Tổng kết những đặc điểm về trật tự cú pháp ngôn ngữ kí hiệu Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp rút gọn văn bản và chuyển đổi cú pháp ngôn ngữ ký hiệu việt nam (Trang 38 - 40)

Nam

Trật tự từ

A. Danh từ - số từ:

Tiếng Việt Ngôn ngữ ký hiệu

Cấu trúc Số đếm + danh từ Danh từ + số đếm Ví dụ Hai quả táo Quả táo hai

Tiếng Việt Ngôn ngữ ký hiệu

Cấu trúc Danh từ + số thứ tự Danh từ + số thứ tự Ví dụ Người thứ nhất Người thứ nhất

B. Động từ - Từ phủ định

Tiếng Việt Ngôn ngữ ký hiệu

Cấu trúc Từ phủ định + động từ Động từ + từ phủ định

Ví dụ Không ăn Ăn không

Cấu trúc ngữ pháp

A- Câu đơn

Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, câu đơn là kiểu câu căn bản để xây dựng nên những kiểu câu khác của ngôn ngữ. Cấu trúc đơn đầy đủ của tiếng Việt có dạng: Chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ. Còn NNKH Việt Nam thì trật tự câu đơn cơ bản là: Chủ ngữ - bổ ngữ - vị ngữ.

Tiếng Việt Ngôn ngữ ký hiệu

Cấu trúc Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ Ví dụ Cô ấy ăn táo Cô ấy táo ăn

B- Câu nghi vấn

Cấu trúc câu nghi vấn trong tiếng Việt và NNKH Việt Nam rất khác nhau. Ở dạng câu nghi vấn không sử dụng từ để hỏi như dạng câu hỏi …CÓ… KHÔNG? thì trong NNKH không cần dùng cụm từ CÓ – KHÔNG này mà dùng từ sự biểu hiện trên gương mặt để biểu hiện. Có 2 dạng thể hiện: Một là nhướn mày, mở to mắt ở dấu hiệu của động từ để thể hiện câu hỏi; hai là dùng thêm từ CÓ sau động từ chính kèm với nhướn mày, mở to mắt.

Trong câu hỏi có sử dụng từ để hỏi ở tiếng Việt thì các từ để hỏi không đứng ở vị trí nhất định nào cả, có khi đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. Ví dụ:

- Hôm qua Cường đi đâu? - Tại sao em nghỉ học?

Riêng đối với NNKH, những từ để hỏi luôn đứng ở vị trí cuối câu hỏi

Tiếng Việt Ngôn ngữ ký hiệu

Cấu trúc Chủ ngữ ( từ để hỏi )+ vị ngữ + bổ ngữ ?

Bổ ngữ + vị ngữ + Chủ ngữ (từ để hỏi)

Ví dụ Ai ăn táo? Táo ăn ai?

Tiếng Việt Ngôn ngữ ký hiệu

Cấu trúc Chủ ngữ + vị ngữ + từ để hỏi + bổ ngữ?

Chủ ngữ + bổ ngữ + vị ngữ + từ để hỏi?

Ví dụ Cường ăn mấy quả táo? Cường táo ăn mấy?

C- Câu phủ định

Tiếng Việt có nhiều dạng phủ định: Phủ định hoàn toàn, phủ định bộ phận. Trong cấu trúc phủ định bộ phận: phủ định động từ thì phủ định đứng trước động từ mà nó phủ định. Còn trong NNKH thì từ phủ định này luôn đứng sau động từ và đứng ở cuối câu.

Tiếng Việt Ngôn ngữ ký hiệu

Cấu trúc Chủ ngữ + từ phủ định + vị

ngữ Chủ ngữ + vị ngữ + từ phủ định Ví dụ Cường không ăn táo. Cường táo ăn không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp rút gọn văn bản và chuyển đổi cú pháp ngôn ngữ ký hiệu việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)