % diện tích đất có rừng.

+ Phân theo chức năng rừng sản xuất và rừng phòng hộ: trữ lƣợng rừng sản xuất là 2.059.004 m3 và rừng phòng hộ là 226.961 m3

Bảng 3.2. Trữ lƣợng rừng theo trạng thái tại

công ty TNHH MTV LN Di Linh STT Hạng mục Trữ lƣợng (m3/1000 cây) Gỗ m3 Tre nứa 1000/cây % (với gỗ) Tổng diện tích tự nhiên 1.994.294 48.195.693 100 I Diện tích có rừng 1.994.294 100 1 Rừng tự nhiên 1.702.624 85,37 1.1 Rừng gỗ 1.024.450 51,37 1.1.1 Rừng lá rộng TX và nửa rụng lá 727.393 36,47 Giàu 44.647 2,24 Trung bình 480.123 24,07 Nghèo 156.553 7,85 Nghèo kiệt 909 0,05 Phục hồi 45.161 2,26 1.1.2 Rừng lá rộng rụng lá 38.483 1,93 Phục hồi 38.483 1,93 1.1.3 Rừng lá kim 142.637 7,15 Giàu 6.429 0,32 Trung bình 122.888 6,16 Nghèo 13.320 0,67

1.1.4 Rừng gỗ hỗn giao LR + LK 115.938 5,81 Trung bình 81.971 4,11 Nghèo 27.935 1,4 Phục hồi 6.032 0,3 1.2 Rừng gỗ + tre nứa 469.404 16.945.980 23,54 1.3 Rừng tre nứa + gỗ 208.771 16.717.196 10,47 1.4 Rừng tre nứa 12.875.637 - 1.5 Loại khác 1.656.880 - 2 Rừng trồng 291.670 14,63 Rừng gỗ 291.670 14,63

Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2015 và kết quả phúc tra bổ sung các số liệu về hiện trạng và tài nguyên rừng công ty Lâm nghiệp Di Linh cho thấy diễn thế của các trạng thái rừng phát triển tốt có chiều hƣớng đi lên, cây tái sinh có mật độ cao và phát triển mạnh, sự phục hồi của rừng sau khai thác nhanh chóng, đặc biệt là diện tích nƣơng rẫy cũ trƣớc đây do đồng bào chặt phá nay đƣợc phục hồi trở lại thành rừng.

Lƣợng tăng trƣởng của rừng theo tài liệu nghiên cứu về lƣợng tăng trƣởng cây rừng tại miền đông nam bộ của Phân viện điều tra quy hoạch II và kết quả nghiên cứu tại Lâm Đồng thì lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm đối với rừng lá rộng là 2 %, đối với rừng lá kim là 3%. Nhƣ vậy tính theo lƣợng tăng trƣởng của cây rừng nhƣ trên thì hàng năm trữ lƣợng rừng của Công ty tăng lên là 22.161m3. Nếu tính theo lƣợng tăng trƣởng của rừng l % thì hàng năm trữ lƣợng của rừng của công ty tăng lên 15.008 m3. Nhƣ vậy mỗi năm công ty khai thác khoảng 2.500 m3 gỗ các loại thì vẫn đảm bảo đƣợc vốn rừng hiện có và luân kỳ khai thác theo quyđịnh.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng rừng trồng Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Hin trng v din tích, quy mô ca rừng Thông ba lá trên địa bàn

Những năm vừa qua với mục tiêu là trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ

nguyên liệu Công ty TNHH MTV LN Di Linh đã tiến hành việc trồng rừng

trên đất trống và diện tích rừng sau khai thác. Nhằm bảo đảm lƣợng gỗ khai thác từ rừng trồng ổn định lâu dài phục vụ nhu cầu sản xuất, chế biến, ngoài việc dựa vào các yếu tố nhƣ đất đai, khí hậu, công ty đã chủ dộng từ khâu

gieo ƣơm tạo cây con, xây dựng quy hoạch thiết kế trồng & kinh doanh rừng

hàng năm.

