Ảnh hưởng của bộ phận nối đàn hồi có giảm chấn đến dịch chuyển của các khối lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nâng cao khả năng ổn định chống lật của máy kéo shibaura khi tay thủy lực bốc gỗ​ (Trang 67 - 68)

chuyển của các khối lượng

Sau khi chạy chương trình Simulink đã mô phỏng các kết quả dịch

chuyển, vận tốc, gia tốc theo thời gian của các khối lượng m1, m2, m3 trong 2

trường hợp trên. So sánh kết quả mô phỏng dịch chuyển theo thời gian của

máy kéo (m1) trong 2 trường hợp nối cứng và nối bằng bộ phận đàn hồi có

giảm chấn được biểu diễn ở hình 3.15 và hình 3.24 ta thấy:

Tại thời điểm t = 0,25s đầu, trong trường hợp nối cứng biên độ dao động của máy kéo đạt giá trị lớn nhất là 0,029 m sau đó tiếp tục dao động quanh vị trí cân bằng của nó theo dạng dao động hình sin với biên độ lớn nhất và kéo dài. Điều đó thể hiện rằng: trong thực tế khi TTL nhấc tải cầu trước của máy kéo sẽ bị nhấc lên khỏi vị trí cân bằng tĩnh là 0,029 m và dao động với biên độ lớn trong khoảng thời gian dài làm cho máy kéo mất ổn định gây khó khăn cho việc điều khiển.

Trường hợp đầu cần TTL và ngoạm gỗ nối bằng bộ phận đàn hồi có giảm

chấn với các giá trị kn và cn đã chọn thì trong khoảng thời gian t = 0,25s đầu

biên độ dao động của máy kéo đạt giá trị lớn nhất là 0,028 m sau đó tắt dần theo thời gian đến giây thứ 3 thì ngừng hẳn. Điều đó cho ta thấy rằng khi TTL nhấc tải, do ảnh hưởng của bộ phận nối đàn hồi có giảm chấn được lắp giữa đầu cần TTL và ngoạm gỗ nên đã triệt tiêu được dao động của máy kéo làm

cho máy kéo ổn định hơn. Bó gỗ và ngoạm gỗ có biên độ dao động lớn nhất là 0,039 m tại thời điểm t = 0,35s trễ pha hơn so với dao động của máy kéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nâng cao khả năng ổn định chống lật của máy kéo shibaura khi tay thủy lực bốc gỗ​ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)