Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng ở huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 25)

3.1.4.1. Tài nguyên đất.

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 1960 và nghiên cứu chỉnh lý bổ sung năm 1994 (trừ diện tích mặt nƣớc, núi đá, đất chuyên dùng và đất ở), cho thấy huyện Văn Bàn có 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa sông suối (P): Diện tích 3.901 ha, chiếm 2,70% diện tích đất tự nhiên. Phân bố rải rác dọc theo hệ thống sông, ngòi thuộc các xã

Thẩm Dƣơng, H a Mạc, Dƣơng Quỳ Đất đƣợc hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa sông, suối, do các suối chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình khác nhau tích tụ lại. Đất có độ phì tƣơng đối cao, giàu chất hữu cơ, thích hợp cho phát triển các loại cây lƣơng thực (lúa, ngô, đậu, rau màu).

- Nhóm đất đỏ vàng (F): Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện ở độ cao 900 m trở xuống, diện tích khoảng 58.151 ha, chiếm 40,70% diện tích tự nhiên. Đất thƣờng có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Quá trình hình thành và tích lũy chất hữu cơ không có tầng thảm mục hoặc có nhƣng rất mỏng, quá trình phong hóa xẩy ra mạnh. Thành phần khoáng vật sét chủ yếu là: Caolinít, Gơtít, Gipxít. Các chất bazơ kiềm, kiềm thổ (Mg, Ca..) bị rửa trôi mạnh nên đất thƣờng chua. Đất có độ phì khá, thích hợp cho phát triển cây hàng năm. Phân theo nguồn gốc phát sinh nhóm đất này gồm các loại:

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Phân bố ở các khu vực địa hình núi cao trung bình đến thấp và các thung lũng thuộc các xã Sơn Thủy, Võ Lao, Nậm Tha Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, tầng dầy trung bình 50 - 120 cm. Thành phần cơ giới đất từ cát, cát pha thịt trung bình nặng đến thịt nhẹ, tầng đá phong hóa sâu, độ phì tự nhiên khá, ít chua, hàm lƣợng Kali, Lân nghèo do bị rửa trôi.

+ Đất vàng xám trên đá macma axít (Fa): Phân bố ở địa hình thung lũng, bồn địa, núi thấp dọc các suối chính, thuộc địa bàn các xã: Minh Lƣơng, Thẩm Dƣơng, H a Mạc, Liêm Phú Đất có màu nâu đỏ, đỏ vàng, tầng dày trung bình lớn hơn 50 cm. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt nhẹ pha cát. Đất có đặc tính chua, chất dinh dƣỡng từ trung bình đến giàu, hàm lƣợng lân kém.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ (HF): Phân bố ở phía Tây và Nam huyện nơi có độ cao 900 - 1800 m thuộc các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Tha với diện tích khoảng 44.215 ha, chiếm 30,72% diện tích tự nhiên. Đất có màu nâu

đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng rực rỡ, đƣợc hình thành từ đá mẹ Granít, tầng dầy trung bình 50 - 120 cm. Đạm, kali khá, lân trung bình đến nghèo.

- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao (HA): Diện tích khoảng 19.505 ha, chiếm 13,55% diện tích tự nhiên. Đất đƣợc hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau ở độ cao 1.700 m - 2800 m, thuộc các xã Nậm Chày, Nâm Xây, Nậm Xé... Đất có màu xám, chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhƣng độ phân giải chậm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày 50 - 120 cm. Đất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp (sồi, dẻ, thông...), cây đặc sản, cây dƣợc liệu (thảo quả, huyền sâm...), cây lƣơng thực, thực phẩm có giá trị (lúa mì, khoai tây, đậu tƣơng, rau đậu...).

- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (F): Diện tích khoảng 2.600 ha, chiếm 1,80% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở các xã Dƣơng Quỳ, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken Đất thuộc loại Feralitíc hoặc mùn Feralitíc ở các sƣờn ít dốc, các hụt Kaster, đƣợc nhân dân cải tạo thành ruộng để trồng lúa, màu...