Tổng diện tích rừng trồng Thông ba lá của Công ty TNHH MTV LN Di Linh là 2.248,72 ha với mật độ cây trồng ban đầu là 3.300 cây/ha phân bố trãi

dài trên 18 tiểu khu nằm trên địa giới hành chính 04 xã thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong đó diện tích rừng trồng Thông ba lá thành thục (từ 25 tuổi trở lên) là 672,31 ha, chiếm 30%. Lâm phần nhiều tuổi nhất là trồng năm

1982 (15,47 ha), ít tuổi nhất là trồng năm 2017 với diện tích 59,6 ha.

Qua biểu đồ trên cho thấy tại Công ty TNHH MTV LN Di Linh diện tích rừng trồng Thông ba lá phân bố không đều giữa các năm. Năm 1997 có

diện tích rừng trồng lớn nhất (227,8 ha), năm có diện tích nhỏ nhất là 1988 (2,07 ha), thậm chí năm 2001 không có diện tích.

4.1.2. Mt s bin pháp k thut trồng & chăm sóc rừng Thông ba lá đã và đang áp dụng khu vc đang áp dụng khu vc

Kết quả tổng hợp các biện pháp kỹ thuật gieo ƣơm tạo cây con và trồng rừng Thông ba lá đã và đang áp dụng tại Công ty TNHH MTV LN Di Linh thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhƣ sau:

- Nguồn giống và tạo cây con:

Hạt giống đƣợc thu hoạch từ các cây mẹ đƣợc tuyển chọn từ rừng giống chuyển hóa tại Lâm Đồng, giống có nguồn gốc, hồ sơ lý lịch rõ ràng, có phiếu kiểm nghiệm chất lƣợng giống. Hạt đƣợc thu hái và bảo quản theo đúng kỹ thuật và đảm bảo các thông số theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-41-2001 và

trọng lƣợng từ 60000-70000 hạt/kg. Hạt đƣợc kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm theo tiêu chuẩn ngành về hạt giống Thông ba lá (04-TCN-41-2001).

Cây con đƣợc ƣơm trong bầu Polyetylen không đáy, kích thƣớc 7x14cm

và 8x12cm. Cây con đƣợc chăm sóc trong vƣờn ƣơm 8 tháng tuổi, cao 15-

20cm, đƣờng kính cổ rễ trên 3mm, sinh trƣởng bình thƣờng, cây cứng khỏe, lá chuyển từ màu xanh lục sang màu xanh chuối non, không bị nấm bệnh,

không bị cụt ngọn, không bị vỡ bầu.

- Trồng và chăm sóc rừng:

Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN 65-2003 - Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông ba lá ban hành kèm theo quyết định số 188 ngày 23/01/2003 của Bộ NN&PTNT.

Tại khu vực nghiên cứu Thông ba lá đƣợc thiết kế trồng ở độ cao tuyệt đối 800- 1600m, địa hình là sƣờn, dốc <25o, đất Feralit vàng đỏ, nâu đỏ, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tầng dày >50cm, pHKCl=4-4,5. Có thực bì là

rừng nghèo kiệt, rừng thƣa có tế guột. Thiết kế trồng rừng có thiết kế cả đƣờng băng cản lửa, các công trình phòng chống cháy rừng theo tiêu chuẩn

ngành 04TCN 89-2006 - Quy phạm phòng cháy chữa cháy rừng thông cả Bộ

NN&PTNT. Băng cản lửa là băng trắng. Mật độ trồng 3.300 cây/ha. Mùa

trồng từ tháng 6 đến tháng 8. Thực bì đƣợc phát dọn toàn diện, chặt toàn bộ cây bụi, dây leo, cánh nhánh, băm thành đoạn ngắn vào tháng 1-4. Đào hố kích thƣớc 30x30x30cm, để riêng lớp đất mặt và lớp đất dƣới ở 2 bên miệng hố, xong trƣớc khi trồng 1 tháng.

