Ban miêu đen đầu đỏ Epicauta hirticornis (Haag-Rutenberg, 1880 )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng và đề xuất một số giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 69 - 70)

Con trưởng thành có chiều dài từ 10 – 15mm. Thân thuôn dài, mầu đen. Đầu tròn, nhỏ mầu da cam. Đôi dâu đầu dài 11 đốt, luôn hướng về phía trước. Loài này thường gây hại cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp như: lúa, khoai, sắn, đậu, lạc, mía, cam, cà phê, bông,

thầu dầu, bầu bí, mướp và cây rừng từ tháng 5 đến tháng 11. chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh.

KBTTN Na Hang: bắt gặp ở nhiều dạng

sinh cảnh, thường tập chung theo đàn.

4.3.5. Bọ hung sừng chữ Y - Allomyrina dichotoma (Linnaeus, 1771)

Là một trong số các loài bọ cánh cứng có kích thước lớn với độ dài thân con đực 35~50mm. Toàn thân có mầu nâu

thẫm đến nâu đen. Sừng trước (dưới) to hơn rất nhiều và dài gấp hơn 3 lần sừng sau (trên). Cả hai sừng đều chẻ

đôi trông giống chữ "Y", hai nhánh của sừng trước còn tiếp tục hơi phân đôi một lần nữa tạo thành chữ "Y" hoa. Con cái có kích thước nhỏ hơn và không có sừng.Có tính xu quang mạnh. Thường bắt gặp nhiều vào tháng 5,6,7.

Sống trong môi trường rừng ẩm nhiệt đới trên núi cao và trung bình, thường gặp chúng ở ven rừng.

Phân bố:

Trong nước: Bắc Bộ: Vĩnh Phúc (Tam Đảo)

Thế giới: Đông Bắc Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc (Đài

Loan, đảo Hải Nam), Lào (Trấn Ninh). + Giá trị:

Loài côn trùng không chỉ có giá trị về nguồn gen, thẩm mỹ mà còn có giá trị thương mại vì vật mẫu của chúng là hàng hoá đã và đang được buôn bán trên thị trường Quốc tế.

+ Tình trạng:

Loài hiếm gặp và số lượng cá thể bị suy giảm nghiêm trọng, nơi cư trú bị phá huỷ và bị thu hẹp theo thời gian.

+ Phân hạng: EN A1c,d C2a. Loài thường sinh sống trong các khu bảo tồn thiên nhi ên, hiện nay tuy đã được bảo vệ nhưng chưa nghiêm ngặt. Cần có biện pháp để tăng cường quản lý nguồn lợi và chấm dứt việc mua bán tự do mẫu vật loài này.

KBTTN Na Hang: bắt gặp ở nhiều điểm, nhiều sinh cảnh. Thu thập

được nhiều mẫu bằng phương pháp bẫy đèn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng và đề xuất một số giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)