Đa dạng về sinh cảnh của côn trùng cánh cứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng và đề xuất một số giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 62 - 64)

Trong khu vực nghiên cứu có các dạng sinh cảnh sau:

1. Rừng tự nhiên núi đá 2. Rừng tự nhiên núi đất 3. Rừng tre nứa 4. Rừng chuối, cây bụi

5. Rừng thứ sinh phục hồi 6. Rừng trồng xen nương rẫy 7. Rừng trồng thuần loài 8. Trảng cỏ

Các dạng sinh cảnh khác nhau có ảnh hưởng đến thành phần loài côn trùng cánh cứng trong thời gian nghiên cứu. Bảng 4.6 thể hiện số liệu thống kê về vấn đề này.

Bảng 4.6: Thành phần loài côn trùng cánh cứng theo các dạng sinh cảnh

STT Sinh cảnh Số điểm

điều tra Số loài % loài

1 Rừng tự nhiên núi đá 6 39 68,42

2 Rừng tự nhiên núi đất 7 50 87,71

3 Rừng tre nứa 3 36 63,15

4 Rừng chuối, cây bụi 3 23 40,35

5 Rừng thứ sinh phục hồi 3 32 65,14

6 Rừng trồng xen nương dẫy 3 23 40,35

7 Rừng trồng thuần loài 3 21 36,84

8 Trảng cỏ 2 17 29,82

Có thể thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các dạng sinh cảnh trong hình dưới đây:

Hình 4.3: Tỷ lệ các loài cánh cứng theo sinh cảnh

Nếu chia 8 sinh cảnh ra thành 3 nhóm: rừng tự nhiên (5 sinh cảnh đầu), rừng trồng (2 sinh cảnh) và trảng cỏ có thể thấy khá rõ sự khác nhau về đa dạng loài của 3 nhóm sinh cảnh này trong hình 4.3. Rừng tự nhiênthường có tính đa dạng thực vật cao, vì vậy tạo ra môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài côn trùng nên số loài tìm thấy trong khu vực này nhiều hơn các khu vực khác. Ngay cả loại rừng tự nhiên đã từng bị thoái hóa, nay đang trong trạng thái phục hồi, số loài thu được cũng gần bằng rừng tự nhiên trên núi đá. Sinh cảnh “rừng chuối, cây bụi” (một dạng rừng thoái hóa) có số loài ít hơn hẳn so với các dạng rừng tự nhiên khác.Sinh cảnh “trảng cỏ” là dạng sinh cảnh thu được ít loài nhất. Quan hệ của côn trùng với sinh cảnh liên quan đến nhu cầu sinh thái của loài, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng, nơi cư trú và nơi sinh sản.Những loài phổ biến thường xuất hiện ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, ngược lại những loài có nhu cầu sinh thái hẹp thường chỉ xuất hiện ở những sinh cảnh nhất định.

Bảng 4.7: Các loài xuất hiện ở tất cả các dạng sinh cảnh

STT Tên loài Họ

1 Dorysthenes granulosus (Thomson) Cerambycidae

2 Leptopius sp. Curculionidae

3 Epicauta hirticornis Meloidae

Bảng 4.8 cho thấy có bốn loài mới chỉ gặp ở một dạng sinh cảnh. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên liệu đây có phải là những loài hẹp sinh thái

Bảng 4.8: Loài xuất hiện ở một dạng sinh cảnh

TT Tên loài Họ Sinh cảnh

1 Macrochenus isabellinus Cerambycidae Rừng tre nứa

2 Glenea sp. Cerambycidae RừngTN núi đá

3 Cyphochilus apicalis Waterhouse Melolonthidae Rừng chuối

4 Coraebussp. Buprestidae RừngTNnúi đất

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng và đề xuất một số giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 62 - 64)