K 0,465 0,483 0,527 0,531 0,6156 Từ bảng kết quả trên, tìm được mối quan hệ giữa hệ số phân bố tải trọng
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
1. Qua thực tế khảo nghiệm cho thấy mẫu máy kéo được trang bị thêm bộ phận chuyên dụng do đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu công nghệ, cải tiến, thiết
kế, chế tạo một số thiết bị phục vụ khai thác chọn rừng tự nhiên nhằm nâng cao tỷ lệ tận dụng gỗ và hạn chế tác động xấu đến môi trường xung quanh”
đã thiết kế, chế tạo hồn tồn có thể đáp ứng yêu cầu vận xuất gỗ rừng tự nhiên. Mẫu máy kéo này đảm bảo đủ công suất và lực kéo để kéo gỗ khai thác trong điều kiện làm việc bất lợi nhất, nên máy kéo có khả năng làm việc với nhiều kiểu sơ đồ công nghệ khác nhau. Do đầu khúc gỗ được nâng lên một phần nhờ càng ngoạm nên giảm được sức cản và sự di chuyển của cây gỗ dễ dàng hơn.
2. Trên cơ sở lý luận chung về quá trình vận xuất gỗ bằng máy kéo, luận văn đã xây dựng được cơng thức lý thuyết tính tốn năng suất (cơng thức 3.1) và chi phí năng lượng riêng (cơng thức 3.7) của máy kéo được trang bị càng ngoạm khi vận xuất gỗ theo phương pháp nửa lết.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu năng suất và chi phí năng lượng riêng, luận văn đã lựa chọn hai yếu tố quan trọng nhất là tải trọng chuyến (Q) và độ dốc địa hình () để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến hàm mục tiêu, làm cơ sở, định hướng quá trình nghiên cứu thực nghiệm.
3. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã xây dựng được phương trình hồi quy và hàm tương quan biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất, chi phí năng lượng riêng với các yếu tố ảnh hưởng đã chọn:
Năng suất vận xuất gỗ của máy kéo
- Phương trình hồi quy:
Ng= -40,45 + 96,33.X1 - 24,86X12 - 0,10X2 + 0,233X2X1 - 0,004.X22
Ng =475,738 -7,775Q – 155,375Q2-0,1032+0,05825Q – 0,4.10-42
Chi phí năng lượng riêng
- Phương trình hồi quy:
Nr = 0,4785- 0,4997X1 + 0,1649X21 - 0,0066X2 + 0,0002X2X1 + 0,0050X22
- Phương trình dạng thực:
Nr=5,1157–2,89825Q+1,030625Q2-0,74.10-3+0,5.10-4Q+0,5.10-4
4. Khảo sát các phương trình tương quan xác định được giá trị độ dốc có lợi = 1,78o và tải trọng chuyến tối ưu Q = 1,63 m3, khi đó ở điều kiện thí nghiệm, chi phí năng lượng riêng của máy kéo là thấp nhất và năng suất của máy kéo là lớn nhất: Nrmin = 0.1311KW.h/m3, Ngmax = 50,38 m3/h.
Khảo nghiệm quá trình kéo gỗ bằng máy kéo với các trị số tối ưu, kết quả cho thấy máy kéo làm việc hoàn toàn ổn định; sai lệch giữa kết quả tính tốn và kết quả đo nhỏ hơn 5%, do vậy các phương trình tương quan lập được đảm bảo độ tin cậy và các trị số tối ưu nêu trên có thể sử dụng trong thực tiễn sản xuất.
5. Bằng thực nghiệm, luận văn đã xác định được hệ số ma sát thực tế giữa gỗ và đất trong quá trình vận xuất theo phương pháp nửa lết là: f = 0,617.
Luận văn đã xây dựng được mối quan hệ giữa hệ số phân bố tải trọng của bó gỗ với chiều dài của bó gỗ:
K = 0,3844 + 0,175. Lg
5.2. Đề nghị
1. Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chi phí năng lượng riêng khi vận xuất gỗ bằng máy kéo được trang bị càng ngoạm theo phương pháp kéo gỗ nửa lết. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn mới nghiên cứu được hai yếu tố chính là tải trọng chuyến (Q) và độ dốc của địa hình (), cịn các yếu tố khác chưa được khảo
sát. Vì vậy, chúng tơi đề nghị trên cơ sở kết quả của luận văn này cần tiếp tục khảo nghiệm các yếu tố khác có ảnh hưởng tới chi phí năng lượng riêng và năng suất của máy kéo để tiếp tục hoàn thiện việc tính tốn tối ưu cho máy kéo vận xuất gỗ rừng tự nhiên, từ đó đưa ra các khuyến nghị sử dụng loại thiết bị này sao cho có hiệu quả nhất.
2. Cần tiếp tục khảo nghiệm máy kéo trong điều kiện sản xuất với nhiều dạng địa hình và độ dốc khác nhau để hoàn thiện kết cấu và đánh giá khả năng làm việc của máy kéo. Công nhân vận hành máy kéo cần được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng sử dụng, giảm các chi phí thời gian và có thể xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy kéo. Trong quá trình khảo nghiệm nên sử dụng các trị số tối ưu xác định được trong luận văn này để nâng cao năng suất và giảm chi phí vận xuất.
3. Do càng ngoạm được điều khiển bởi động cơ thủy lực nên dầu thủy lực thường rất nóng và giảm cơng suất thiết kế của thiết bị. Vì vậy dầu thủy lực được sử dụng cho máy kéo phải có chất lượng tốt và lượng dầu thủy lực trong bình ln ở mức thiết kế.