Biểu đồ tương quan giữa Hvn và D1.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phòng hộ của rừng tràm ở huyện tam nông, tỉnh đồng tháp (Trang 37)

3. Kiến nghị

4.7: Biểu đồ tương quan giữa Hvn và D1.3

Ta có phương trình tương quan giữa D1.3 và Hvn là Hvn = 9,9.ln(D1.3) – 13,49, r = 0,74, như vậy mối quan hệ giữa D1.3 và Hvn là mối quan hệ chặt. Điều này cũng khẳng định quy luật tăng trưởng của các nhân tố điều tra trong lâm phần luôn có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, do đó khi đề xuất các biện pháp kĩ thuật tác động cần chú ý đến mối liên hệ của các nhân tố để tránh ảnh hưởng đến kết cấu của lâm phần. Tiến hành sử dụng công thức này có thể dễ dàng nội suy ra các giá trị chiều cao khi biết được đường kính ngang ngực của các cây trong rừng.

4.1.4.Cấu trú c tuổi và sinh trưởng của rừng Tràm

Tuổi là một nhân tố khó xác định nhưng rất cần thiết cho công tác điều tra rừng.Trong mỗi lâm phần, sự biến đổi của các nhân tố điều tra đều phụ thuộc vào tuổi. Do đó, tuổi là cơ sở quan trọng để dự đoán hay xác định mọi nhân tố điều tra lâm phần. Nghiên cứu cấu trúc tuổi rừng giúp ta xác định được tuổi trung bình hiện tại của lâm phần, cũng có thể đánh giá được sinh trưởng hàng năm của cây rừng.

y = 9,9139ln(x) - 13,492 R² = 0,5524 0 2 4 6 8 10 12 14 0 5 10 15 Hvntb Hvntb Log. (Hvntb)

Qua mỗi mùa sinh trưởng, cây rừng tạo ra một lớp gỗ xung quanhh thân, cành, rễ cây. Tùy theo mỗi năm cây rừng qua mấy mùa sinh trưởng sẽ có số lớp gỗ tương ứng được tạo thành. Trên tiết diện ngang của các lớp gỗ là những vòng khép kín gọi là vòng năm. Từ đó có thể dựa vào kết quả và quy luật mùa sinh trưởng để suy ra tuổi cây một cách chính xác. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu giải tích thân cây để xác định tuổi cây rừng.

Để nghiên cứu cấu trúc tuổi rừng tại Tam Nông đề tài tiến hành giải tích 15 cây để xác định tuổi cây rừng.Từ số liệu giải tích 15 cây Tràm được bảng tổng hợp thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp giải tích thân cây

TT cây Tuổi D1.3 (cm) Sinh trưởng D1.3 hàng

năm (cm) 1 18 10,0 0,56 2 18 10,5 0,58 3 16 8,5 0,53 4 14 7,5 0,54 5 12 6,0 0,50 6 17 9,25 0,54 7 16 7,0 0,44 8 15 8,0 0,53 9 15 8,0 0,53 10 14 5,5 0,39 11 18 10,0 0,56 12 16 8,5 0,53 13 15 5,25 0,35 14 14 7,0 0,50 15 14 5,5 0,39 TB 15

Trong 15 cây giải tích cây có tuổi lớn nhất là 18 tuổi, cây có tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi.Tuổi trung bình của các cây là 15 tuổi. Trong đó cây có D1.3

lớn nhất là 10,5 cm ở tuổi 18, nhỏ nhất là 5,25 cm. Sinh trưở ng D1.3hàng năm củ a Tràm là tương đối tốt, cu ̣ thể đa ̣t từ 0,35cm/năm đến 0,58cm/năm. Như vậy, thông qua nghiên cứu cấu trúc tuổi ta có thể xác đi ̣nh được tuổi cây vànắm đươ ̣c tình hình sinh trưởng hàng năm của cây Tràm.

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Tràm đến môi trường nước và đất

4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng

Dựa trên sự hình thành và phát triển của đất, chia đất phèn ra làm 2 loại: - Đất phèn tiềm tàng (Potential axit sulphate soil): Được hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfate. Trong điều kiện yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfate bị khử để tạo thành sulfur và chất này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo thành FeS2.

