6. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc
Mạng lưới ngân hàng Agribank trải khắp cả nước, trong đó Vĩnh Phúc là một trong
những tỉnh, thành có số lượng chi nhánh/phòng giao nhiều nhất. Tính đến năm 2020, Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc đang quản lý 25 chi nhánh và phòng giao dịch có địa chỉ
tại đường Kim Ngọc, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Giai đoạn 2016-2020, chi nhánh không ngừng đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Bám sát sự chỉ đạo của Hội sở, Agribank Vĩnh Phúc không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp trong toàn bộ chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn, hộ sản xuất, đặc biệt là chương
trình mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; có chiến lược kinh doanh phù hợp; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; tuân thủ quy định trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Trong hoạt động cho vay KHCN, những năm qua dư nợ cho vay KHCN và doanh số thu nợ của chi nhánh liên tục gia tăng và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Theo đó, dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh tăng từ 4.098 tỷ đồng năm 2016 lên 7.387 tỷ đồng năm 2020, tỷ lệ nợ xấu năm 2020 là 1,98%. Đạt những kết quả này là nhờ những biện pháp đã được chi nhánh áp dụng như sau:
Nâng cao vai trò của công tác thẩm định cho vay KHCN: Trong quá trình thẩm định, nhân viên tín dụng của Agribank Vĩnh Phúc thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo ngành nghề, giá cả thị trường, thông tin kinh tế - kỹ thuật; Khảo sát thực tế ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để giúp cho công tác thẩm định luôn chính xác và
đạt hiệu quả cao.
Xây dựng chính sách quản lý nợ hợp lý: Sau khi giải ngân vốn vay cho KHCN, cán bộ tín dụng được phân công phụ trách từng địa bàn có nhiệm vụ thường xuyên đến địa bàn kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng, hướng dẫn khách hàng
sử dụng vốn đúng mục đích. Trường hợp xét thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích,
gặp khó khăn và không có khả năng trả nợ đúng hạn, cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo và trình lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Xây dựng chiến lược cho vay KHCN theo chuỗi giá trị: Với đối tượng khách hàng
chính là các hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nên trong quá trình hoạt
động, Agribank Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các Chi nhánh xây dựng chiến lược cho vay theo chuỗi giá trị, tức là cho vay theo công đoạn các khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp để dễ dàng kiểm soát vốn vay và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, giảm thiểu rủi
ro trong cho vay. Theo đó, chi nhánh đã thực hiện cho vay trước thu hoạch, cho vay phục vụ khâu cung ứng, tiêu thụ.
Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng của ngân hàng: Định kỳ. Agribank Vĩnh Phúc đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp cán bộ tín dụng của Chi nhánh cập nhật và nắm rõ những quy định, quy chế mới được ban hành để họ có kiến thức chuyên môn thật vững vàng. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra quyết định tín dụng, hạn chế rủi ro trong cho vay, góp phần nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là đơn vị thành viên của hệ thống
BIDV, có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển trở lại cho nền kinh tế của tỉnh. Những năm qua, lĩnh vực tín dụng chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân chiếm trên 80% tổng dư nợ của Chi nhánh; lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực KHCN chiếm trên 65% tổng lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN nhóm 1 luôn chiếm giữ ở mức cao, các khoản cho vay KHCN được đánh giá khá tốt, chất lượng khoản vay cao, quan hệ tín dụng giữa KHCN với Chi nhánh được
duy trì tốt. Đạt những kết quả tích cực trong hoạt động cho vay KHCN như trên là nhờ chi nhánh đã áp dụng đồng bộ các biện pháp như sau:
BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc đã giám sát chặt chẽ quy trình thực hiện cho vay KHCN: Theo đó, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh được phân công quản lý từng địa bàn và
theo sát quy trình, nhất là khâu thẩm định, đảm bảo công tác cho vay KHCN luôn tuân thủ quy trình chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro, nâng cao sự an toàn, sinh lời cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.