Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi đất tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phục hồi đất của rừng trồng keo tai tượng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến kim bôi hòa bình​ (Trang 66 - 69)

- Mối quan hệ tổng hợp giữa một số chỉ tiêu cấu trúc với các tính ch ất đất

4.4. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi đất tại khu vực nghiên cứu

khu vực nghiên cứu

- Duy trì độ tàn che rừng ở mức 0.8 trở lên để cải thiện độ ẩm đất và nâng cao khả năng giữ nước của rừng nói chung

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy rừng keo có tác dụng cải thiện độ ẩm rất rõ. Chúng làm tăng độ ẩm đất từ 10-12%. Khi tuổi rừng tăng lên, độ tàn che và các tính chất khác của rừng đều được cải thiện và làm cho độ ẩm tăng. Sự tăng lên của độ ẩm đất theo tuổi tuân theo dạng đường cong hàm số parabol hoặc hàm logarit . Xu hướng chung là độ ẩm sẽ tăng chậm dần và đạt giá trị cao nhất khoảng trên dưới 40% khi tuổi rừng đạt từ 6-7 trở lên. Có thể nhận thấy bản chất ảnh hưởng của rừng trồng keo ở đây không phải là tuổi rừng mà chính là độ tàn che và kích thước cây rừng . Từ 6-7 tuổi

trở lên trong điều kiện rừng được bảo vệ tốt như ở khu vực nghiên cứu thì độ tàn che rừng sẽ đạt mức 0.8 trở lên. Cùng với tuổi rừng không chỉ có độ tàn che mà nhiều tính chất khác như độ xốp, hàm lượng mùn vv đều tăng lên. Tuy nhiên ở một nơi khác cũng rừng 7 tuổi nhưng trong điều kiện bảo vệ không tốt có thể làm mật độ cây rừng giảm nhiều, khả năng giữ nước và các tính chất khác của đất sẽ không được cải thiện . Vì vậy, về bản chất tuổi rừng sẽ không phải là chỉ tiêu liên hệ chặt với các tính chất đất rừng mà là những chỉ tiêu khác đi cùng , trong đó có độ tàn che và kích thước cây rừng . Theo quy trình trồng rừng ở địa phương thì rừng sẽ đạt độ tàn che trên 0.8 và chiều cao trung bình trên 12 m khi tuổi rừng từ 7 trở lên. Vì vậy, để rừng phát huy hiệu quả giữ nước cao của rừng cần duy trì độ tàn che ở mức từ0.8 trở lên.

Kết qủa này cũng mở ra một khả năng sử dụng hợp lý các rừng trồng keo với mục đích phòng hộ giữ nước. Khi rừng keo đạt trên 7 tuổi sẽ có độ tàn che vượt quá 0.8 . Trong trường hợp này có thể khai thác một phần trữ lượng rừng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế . Theo kết quả nghiên cứu của đề tài thì khả năng giữ nước của rừng sẽ không suy giảm đáng kể nếu quá trình khai thác không làmđộ tàn che rừng giảm xuống dưới 0.8.

- Duy trì lớp thảm tươi cây bụi để nâng cao khả năng bảo vệ và phục hồi đất của rừng

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy vai trò quan trọng của lớp thảm tươi cây bụi và thảm khô trong bảo vệ và phục hồi các tính chất của đất . Sự gia tăng tỷ lệ che phủ của thảm tươi cây bụi và lớp thảm khô kéo theo sự gia tăng của độ ẩm và độ xốp cùng nhiều tính chất khác của đất . Vì vậy, trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý thực bì để trồng rừng , chăm sóc rừng , bảo vệ rừng v.v... cần bảo vệ lớp thảm tươi cây bụi và thảm khô. Chúng không chỉ có tác dụng bảo vệ đất trong giai đoạn đầu phát triển của

rừng trồng khi mà cây keo chưa khép tán, mà còn có vai trò quan trọng trong trường hợp khai thác một phần cây tầng cao cho mục tiêu kinh tế . Lớp thảm tươi cây bụi và thảm khô được duy trì sẽ có tác dụng như một nhân tố đảm bảo duy trì các chức năng giữ đất, giữ nước của rừng và cho phép khai thác rừng phòng hộ vì mục tiêu kinh tế ở cường độ cao hơn.

- Tạo băng xanh bằng những loài cây mọc nhanh để bảo vệ đất những năm đầu mới trồng rừng .

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tác dụng bảo vệ và phục hồi đất của rừng trồng chỉ thực sự thể hiện rõ khi rừng trồng keo đạt từ tuổi 4 trở lên. Vì vậy, để hỗ trợ rừng trồng keo về bảo vệ đất trong giai đoạn đầu cần phát triển các băng cây mọc nhanh , có khả năng cải tạo đất tốt. Kỹ thuật phát triển các băng xanh trong giai đoạn đầu của rừng trồng keo cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên , theo kết qủa của đề tài này thì trong điều kiện ở khu vực nghiên cứu các băng xanh phải góp phần tạo ra độ che phủ chung của rừng trồng ở mức từ 0.7- 0.8 trở lên.

Chương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phục hồi đất của rừng trồng keo tai tượng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến kim bôi hòa bình​ (Trang 66 - 69)