- Đất phèn hoạt động (Actual axit sulfate soil): Trạng thái tiềm tàng hình thành trong điều kiện khử, nhưng trạng thái hoạt động phải có sự oxit hóa. Khoáng vật luôn luôn hiện diện trong đất phèn hoạt động là khoáng jarosite, đây là sản phẩm của tiến trình oxit hóa từ vật liệu sinh phèn (pyrite). Một số hợp chất và tinh khoáng khác thường hiện diện trong đất phèn hoạt động như là hydroxide sắt (Fe(OH)3), geothite (FeO.OH), heamatite (Fe2O3), aluminium sulphate (Al2(SO4)3). Ngoài ra, tại một số vùng có thể có sự hiện diện của một ít gypsum (CaSO4.2H2O) nhưng không nhiều và không dễ dàng nhận ra sự hiện diện của chúng.

4.2.1.1. Đặc điểm tính chất đất tại khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười, đất ở đây có độ phèn tương đối cao. Để tìm hiểu đặc điểm tính chất đất tại đây ta tiến hành điều tra, phân tích hàm lượng các chất trong đất theo bảng 4.4

Bảng 4.4: Kết quả phân tích đất tại khu vực nghiên cứu

Số TT Kí hiệu mẫu pH H2O OM% %Fe %Al %S

1 TC 01 5,66 4,72 1,55 0,99 0,16 2 TC 02 4,18 4,37 1,93 1,03 0,20 3 TC 03 4,61 6,79 2,22 1,45 0,25 4 TC 04 4,8 7,13 1,88 1,14 0,34 5 TC 05 3,7 3,57 3,19 1,15 0,50 6 TC 06 3,68 7,13 2,95 1,6 0,62 7 TC 07 4,34 3,57 1,86 0,92 0,14 8 TC 08 4,35 3,22 1,47 0,9 0,10 9 TC 09 5,99 14,38 2,6 1,08 0,24 10 TC 10 6,23 9,66 2,2 1,03 0,12 11 TC 11 3,58 6,9 1,73 0,61 0,48 12 TC 12 3,25 11,39 1,37 0,7 0,56 13 TC 13 5,11 16,45 1,74 1,09 0,28 14 TC 14 5,78 3,45 2,4 1,11 0,06 15 TC 15 4,45 13,69 2,19 1,00 0,27 16 TC 16 3,86 10,58 1,49 0,94 0,31 17 TC 17 4,84 7,36 2,56 1,1 0,16 18 TC 18 4,25 13 1,13 0,97 0,21 19 TC 19 4,57 5,52 2 1,22 0,23 20 TC 20 4,65 3,45 1,98 1,13 0,16 21 TC 21 5,08 3,91 3,11 0,91 0,12 22 TC 22 5,19 3,34 2,7 0,86 0,09 23 TC 23 4,4 11,04 3,57 0,91 0,36 24 TC 24 4,07 6,56 1,51 0,86 0,18

Số TT Kí hiệu mẫu pH H2O OM% %Fe %Al %S 25 TC 25 3,44 7,71 1,48 0,59 0,18 26 TC 26 4,03 7,59 1,44 0,94 0,18 27 TC 27 4,51 5,06 1,49 0,91 0,14 28 TC 28 4,42 5,98 2,31 1,22 0,16 29 TC 29 4,54 6,33 2,08 1,11 0,14 30 TC 30 4,23 5,98 2,78 0,91 0,16 31 TC 31 4,43 6,56 2,34 0,9 0,16 32 TC 32 4,25 6,33 1,32 0,9 0,16 33 TC 33 4,33 10,93 1,75 1,16 0,22 34 TC 34 4,06 12,31 1,28 0,97 0,29 35 TC 35 4,13 12,54 1,99 1,02 0,34 36 TC 36 5,01 7,25 3,39 1,04 0,19 37 TC 37 4,15 6,79 3,6 1,01 0,24 38 TC 38 3,68 10,35 3,58 0,99 0,45 39 TC 39 4,07 8,97 2,78 1,02 0,36 40 TC 40 3,96 8,51 2,96 1,06 0,29 41 TC 41 3,74 7,94 5,42 1,49 0,92 42 TC 42 4,18 13,92 5,09 1,29 0,53 43 TC 43 3,93 11,96 1,37 1,45 0,55 44 TC 44 4,07 8,51 1,13 1,45 0,45 45 TC 45 4,06 8,4 1,19 1,69 0,59 46 TC 46 4,07 8,17 1,65 1,58 0,64 47 TC 47 4,07 8,17 1,51 1,52 0,62 48 TC 48 4,05 9,09 1,5 1,47 0,58 49 TC 49 3,99 6,1 0,48 2,57 1,34

Số TT Kí hiệu mẫu pH H2O OM% %Fe %Al %S 50 TC 50 3,99 7,02 0,43 2,57 1,30 51 TC 51 3,64 7,94 2,56 0,95 0,89 52 TC 52 3,55 8,05 2,18 0,81 0,71 53 TC 53 3,88 14,47 0,45 2,04 1,25 54 TC 54 3,87 13,33 0,34 1,94 1,26 55 TC 55 4,02 7,94 0,45 2,48 1,32

