Kết luận chươn g1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao ổn định lưới điện 374 e17 1 mộc châu sơn la có sự tham gia các thủy điện nhỏ (Trang 33 - 34)

5. Cấu trúc của luận văn

1.5. Kết luận chươn g1

- Trong chương này đã trình bày hiện trạng lưới điện 35 kV Mộc Châu – Sơn La. Phân tích kỹ về nguồn điện, các thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện 374-E17.1.

- Phân tích nhiệm và và cấu trúc điều khiển khiển hệ thống điện. Trong đó có vấn đề điều khiển điện áp máy phát điện.

- Chương này cũng đi phân tích nguyên nhân gây ra dao động, ổn định góc tải, ổn định các tín hiệu nhỏ. Từ đó đưa ra vấn đề sử dụng bộ ổn định HTĐ - PSS hoạt động thông qua AVR.

w w 1 sT sT  Khâu lọc ( ) FILT s

Khâu lọc xoắn Khâu giới hạn

Hình 1.13. Cấu trúc cơ bản của PSS

( )

T s

Khâu bù lead-lag

2 Chương 2. MÔ HÌNH HÓA LƯỚI ĐIỆN 374-E17.1 MỘC CHÂU –SƠN LA

Mục tiêu chính của nghiên cứu giải tích lưới điện là để xác định tình trạng hoạt động ổn định của mạng điện. Các trạng thái ổn định có thể được xác định bằng cách phân tích một tập hợp các điều kiện liên quan như: Tải, công suất truyền tải và điện áp tại tất cả các nút trên toàn mạng cả về độ lớn và góc pha.

Ngoài việc kiểm soát phân bố công suất trong một hệ thống điện phức tạp, các yêu cầu khác cũng cần phải được cập nhật liên tục như quá điện áp nút và dòng điện tải và tổn thất trên đường dây hay trong máy biến áp có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Nếu biên độ điện áp tại một số điểm trên lưới vượt ra ngoài giới hạn, những giải pháp khắc phục cần phải được thực hiện điều chỉnh điện áp trở lại trong phạm vi quy định. Tương tự như vậy, nếu dòng điện trong một đường truyền vượt quá khả năng tải của đường dây, khi đó hệ thống tự động hóa hay các bảo vệ phải tác động ngay trước khi tiếp diễn đến giới hạn nguy hiểm.

Bài toán phân bố dòng công suất, để xác định trạng thái điện áp ở tất cả các nút của mạng, các dòng điện làm việc và tổn thất trong mỗi đường dây cũng như các máy biến áp được biểu diễn bởi các phương trình đặc trưng cho HTĐ tổ hợp thành một hệ phương trình phi tuyến. Phương pháp giải các lớp bài toán này chủ yếu bằng các thuật toán tính lặp. Thông dụng nhất là các thuật toán Newton-Raphson và Gauss-Seidel được giải bởi các phần mềm chuyên dụng trong ngành hệ thống điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao ổn định lưới điện 374 e17 1 mộc châu sơn la có sự tham gia các thủy điện nhỏ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)