Trồng dặm sau khi trồng 20-30 ngày và vụ trồng năm sau với lâm phần

có tỷ lệ sống chƣa đạt 85% bằng cây con của năm trƣớc.

Chăm sóc rừng trồng 5 năm liền. Năm thứ nhất chăm sóc 1 lần vào đầu

mùa khô, gồm phát thực bì toàn diện và dẫy cỏ xung quanh gốc.

Năm thứ 2 và 3 chăm sóc mỗi năm 2 lần. Lần 1 gồm phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ theo hàng 1m, vun xới quanh gốc cây rộng 60cm vào đầu mùa mƣa. Lần 2 gồm phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ theo hàng rộng 1m, vun xới quanh gốc rộng 60cm, đốt sạch giữa 2 hàng cây vào đầu mùa khô.

Năm thứ 4 chăm sóc 2 lần. Lần 1 phát thực bì toàn diện vào đầu mùa mƣa. Lần 2 phát thực bì toàn diện, dọn sạch cỏ.

Năm thứ 5 phát thực bì toàn diện 1 lần vào đầu mùa khô.

Phòng trừ sâu bệnh hại theo quy phạm kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng ban hành kèm theo quyết định số 2181/QĐ-BNN-KHCN ngày

23/5/2001 của Bộ NN&PTNT. Và thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng theo theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

4.2. Sinh trƣởng (tỷ lệ sống, D1.3, Hvn) của Thông ba lá ở 3 tuổi trồng tại khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu

4.2.1. Sinh trưởng của Thông ba lá ở 5 tuổi

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Sinh trƣởng Thông ba lá 5 tuổi ở Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đƣợc dẫn ra ở bảng dƣới đây. Số liệu ở bảng cho thấy

giá trị đƣờng kính trung bình, chiều cao vút ngọn, trữ lƣợng trung bình của 3

OTC gồm 417 cây trong lâm phần.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Thông ba lá 5 tuổi trồng dƣới tán rừng tại khu vực nghiên cứu (số trung bình của từng OTC)

OTC Chỉ tiêu sinh trƣởng (cm) S% Hvn (m) S% Dt (m) (m3) 1 6,17 1,234 12 5,45 1,090 15,7 1,5 0,3 21,72 4,344 2 4,93 0,986 15 4,44 0,888 14,9 1,23 0,246 11,48 2,296 3 5,46 1,092 10,5 4,83 0,966 16,4 1,33 0,266 18,39 3,678 TB 5,52 1,104 12,5 4,91 0,981 15,67 1,35 0,271 17,20 3,349

- Tỷ lệ sống: căn cứ thiết kế trồng rừng năm 2015, mật độ trồng là

3.300 cây/ha. Kết quả điều tra trên OTC cho thấy sau 5 năm, còn lại trung bình 2.780 cây/ha có tỷ lệ sống trung bình từ 84 - 85%.

- Sinh trưởng của Thông ba lá 5 tuổi về đường kính: Trung bình là

5,52 cm, biến động từ 4,93 cm đến 6,17 cm. Đƣờng kính sinh trƣởng ở các

OTC là khác nhau rõ rệt theo kết quả kiểm tra tiêu chuẩn Kruskal – Wallis, Asymp. Sig. = 0,020347 đều nhỏ thua 0,05. Tăng trƣởng bình quân năm của về đƣờng kính ΔD = 0,55 cm/năm (trảng cỏ cây bụi), ΔD = 1,104 cm/năm.

Hệ số biến động trung bình là 12,5%.

Sự sai khác về đƣờng kính của Thông ba lá đƣợc thể hiện theo biểu đồ

Hình 4.2. Biểu đồ sinh trƣởng về đƣờng kính của Thông ba lá 5 tuổi

- Sinh trưởng của Thông ba lá 5 tuổi về chiều cao vút ngọn (Hvn):

Trung bình theo 3 OTC từ 4,44 m đến 5,45 m, trung bình theo tuổi là 4,91 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng thông ba lá (pinus kesiya) tại huyện di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 38)