Dựa vào bảng 4.4 ta có nhận xét như sau:

+ Mùn là yếu tố quan trọng của độ phì đất. Mùn là kho dự trữ, là nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho thực vật. Hàm lượng mùn và thành phần mùn ảnh hưởng rất lớn tới các tính chất lý hóa học của đất, làm cho đất thoáng khí, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước trong đất, tăng khả năng hấp phụ của đất và tăng hoạt động của vi sinh vật đất. Ngoài ra, mùn còn có khả năng làm cho lân và các hợp chất khó tan của lân trở thành dễ tan và cây trồng có thể hấp phụ được, làm giảm các chất độc hại cho cây, tăng mức bão hóa bazơ và tính đệm cho đất. Hàm lượng mùn trung bình tại đây là 8,2%. Trong đó hàm lượng mùn thấp nhất là 3,22%, hàm lượng mùn cao nhất là 16,45%.Theo cẩm nang ngành lâm nghiệp, ta có chỉ tiêu đánh giá mùn trong đất lâm nghiệp Việt Nam như sau:

Dưới 3%: Đất nghèo mùn 3 - 5%: Đất có mùn trung bình 5 - 8%: Đất giàu mùn

Trên 8%: Đất rất giàu mùn (*)

So sánh với chỉ tiêu hàm lượng mùn trong đất (*) thì đất ở đây là đất rất giàu mùn.

+ Đất có tính kiềm mạnh hoặc chua mạnh sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động của vi sinh vật (vi sinh vật cố định đạm Azôtôbacte không thích đất chua), hạn chế sự sinh ra các chất dinh dưỡng để hoà tan, cây đói ăn sẽ sinh trưởng xấu. Ở đất kiềm các nguyên tố vi lượng như sắt, molipđen, mangan, kẽm chuyển thành dạng không tan trong nước, cây thiếu các nguyên tố đó thì sinh trưởng xấu và dễ bị bệnh. Ở đất chua, một mặt xuất hiện Al3+ độc cho cây, mặt khác lân kết hợp với sắt nhôm sinh ra các photphat sắt nhôm không tan trong nước làm cho hiệu lực của phân lân giảm.

Nhờ có tính đệm nên pH của đa số các loại đất chỉ ở phạm vi 3 đến 10. Chỉ tiêu đánh giá pH của đất như sau:

pH 3 – 4,5: Đất chua nhiều(**) 4,6 – 5,5: Đất chua vừa 5,6 – 6,5: Đất chua ít 6,6 – 7,5: Trung tính 7,6 – 8,0: Đất kiềm yếu 8,1- 8,5: Đất kiềm vừa

Trên 8,5: Đất kiềm nhiều

Chỉ số pH H2O trung bình tại khu vực nghiên cứu là 4,3%. So sánh với chỉ tiêu đánh giá pH trong đất (**) thì đất ở khu vực nghiên cứu là đất chua nhiều.

+ Hàm lượng Al trung bình trong đất là 1,19%. Nhôm trong đất phèn chủ yếu là do quá trình phèn hoá: sau khi đã có H2SO4, trong đất, H2SO4 liền tác dụng vào keo đất đã giải phóng ra Al+3 tự do, trong điều kiện đó pH giảm xuống 2- 3,5 trong dung dịch, Al+3 có thể ở dạng Al+3 tự do, cũng có thể liên kết với sắt, kali, và sunphat, tạo nên những sunphat sắt II và sunphat sắt III, nhôm lơ lửng trong nước, khi gặp những hạt bụi sét, sẽ kéo các hạt bụi này

lắng xuống đáy ruộng đó cũng chính là nguyên nhân làm cho nước ở các vùng đất phèn nhôm rất trong.

Trong các tầng đất phèn, lượng Al+3 thường rất cao và rất biến động.Có lúc từ vài chục ppm, rồi tăng cao đột ngột 500, 1000, 1500, và có khi trên 2000 ppm, có khi pH giảm. Nhôm biến động rất phức tạp, tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy nó có quan hệ khá chặt chẽ với pH ở trong đất. Sự chuyển biến này khá rõ trong điều kiện khô, hoặc khi phèn tiềm tàng chuyển sang phèn hiện tại. Vào cuối mùa khô, ở những vùng phèn nhiều xuất hiện một lớp muối Al2(SO4)3 ở trên mặt đất, khi khô thì dòn, nhẹ xốp, khi ướt thì lầy nhầy, rất dẽ hoà tan. Với nồng độ cao muối này có thể gây chết tôm, cá.Nhôm là một ion gây độc nhất ở đất phèn.

