Đặc điểm phân bố của các loài chim theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến tỉnh hòa bình​ (Trang 42 - 44)

Các sinh cảnh chính và phân bố của các loài trong khu vực

Khu vực nghiên cứu đa dạng về sinh cảnh và được chia thành 5 dạng sinh cảnh chính (Bảng 4.4). Phân bố của các loài chim ở năm dạng sinh cảnh này có sự khác biệt rõ ràng, đa số các loài phân bố ở rừng nguyên sinh 80 loài ghi nhận ở sinh cảnh này, 74 loài phân bố ở rừng thứ sinh, Sinh cảnh Làng bản, dân cư có số loài được ghi nhận ít nhất, 24 loài. Kết quả quá trình đánh giá này cũng góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình đề xuất các giải pháp bảo tồn thông qua việc bảo vệ các sinh cảnh phân bố tự nhiên của các loài chim trong khu vực.

Đặc điểm mỗi sinh cảnh cũng như sự phân bố của các loài ở mỗi sinh cảnh khác nhau như sau:

Trảng cỏ, cây bụi, xen cây gỗ nhỏ: Có 37 loài được ghi nhận, dạng sinh cảnh này chiếm diện tích nhỏ trong khu vực, thường phân bố chủ yếu tại các chân đồi, sườn đồi, hoặc đỉnh đồi, núi, nương, dẫy. Các loài thực vật chủ yếu của loại sinh cảnh này thường là các loại cỏ, cây bụi và cây gỗ nhỏ, độ tàn che thấp. Đây là sinh cảnh phân bố chủ yếu của các loại chim nhỏ như các loài Chim chích, Chuối tiêu đất, Sẻ

Rừng thứ sinh: Số loài có phân bố khá lơn với 74 loài, Đây là dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu, khu vực chuyển tiếp giữa khu dân cư, rừng trồng với rừng nguyên sinh, sinh cảnh này chiếm diện tích tương đối rộng trong khu bảo tồn. Tại dạng sinh cảnh này có thể bắt gặp hầu hết các loại chim nhà như: sẻ nhà, Chào mào, chích chòe, chim sâu, các loại chim hút mật, các loài trong họ Cu cu họ Chào mào

Rừng nguyên sinh: Có số loài được ghi nhận lớn nhất 80 loài. Đây là dạng sinh cảnh chủ yếu, chiếm phần lớn diện tích của KBT. Là khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nằm ở độ cao trên 500m. Đây là dạng sinh cảnh ít bị tác

động nhất tại khu vực nghiên cứu. Các loài thực vật ở dạng sinh cảnh này rất đa dạng , nguồn thức ăn phong phú dồi dào, kích thước và độ che phủ. Các loài chim chủ yếu phân bố tại dạng sinh cảnh này, đặc biệt dạng sinh cảnh này cũng là nơi phân bố của các loài chim quý hiếm như Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), các loài trong họ Khướu (Timaliidae)

Rừng trồng: Dạng sinh cảnh chiếm diện tích khá lớn trong khu vực, rừng trồng chủ yếu là rừng Keo và rừng Bạch Đàn, Luồng, thực vật thuần loài đơn điệu về sinh cảnh sống là đặc điểm chủ yếu của sinh cảnh này. Có thể bắt gặp các loài phổ biến trong khu vực như Sẻ, Cò trắng, Chích. 28 loài có phân bố ở sinh cảnh Rừng Trồng

Làng bản, dân cư: 24 loài được ghi nhận, khu vực nghiên cứu có đặc trưng là các khu dân cư thường nằm tại các thung lũng, xung quanh là các ngọn núi đất, sườn đồi. Do vậy có thể coi khu vực dân cư, làng bản là nơi chuyển tiếp giữa các dạng sinh cảnh trong khu vực. Tại sinh cảnh này có thể bắt gặp hầu hết các loại chim nhà như Sẻ nhà, Chào mào, Chích bông đuôi dài, Bông lau tai trắng, các loại Hút mật… Ngoài ra, do gần các khu đồi thấp nên tạiđây cũng có thể bắt gặp các loài như Giẻ cùi, Chim nghệ ngực vàng, Phướn… Nhìn chung, giữa sinh cảnh trảng cỏ cây bụi với sinh cảnh khu dân cư thường không có sự khác biệt quá nhiều về thành phần loài.

Bảng 4.4: Phân bố của các loài theo sinh cảnh

Stt Sinh cảnh Số loài

1 Trảng cỏ, cây bụi, xen cây gỗ nhỏ (Sc1) 37

2 Rừng thứ sinh (Sc2) 74

3 Rừng nguyên sinh (Sc3) 80

4 Rừng trồng (Sc4) 28

Hình 4.4: Phân bố số loài chim theo dạng sinh cảnh

Hình 4.4. cho thấy dạng sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh là sinh cảnh phân bố của hầu hết các loài chim trong Khu bảo tồn. Điều này hoàn toàn dễ lý giải bởi lẽ các loài chim thường phân bố ở nơi phù hợp với hoạt động, tập tính và kiếm ăn. Hai dạng sinh cảnh nêu trên là nơi tập trung nhiều loại thức ăn do có hệ thực vật đa dạng, nhiều loài cây, nhiều tầng tán, nhiều loài côn trùng và động vật nhỏ. Kết quả này cũng phù hợp với một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính đa dạng về thành phần loài với đặc điểm cấu trúc của tổ thành của lớp thảm thực vật như MacArthur & MacArthur (1961); Wiens (1992).SC2, SC3 là hai dạng sinh cảnh chính trong Khu bảo tồn. Hầu hết các loài chim quý hiếm phân bố và được ghi nhận tại hai dạng sinh cảnh này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến tỉnh hòa bình​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)