- Đất xói m n trơ sỏi đá (Bm): Chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở xã Chiềng Ken, Khánh Yên Hạ, do đốt rừng làm nƣơng, mƣa lớn làm xói m n, trơ sỏi đá nên hầu nhƣ mất khả năng sản xuất nông nghiệp.

3.1.4.2. Khoáng sản.

Theo kết quả điều tra, huyện Văn Bàn có các loại khoáng sản chính sau: - Sắt: Trữ lƣợng quặng sắt của tỉnh Lào Cai chủ yếu tập trung tại huyện Văn Bàn gồm các mỏ: Quý Sa, Làng Lếch – Ba H n và các điểm mỏ: Tác Ái, Minh Lƣơng, Tam Đỉnh, chất lƣợng tốt; trong đó mỏ sắt Quý Sa tại xã Sơn Thủy có trữ lƣợng trên 120 triệu tấn, lớn thứ hai trong cả nƣớc đƣợc đƣa vào khai thác và có điều kiện khai thác lộ thiên thuận lợi, hệ số bốc đất thấp, điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình đơn giản, hiện đang đƣợc khai thác.

- Vàng có ở Minh Lƣơng, Nậm Xây và Nậm Xé; trong đó điểm quặng vàng Minh Lƣơng đƣợc đánh giá có triển vọng, đang tiến hành thăm d và sẽ

- Penspat ở Làng Mạ, xã Làng Giàng có trữ lƣợng trên 10 triệu tấn. - Apatít ở dãy Tam đỉnh trữ lƣợng không lớn (32,6 triệu tấn) nhƣng chất lƣợng cao.

- Than bùn ở Chiềng Ken. Đây là điểm than có quy mô nhỏ, chất lƣợng trung bình, nên có thể tổ chức khai thác với quy mô nhỏ, để phục vụ nhu cầu địa phƣơng.

- Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản khác nhƣ Pirit, Mangan (Võ Lao), đồng (Tu Giao - Nậm Xé), Cao lin (Làng Mạ) đặc biệt là nguồn đá vật liệu xây dựng (đá xẻ, đá rải đƣờng, cát, sỏi ) rất phong phú.

Hiện nay, việc đầu tƣ, khai thác tài nguyên khoáng sản cho công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp. Thời gian tới để phát triển kinh tế, địa phƣơng cần tập trung đầu tƣ khai thác nguồn khoáng sản này.

3.1.4.3. Tài nguyên rừng.

Văn Bàn có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, đa dạng, có diện tích và trữ lƣợng lớn đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng có rừng tốt nhất tỉnh, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn. Tổng diện tích đất có rừng là 92.695,39 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên: 85.201,70 ha, diện tích rừng trồng: 7.439,69 ha.

- Hệ thực vật: Với điều kiện khí hậu, đất đai màu mỡ nên thực vật ở đây khá đa dạng và phong phú, trong đó có một số loài có giá trị lớn về mặt khoa học và kinh tế nhƣ: Pơmu, Samu, Bách tán Đài Loan, Đinh, Giổi, Sến, Táu, Thông đỏ, Vối thuốc, Huyền sâm, Thảo quả, Quế Hàng năm có thể khai thác đủ để cung cấp cho lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, nứa, song, mây.

+ Đất rừng sản xuất phân bố chủ yếu ở các xã Khánh Yên Hạ, Liêm Phú, Dƣơng Quỳ, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken, Tân An. Tại đây có các loài cây gỗ nguyên liệu nhƣ mỡ, trám, keo, luồng

+ Đất có rừng phòng hộ tập trung ở các xã Nậm Tha, Nậm Mả, Sơn Thuỷ. Tại đây cây cối tƣơng đối đa dạng, phong phú với các loài gỗ quý nhƣ Pơ mu, Giổi, Đinh

+ Đất có rừng đặc dụng nằm ở các xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm Phú. Quần thể động thực vật ở đây c n tƣơng đối phong phú, có nhiều loài cây quý hiếm nhƣ Pơ mu, Bách tán Đài Loan, Thông, Tre, Giổi, Thông đỏ, Tối thuốc, Huyền sâm cần đƣợc bảo tồn và phát triển.

