Đánh giá, so sánh kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lý thuyết hàng đợi và mô phỏng bãi gửi xe tại siêu thị big c hà nội (Trang 58 - 64)

Trong các mục 3.1, 3.2 đã tiến hành mô phỏng 2 mô hình hàng đợi khác nhau, với mô hình tại mục 3.1 là mô hình đơn giản, chỉ coi bãi gửi xe là 1 hàng đợi và mô hình ở mục 3.2 là một hệ thống các hàng đợi phức tạp: bãi gửi xe, quầy thanh toán, phục vụ khách hàng bằng các hình thức xe đẩy, rỏ hàng… Tại Bảng 3.1 và Bảng 3.2 đã đƣa ra các kết quả mô phỏng và kết quả tính toán lý thuyết. Những kết quả này cho thấy vẫn có những sai lệch nhất định trong kết quả mô phỏng và kết quả lý thuyết tính toán ra, cụ thể là trong 8 giờ mô phỏng, số lƣợng xe đến bãi xe theo lý thuyết là 960 chiếc, theo kết

Tại mô hình 1 trong mục 3.1, số lƣợng xe ô tô đƣợc phục vụ là 845 chiếc theo kết quả mô phỏng và 800 chiếc theo lý thuyết (sai lệch 5,6%).

Thực hiện mô phỏng và tính toán lại đối với mô hình ở mục 3.1 với 16 giờ, 24 giờ, 40 giờ, 80 giờ với việc cài đặt lại chƣơng trình mô phỏng ở câu lệnh khống chế về thời gian thực hiện mô phỏng

---

GENERATE 28800 ;Thời gian mô phỏng là 8x60x60 giây ;Lần lượt được thay bằng 57600, 86400, 144000; ---

Kết quả thực hiện với mô hình 1 (ở mục 3.1) nhƣ sau:

Bảng 3.3. So sánh kết quả tính toán theo lý thuyết với tính toán trong GPSS theo thời gian T tại mô hình ở mục 3.1

8 giờ 16 giờ 24 giờ 40 giờ

thuyết GPSS thuyết GPSS thuyết GPSS thuyết GPSS Số xe ô tô đến siêu thị 960 961 1920 1922 2880 2882 4800 4803 Số xe ô tô được vào phục vụ tại siêu thị 800 845 1600 1565 2400 2387 4000 3985 Số xe ô tô đã đƣợc phục vụ tại siêu thị 800 750 1600 1468 2400 2287 4000 3887

Với số lƣợng xe ô tô đến siêu thị, đây là đại lƣợng đầu vào hàng đợi, nên mô hình lý thuyết và mô hình mô phỏng GPPS gần nhƣ không có sự sai lệch đáng kể, vì đây chỉ là đại lƣợng do các hàm toán học phân bố ngẫu nhiên mà GPSS sử dụng (bảng 3.4).

Bảng 3.4: Mức độ sai lệch giữa mô phỏng và lý thuyết theo đại lượng “Số xe ô tô đến siêu thị” với mô hình ở mục 3.1

Thời gian Lý thuyết GPSS % sai lệch 8 giờ 960 961 0,10 %

16 giờ 1920 1922 0,10 %

24 giờ 2880 2882 0,07 %

40 giờ 4800 4803 0,06 %

Với số lƣợng xe ô tô đƣợc vào phục vụ tại siêu thị, từ bảng 3.3 chúng ta có thể nhận thấy với thời gian mô phỏng hay tính toán càng tăng, số lƣợng phần trăm sai lệch ngày càng giảm, các kết quả chi tiết này đƣợc tính toán tại bảng 3.4. Khi T=8 giờ, sai lệch là 5,6%, khi T=40 giờ, sai lệch chỉ còn lại là 0,38% (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Mức độ sai lệch giữa mô phỏng và lý thuyết theo đại lượng “Số khách hàng được phục vụ tại bãi xe” với mô hình ở mục 3.1

Thời gian Lý thuyết GPSS % sai lệch 8 giờ 800 845 5,63 %

16 giờ 1600 1565 2,19 %

24 giờ 2400 2387 0,54 %

40 giờ 4000 3985 0,38 %

Với kết quả ở bảng 3.5 cho ta thấy, khi thời gian mô phỏng càng lớn, các kết quả mô phỏng ngày càng tiệm cận sát với kết quả của mô hình lý thuyết.

Tƣơng tự cách tiến hành với mô hình tại mục 3.2, thay đổi thời gian mô phỏng đƣợc tiến hành khi cài đặt lại trong Block 1 của chƣơng trình trong phần sau:

---

time_work VARIABLE 8#60#60 ; xác định hệ thống mô phỏng

;tính bằng giây thay vì 8x60x60 sẽ là 16x60x60, 24x60x60, 40x60x60, 80x60x60 giây

---

Chúng ta sẽ nhận đƣợc kết quả đối với đại lƣợng “số xe ô tô đƣợc phục vụ tại bãi xe, liệt kê tại bảng 3.6.

Bảng 3.6: Mức độ sai lệch giữa mô phỏng và lý thuyết theo đại lượng “Số khách hàng được phục vụ tại bãi xe” với mô hình ở mục 3.2

Thời gian Lý thuyết GPSS % sai lệch 8 giờ 823 669 18,71%

16 giờ 1646 1484 9,84%

24 giờ 2469 2290 7,25%

40 giờ 4115 3980 3,28%

80 giờ 8230 8027 2,47%

Dựa trên các kết quả của bảng 3.6, chúng ta có thể nhận đƣợc đồ thị phụ thuộc của đại lƣợng % sai lệch vào thời gian mô phỏng (hình 3.6).

