Thu thập luật rút gọn các từ tính thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp rút gọn văn bản và chuyển đổi cú pháp ngôn ngữ ký hiệu việt nam (Trang 29 - 32)

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người đó. Đối với người khiếm thính, việc biểu thị sắc thái tình cảm hay

một số dấu hiệu nhất định. Vì vậy mà trong ngôn ngữ kí hiệu không có những kí hiệu để biểu đạt các từ tình thái này.

Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến từ tình thái và thu thập các luật rút gọn từ tình thái trong câu thông thường để biến đổi sang dạng câu trong ngôn ngữ kí hiệu.

Các tình thái từ là những từ biểu lộ thái độ tình cảm của người nói (người viết) đối với nội dung của câu hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp (người nghe. người đọc).- Các tình thái từ không thể đóng vai trò thành phần cấu tạo trong cụm từ hay trong câu, chúng chỉ được dùng trong câu để bày tỏ thái độ tình cảm.

Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và vị trí xuất hiện trong câu của các tình thái, có thể phân chia thành những loại tình thái như sau:

+ Các trợ từ nhấn mạnh : Những từ này dùng để nhấn mạnh vào từ, cụm từ hay một câu nào đó mà chúng đi kèm. Chúng ở trước từ hay cụm từ cần nhấn mạnh. Đó là những từ như : cả, chính, đích, đúng, chỉ, những,đến, tận, ngay,...

VD: Hai ngày sau, chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm trước lại quay về nhà thương Chợ Quán.(Trần Đình Vân);

Nó mua những tám cái vé. Nó làm việc cả ngày lễ.

- Các tiểu từ tình thái : Đây là những từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục đích nói của câu (hỏi, ra lệnh, kể, cảm thán,...). Chúng đứng ở cuối câu để biểu hiện các sắc thái nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán. Đồng thời chúng cũng bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói, người viết.

VD: Chúng ta đi xem phim nhé ? Đã bảo mà !

Khi thêm các tiểu từ tình thái vào sau một thực từ hay một cụm từ thì chúng có tác dụng tình thái hoá cho các từ hay cụm từ đó : các từ hay cụm từ đó trở thành các câu (phát ngôn ).

VD: Cà phê => Cà phê nhé ? Đọc báo => Đọc báo à ? Ngày mai => Ngày mai ư ?

Những từ này tuy bao gồm một số lượng không nhiều nhưng diễn đạt những sắc thái tình cảm, cảm xúc tế nhị, phức tạp. Chúng bao gồm những từ như : à, ư, nhỉ, nhé, chứ, vậy, đâu ,chăng, ừ, ạ, hả, hử.... Nhờ chúng mà người nói hay người viết có thể bày tỏ những sắc thái tinh tế trong thái độ, tình cảm đối với người nghe. người đọc hoặc đối với nội dung được nói tới.

- Các từ cảm thán : Đó là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp xúc cảm của người nói. Chúng không thể dùng làm tên gọi cho xúc cảm được, mà chỉ làm dấu hiệu cho những xúc cảm mà thôi. Chúng không thể làm thành phần cho cụm từ hay câu, nhưng lại có thể tách riêng khỏi câu để làm thành một câu riêng biệt.Trong khi sử dụng chúng thường gắn liền với một ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của người nói.Các từ cảm thán có thể dùng để gọi đáp (ơi, vâng, dạ, bẩm, thưa, ừ,...), có thể dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi, tức giận,...(ôi ! trời ơi, ô, ; ủa, kìa, ái, ối, than ôi, hỡi ôi, eo ôi, ôi giời ôi,...). Có thể nói, chúng dùng để bộc lộ những cảm xúc đột ngột, mạnh mẽ thuộc các loại khác nhau.

VD: Ô hay ! Sao lại vất thang lại thế này ? Ồ, sao mà ngu si làm vậy?

- Động từ tình thái: Là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan (thái độ, sự đánh giá, ý muốn, ý chí…) của người nói đối với nội dung của câu nói hoặc với hiện thực khách quan. Có thể phân biệt những nhóm động từ tình thái sau đây:

+ Động từ biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết: nên, cần, phải, cần phải. + Động từ biểu thị sự đánh giá về khả năng: có thể, không thể/chưa thể. + Động từ biểu thị sự đánh giá về may rủi: bị (tai nạn), được (nhà), mắc, phải (ví dụ: mắc căn bệnh nhà giàu, phải một trận đòn).

+ Động từ biểu thị thái độ mong mỏi: trông, mong, chúc, ước, cầu, muốn.

+ Động từ biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn: dám, định, nỡ, buồn (thường dùng nhiều hơn với nghĩa phủ định), thôi, đành.

Như vậy, trong ngôn ngữ tiếng Việt thông thường, khi rút gọn sang dạng ngôn ngữ kí hiệu, ta lược bỏ các từ tình thái trong câu. Các từ tình thái như đã liệt kê ở trên sẽ được loại bỏ câu theo một cấu trúc xác định dựa trên ngữ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp rút gọn văn bản và chuyển đổi cú pháp ngôn ngữ ký hiệu việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)