KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phục hồi đất của rừng trồng keo tai tượng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến kim bôi hòa bình​ (Trang 69 - 70)

- Mối quan hệ tổng hợp giữa một số chỉ tiêu cấu trúc với các tính ch ất đất

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

- Về cấu trúc rừng

Các chỉ tiêu cấu trúc rừng biến đổi mạnh mẽ qua các cấp tuổi khác nhau. Mật độ cây rừng cao nhất là ở tuổi 1, dao động từ 1320 cây/ha đến 1760 cây/ha và trung bình là 1600 cây/ha. Mật độ cây rừng thấp nhất là ở tuổi 7, trung bình là 960 cây/ha. Chiều cao trung bình của cây đạt 2.35m ở tuổi 1 lên 6.85 m ở tuổi 4 và đạt 12.38 m ở tuổi 7. Tăng trưởng trung bình năm về chiều cao đạt 1.43 m/năm, đường kính tán trung bình của các cấp tuổi biến động trong khoảng từ 1,7 đến 7,3 cm, D1.3 trung bình biến động từ 1,3cm ở cấp tuổi 1 đến 17,6 cm ở cấp tuổi 7.

+ Lớp cây bụi thảm tươi tương đối phát triển và biến động mạnh theo theo các cấp tuổi khác nhau.Độ che phủ biến động từ 53.81% đến 59.70% và trung bình đạt 56.01%. Chiều cao lớp thảm tươi là tương đối thấp, trung bình là 0.33m, biến động từ 0.22m đến 0.44m. Sinh khối của lớp thảm tươi biến động từ 0.248 kg/m2đến 0.438 kg/m2và trung bình đạt 0.322 kg/m2.

+ Lượng thảm khô dưới rừng trồngkeo chỉ ở mức độ trung bình…… - Độ xốp, độ ẩm của ở khu vực này đều ở mức cao và có xu hướng tăng dần theo các cấp tuổi, biến động của độ xốp từ (40 – 60%), độ ẩm dao động trong khoảng từ (20 –50)%

- Nhìn chung độ chua của đất không có sự thay đổi rõ rệt qua các cấp tuổi khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 7. Như vậy có thể khẳng định trong một chu kỳ kinh doanhkeo độ chua của đất ít biến động.

- Hàm lượng mùn và các chất dễ tiêu (NH4+, K2O, P2O5) đều ở mức trung bình. Cùng với sự tăng lên của tuổi rừng, hàm lượng các chất này cũng được cải thiện đáng kể.

- Các tính chất đất có quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu cấu trúc rừng. Mối quan hệ này chặt chẽ hơn trong mối quan hệ giữa tính chất đất với nhiều nhân tố cấu trúc rừng (hệ số tương quan đếu ở mức trên 0.9%). Điều này đồng nghĩa đất chịu tác động tổng hợp của nhiều chỉ tiêu cấu trúc rừng.

- Việc duy trìđộ tàn cheở mức trên 0.8 cùng với lớp cây bụi thảm tươi và tạo băng xanh trong giai đoạn cây còn nhỏ được coi là giải pháp khả thi giúp phục hồi đất tại khu vực rừng trồngkeo.

5.2. Tồn tại

Vì thời gian và phương tiện nghiên cứu có hạn, nên đề tài mới chỉ xây dựng được số lượng hạn chế ô thí nghiệm ở xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. Đồng thời đề tài mới chỉ tập chung nghiên cứu tác động của yếu tố cấu trúc rừng lên đất rừng mà chưa liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội. Điều này đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong quá trình phân tích quy luật biến động của tính chất đất theo các cấp tuổi rừng keo tai tượng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phục hồi đất của rừng trồng keo tai tượng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến kim bôi hòa bình​ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)