- Động vật rừng: Do hệ sinh thái rừng bị con ngƣời tác động mạnh cộng với nạn săn bắn những năm trƣớc đây nên động vật rừng của huyện bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay tồn tại vào khoảng 380 loài động vật, nằm trong 24 bộ và 83 họ gồm: 56 loài thú, 217 loài chim, 73 loài bò sát và 34 loài ếch nhái. Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ cần đƣợc bảo vệ.

Nhìn chung, tài nguyên rừng khá phong phú cả về chủng loại, trữ lƣợng, chất lƣợng, có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và điều hoà không khí, nguồn nƣớc. Tuy nhiên, do quá trình khai thác rừng không hợp lý nên tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Nạn săn bắt và điều kiện sinh sống không đảm bảo làm cho động vật rừng suy giảm, một số loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng. Vì vậy thời gian tới cần có biện pháp khai thác và bảo vệ rừng hợp lý, có hiệu quả hơn.

3 2 Đặ đểm kinh tế - xã hội

3.2.1. Nguồn nhân lực

3.2.1.1. Dân số

Toàn huyện có khoảng trên 16 nghìn hộ với 80.410 khẩu, là huyện có dân số đông thứ 3 trong tỉnh (sau huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai). Quy mô trung bình 5 khẩu/hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,7%.

Mật độ dân số trung bình 56 ngƣời/ km2, là huyện có mật độ dân số thấp nhất so với các địa phƣơng trong tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quy hoạch phát triển đô thị, các cụm TTCN, vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung. Đặc điểm phân bố dân cƣ của huyện cũng giống nhƣ các địa phƣơng miền núi trong vùng đó là phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên nhƣ địa hình, thủy văn, thổ nhƣỡng, tài nguyên, phân bố dân cƣ không đồng đều, dân số vùng nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (92,7%), lớn thứ 4 trong số 9 huyện, thành phố (sau các huyện Si Ma Cai, Mƣờng Khƣơng và Bát Xát).

3.2.1.2. Dân tộc

Toàn huyện có 14 dân tộc anh em. Dân tộc thiểu số là 66.809 khẩu chiếm 84,5% dân số toàn huyện. Đồng bào dân tộc sống tập trung ở một số địa bàn nhất định cũng thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất sinh hoạt và thực hiện chính sách xã hội phù hợp với tập quán đặc điểm văn hoá của mỗi dân tộc. Tuy nhiên do trình độ dân trí và khoa học công nghệ của đồng bào còn thấp và kém xa so với các vùng khác, một số dân tộc vẫn sống chủ yếu dựa vào kinh tế nƣơng rẫy tự nhiên, mang nặng tình chất tự cung, tự cấp. Tình trạng cƣ trú xen kẽ giữa các dân tộc rất phổ biến và càng ngày càng có mật độ cao hơn.

Do điều kiện môi trƣờng và phƣơng thức canh tác, cƣ dân các tộc ngƣời ở đây thƣờng cƣ trú phân tán, mối quan hệ láng giềng trong làng bản không đƣợc chặt chẽ và thƣờng xuyên, trong khi đó quan hệ dòng họ lại nổi lên đóng vai tr cố kết cộng đồng chủ yếu, thể hiện trên phƣơng diện cƣ trú, sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo, tâm lý tình cảm và phong tục tập quán

3.2.1.3. Lao động

Tổng số lao động trên địa bàn huyện là 43.420 lao động, chiếm 54,9% dân số. Lao động của huyện Văn Bàn chủ yếu là ngƣời địa phƣơng. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho việc phát triển kinh

tế - xã hội của địa phƣơng, mặt khác cũng tạo sức ép đối với xã hội nhƣ công tác giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, nhu cầu sinh hoạt...