Hình 3.7: Đồ thị phụ thuộc độ sai lệch tính toán giữa GPSS và lý thuyết theo thời gian

0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12 0,14 0,16 0,18 0,2 8 16 24 40 80

Theo các kết quả tại bảng 3.6 và hình 3.6, có thể nhận thấy khi thời gian mô phỏng càng lớn, các kết quả lý thuyết và mô phỏng ngày càng tiệm cận.

3.4. Kết luận chƣơng

Trong chƣơng này, luận văn trình bày về ứng dụng đƣợc viết để phục vụ cho siêu thị BigC Hà Nội sử dụng hệ thống hàng đợi. Bên cạnh đó đƣa ra các đánh giá so sánh các kết quả thu đƣợc từ tính toán thực tế giữa các hệ thống hàng đợi với nhau. Các kết quả mô phỏng cho thấy hoạt động của các mô hình mô phỏng có thể đƣa ra những thông số hợp lý, có thể tham khảo để đƣa ra những tƣ vấn, hoạch định cho các hệ thống phức tạp. Đặc biệt khi thực hiện mô phỏng với thời gian mô phỏng lớn, các kết quả mô phỏng đã tiệm cận đến những giá trị có thể tính toán đƣợc trên lý thuyết, điều này cho thấy tính đúng đắn của các kết quả mô phỏng.

Mặc dù trên thực tế còn rất nhiều hệ thống hàng đợi phức tạp hơn nhƣng trong khuôn khổ luận văn này chỉ trình bày nhằm phục vụ hệ thống gửi xe trong siêu thị BigC Hà Nội./.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu bài toán mô phỏng hệ thống phục vụ đám đông , luâ ̣n văn đã đƣa ra phƣơng pháp mô ph ỏng hệ thống phục vụ đám đông bằng ngôn ngữ mô phỏng GPSS. Qua những kết quả thực nghiệm đạt đƣợc cho thấy tính hữu dụng của phƣơng pháp này.

Về mặt nội dung, luận văn đã đạt đƣợc những kết quả sau:

- Giới thiệu hệ thống phục vụ đám đông: khái niệm, mô hình, đầu vào, đầu ra, hƣớng tiếp cận.

- Nghiên cứu ngôn ngữ mô phỏng GPSS: Nêu đƣợc cơ sở lí thuyết, định nghĩa, cấu trúc của ngôn ngữ GPSS. Đồng thời giới thiệu một trong những công cụ hỗ trợ ngôn ngữ này: GPSS World Student Version – phiên bản đƣợc cung cấp miễn phí nhằm phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.

- Thông qua cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ GPSS để giải quyết bài toán mô phỏng hệ thống phục vụ đám đông. Luận văn đã xây dựng đƣợc các bƣớc để ứng dụng GPSS trong mô phỏng hệ thống phục vụ đám đông.

- Xây dựng chƣơng trình để triển khai bài toán bãi tại siêu thị và bài toán mô phỏng hoạt động của siêu thị bằng ngôn ngữ mô phỏng GPSS.

Bên cạnh những nghiên cứu đạt đƣợc, do hạn chế về mặt thời gian, tài liê ̣u và kiến thức, luâ ̣n văn vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Luận văn chƣa tìm hiểu đƣợc hết tất cả các ứng dụng của ngôn ngữ mô phỏng GPSS trong các bài toán thực tiễn.

- Luận văn chƣa tiến hành kiểm tra sự thực thi của việc mô phỏng hệ thống phục vụ đám đông bằng ngôn ngữ GPSS trên tất cả các phiên bản của GPSS World.

Định hƣớng tƣơng lai

Trong tƣơng lai , luâ ̣n văn s ẽ tiếp tục khắc phục những hạn chế trên. Đồng thời cũng cố gắng hoàn thiện nghiên cứu để có thể đƣa GPSS áp dụng rộng rãi vào các ứng dụng trong thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Lê Quang Minh, Phan Đăng Khoa (2010), Báo cáo đề tài cấp ĐHQGHN

QCT-09-01: Công cụ GPSS cho bài toán mô phỏng các hệ thống phục vụ đám đông, Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[2] Lê Quyết Thắng, Phạm Nguyên Khang, Dƣơng Văn Hiếu (2006), Bài

giảng:Lý thuyết xếp hàng, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ.

[3] Phạm Văn Giáp, Nguyễn Ngọc Huệ, Quy hoạch Cảng, Chương 8:Lý

thuyết xếp hàng xác định số lượng bến, NXB Xây Dựng 12/2010, ISBN:

9980000289579.

Tiếng Anh

[4] JOHN A. GUBNER(2006) “Probability and Random Processes for

Electrical and Computer Engineers”, the United States of America by

Cambridge University Press, New York.

[5] Robert B.Cooper (1981) “Intro To Queueing Theory”, Elserier North Holland.

[6] John D.C. Little and Stephen C. Graves, “Little's Law”.

[7] Leonard Kleinrock(1975) “Queueing Systems – Volume 1 Theory”, John Wiley and Sons New York.

[8] William Stallings(2000), “Queuing Analysis”.

[9] Dr. János Sztrik, “ Basic Queueing Theory”, University of

Debrecen, Faculty of Informatics University of Debrecen Faculty of Informatics.

[10] Andreas Willig(1999) “A Short Introduction to Queueing Theory”, Technical University Berlin, Telecommunication Networks Group.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lý thuyết hàng đợi và mô phỏng bãi gửi xe tại siêu thị big c hà nội (Trang 58 - 64)