Đặc điểm phân bố các loài chim theo đai cao tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến tỉnh hòa bình​ (Trang 38 - 42)

Khu vực nghiên cứu được chia làm 4 đai cao khác nhau. Đặc điểm phân bố của các loài chim theo đai cao tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến có sự khác biệt rõ rệt ( Bảng 4.3), trong đó các loài phân bố chủ yếu ở đai từ (400 - 600) với 60 loài, thấp nhất ở đai từ (800 - 1000) với tổng số 27 loài. Kết quả thống kê ở (Bảng 4.3) cho thấy cùng với sự khác biệt về phân bố các loài chim, sinh cảnh ở mỗi đai cũng có sự khác biệt rõ:

Độ cao từ 200 - 400: Đã ghi nhận 39 loài, 109 cá thể. Đây là đai tương đối đa dạng về sinh cảnh bao gồm sinh cảnh chính như suối ven suối, dân cư, làng bản, rừng trồng, đồng ruộng. Tuy nhiên, về diện tích cùng không nhiều, chủ yếu tập trung tại những khu vực chân, sườn đồi thấp. Đặc điểm của đai có độ tàn che thấp nên các loài thường gặp như: Sẻ, Chim chích, Sả, Chích chèo, Chào mào

Độ cao từ 400 - 600:60 loài và 118 cá thể được ghi nhận.Khu vực chủ yếu của sườn đồi, núi. Sinh cảnh gồm rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh, thực vật tương đối phong phú đa dạng nhiều cây có kích thước khác nhau đa dạng về tầng tán độ tàn che tương đối cao. Các khu vực thuộc đai này ít có sự tác động của người dân bản địa, địa hình chưa bị chia cắt, đây cũng là đai ôn đới, nơi phân bố của hầu hết các loài chim

Độ cao từ 600 - 800: 51 loài với 99 cá thể được ghi nhận, sinh cảnh chính là rừng nguyên sinh, đây là đai chuyển tiếp giữa sườn và đỉnh địa hình thường phức tạp và độ dốc cao, có khí hậu ôn đới độ ẩm cao, sự phong phúđa dạng về thực vật, cũng như động vật và các loài chim là đặc điểm chính của đai này

Độ cao từ 800 - 1000: Khu vực đỉnh núi, đồi đã sinh cảnh chủ yếu là cây bụi thấp, nhiệt độ thấp độ dốc cao, địa hình hiểm trở khó di chuyển. Tuy nhiên ở đai này thường là nơi định cư của một số loài chim ăn thịt như: Cắt, Diều hoa miến điện. Có 27 loài, 41 cá thể đã được ghi nhận

Bảng 4.3: Phân bố của các loài chim theo đai cao

Đai cao 200 - 400 400 - 600 600 - 800 800 - 1000 Độ cao trung bình 300 500 700 900 Tổng số loài 39 60 51 27 Tổng số cá thể 109 118 99 41 Tỉ lệ % số loài 45 68 58 31 Tỉ lệ % số cá thể 30 32 27 11

Hình 4.1: Phân bố số loài chim theo đai cao

0 10 20 30 40 50 60 70 200 - 400 400 - 600 600 - 800 800 - 1000 Tổng số loài Số lương loài Đai cao

Từ kết quả ở bảng 4.3 và Hình 4.1 cho thấy tại khu vực nghiên cứu các loài chim chủ yếu phân bố ở đai (400 - 600) và (600 - 800). Do ở các đai này các yếu tố thời tiêt như nhiệt độ ôn đới và độ ẩm cao, ít có sự tác động của con người cũng như sự đa dạng về sinh cảnh sống, thảm thực vật, nguồn thức ăn và nơi chú ngụ của các loài chim. Đai 800 - 1000 nơi có địa hình hiểm trở, nhiệt độ thấp sinh cảnh không đa dạng. Tuy nhiên ở khu vực hẹp nơi phân bố cũng như định cư của một số loài quí hiếm như: Diều hoa miến điện (Spilornis cheela), Ưng lớn (Accipiter gentilis) các loài trong họ cắt

(Falconidae), Họ thiên đường (Monarchidae)và họ hút mật

Hình 4.2: Tỉ lệ phần trăm số cá thể quan sát qua các đai

Hình 4.2. Cho thấy sự phong phú về sinh cảnh sống cũng như nguồn thức ăn dồi dào nên kích thước quần thể của các loài cũng có sự khác nhau, cụ thể càng lên cao số lượng cá thể cũng như loài giảm đi rõ rệt

30 32 27 11 Tỉ lệ % số cá thể 200 - 400 400 - 600 600 - 800 800 - 1000 Đai cao

Hình 4.3: Bản đồ thể hiện phân bố của một số loài chim theo đai cao tại KBT Thượng Tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến tỉnh hòa bình​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)