- Về cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý; tỷ trọng lao động trong nông, lâm nghiệp chiếm quá cao; số lƣợng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp. Lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 85% tổng số lao động có hoạt động kinh tế; lao động công nghiệp chiếm 8,2% và lao động dịch vụ chiếm 6,8%. Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế có xu hƣớng giảm ở nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp và tăng ở các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Về chất lƣợng nguồn nhân lực: Chất lƣợng nguồn nhân lực của Văn Bàn còn khá hạn chế, trình độ văn hóa phần lớn mới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, số lƣợng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp. Số lao động qua đào tạo là 5.916 lƣợt, chiếm khoảng 13,6% trong tổng số lao động toàn huyện. Thợ có tay nghề cao rất ít, số lao động chƣa có việc làm ổn định còn khá lớn. Điều này cho thấy lực lƣợng lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp làm giảm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tƣ của huyện. Ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ, dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất không cao. Do tốc độ tăng năng suất lao động của huyện thấp hơn mức tăng trƣởng bình quân của toàn tỉnh nên khoảng cách về năng suất lao động của huyện so với mức bình quân của toàn tỉnh ngày càng lớn.

3.2.2. Thực trạng về kinh tế-xã hội

3.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Văn bàn có bƣớc phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 14,1%; trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2%; công nghiệp- xây dựng tăng 22%; thƣơng mại và dịch vụ tăng 14%. Cơ cấu ngành: Nông, lâm nghiệp 69%; công nghiệp- xây dựng 10,4%; thƣơng mại và dịch vụ 20,6%.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 10,9 triệu đồng/năm. Với sự phát triển kinh tế của huyện nhƣ trên đã góp phần tăng năng lực vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế của huyện.

3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành

Huyện Văn bàn đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực giảm dần tỷ trọng kinh tế nông-lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế các ngành nhƣ sau:

Cơ cấu kinh tế ngành nông-lâm, thuỷ sản đang giảm dần, chuyển sang

công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đây là chiều hƣớng tích cực và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.2.3.1. Ngành nông nghiệp

Nhóm ngành nông nghiệp có thế mạnh lớn đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, tỷ trọng trong nội bộ ngành chƣa có sự chuyển biến đáng kể. Năm 2010 ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản (nghiệp chiếm 72,2%).

* Sản xuất nông nghiệp

a) Trồng trọt: Đã đƣợc chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lƣợng cao, đảm bảo lƣơng thực cho nhân dân. Theo số liệu thống kê năm 2010 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 18.428 ha, năng suất bình quân đạt 48,02tạ/ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt đạt: 210.405 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 420 kg/ngƣời/năm.

Những năm gần đây việc đƣa giống lúa chất lƣợng cao vào sản xuất đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng, giúp ngƣời nông dân không những nâng cao về năng suất cây trồng mà c n cải thiện thu nhập.

- Đàn Trâu, b : 15.658 con - Đàn Lợn: 102.153 con

- Đàn gia cầm các loại: 5.873.000 con

* Sản xuất lâm nghiệp

- Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành nên từ năm 2010 đến năm 2015 kết quả sản xuất lâm nghiệp đạt khá: Tổ chức trồng rừng tập trung đƣợc 3.955,5 ha; trồng 826.525 cây phân tán; khoanh nuôi bảo vệ 4.000 ha rừng tự nhiên.

- Trong những năm tới cần tập trung triển khai công tác trồng rừng, tăng cƣờng công tác phòng chống phá rừng, củng cố lực lƣợng bảo vệ rừng, rà soát lại việc giao rừng theo hƣớng chuyển giao cho hộ gia đình và cộng đồng để nâng cao thu nhập cho nông dân, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng; giữ độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt trên 65%.

* Nuôi trồng thủy sản

Nhằm khai thác tiềm năng mặt nƣớc để phát triển thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 674 ha, sản lƣợng khai thác ƣớc đạt 1.925 tấn, giá trị thu nhập đạt 32 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần tăng giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản, mở ra hƣớng phát triển mới về kinh tế, tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

3.2.3.2. Ngành công nghiệp-xây dựng

- Trong những năm qua, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện có sự phát triển nhất định, từng bƣớc thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng ở huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)