+ Hàm lượng Fe trung bình tại khu vực nghiên cứu là 2,06%.

Sắt trong đất phèn có 2 hoá trị: Fe+2 và Fe+3:

Fe+2: Dễ tan trong nước và khi tan gây chua cho đất. Trong môi trường axit sunphuric, sắt di động mạnh, có thể ở các dạng Fe(OH)2, Fe2SO4, Fe2(SO4)3 hay Fe(HCO3)2, cũng có khi là hợp chất sắt hữu cơ. Khi pH vượt quá 4,5 thì Fe(OH)2 có hiện tượng trầm lắng trong dung dịch, và tan nhiều trong điều kiện pH ≤ 3,5. Trong dung dịch Fe+2 gây chua, sự tăng của Fe+3

làm giảm pH. Mối tương quan này không được chặt chẽ. So với Al+3 thì Fe+2 và Fe+3 cũng làm pH giảm, tuy nhiên Fe+2 và Fe+3 làm giảm pH chậm hơn so với Al+3 và nồng độ cao hơn mới làm pH giảm nhiều. Trong dung dịch đất nhiều Nhôm có thể làm pH hạ thấp tới 2,2, trong dung dịch nhiều sắt chỉ có thể làm cho pH hạ tới 2,5. Sắt trong đất có thể ở dạng FeS2 hay FeS dưới tầng Pyrit và có mặt trong các phản ứng khử. Trong tầng Jarosit, nó ở dạng KFe-

3(SO4)2(OH)6 hay ở dạng Fe2 SO4)3.3H20, hay Fe2(SO4)3 và một số dưới dạng Fe(OH)3, FeO, Fe2O3. Nếu là hợp chất của Fe+3 có gốc lưu huỳnh thường có màu vàng “rơm”, nếu là oxit hay hydroxit Fe+3 sẽ có màu vàng xỉn

của rỉ sắt. Trong đất lượng Fe+2 dễ chuyển thành Fe+3 khi có điều kiện oxy hoá (thoáng khí). Ngược lại Fe+3 sẽ chuyển thành Fe+2 khi ngập nước và yếm khí. Fe+3trong Fe(OH)3 có chỉ số trầm lắng khi pH = 3,5. Nghĩa là ở pH ≥3,5Fe(OH)3 đã có khả năng bắt đầu kết tủa. Tuy nhiên, khi trời nắng, thì sự kết tủa này ở pH cao hơn. Fe+3 là một ion kém linh động hơn Fe+2 và ít gây độc hơn.Trong rất nhiều mẫu phân tích, Fe+2 xuất hiện ở đất chua có khả năng nhiều hơn Fe+3 (còn dạng hợp chất thì ngược lại).

+ Hàm lượng S trung bình ở đây là 0,41%. Lượng lưu huỳnh và SO42-

trong đất là nguyên nhân đầu tiên gây ra đất phèn, trong đất phèn thì lưu huỳnh có thể ở dạng FeS, FeS2, S tự do, dạng lưu huỳnh hữu cơ là dạng SO3, SO2, hay SO42-. Trong đó dạng gây độc là H2S, SO32-, SO2 và SO42-. Với một lượng nhỏ, lưu huỳnh là dinh dưỡng cho cây (trong cây tích luỹ từ 0,1 – 15%) và bình thường là 2 – 5%. Nếu vượt quá lượng này sẽ gây ngộ độc cho cây. Sự gây độc của S không phải vì tính chất hoá học của nó mà vì sự ngưng tụ của các muối có hại, nó có thể ở dạng FeSO4, Al2(SO4)3, hay dạng kết tủa Fe2(SO4)3. Các muối này tích tụ trong đất nhiều sẽ gây ngộ độc cho rễ và làm giảm sự phát triển của cây. Như vậy hàm lượng S trung bình tại khu vực nghiên cứu ở mức độ bình thường chưa gây hại cho cây.

Đa số diê ̣n tích rừng Tràm ta ̣i đây có đê bao quanh nên việc trao đổi nước với môi trường bên ngoài phụ thuộc vào con người, vì thế lượng nước đưa vào hạn chế ảnh hưởng tới hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá đất. Mô ̣t số diện tích đất trước kia là rừng Tràm được chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng lúa. Để đánh giá đất theo các trạng thái thực khác nhau quanh rừng Tràm, cần so sánh hàm lượng các chỉ tiêu trong đất của chúng.

Bảng 4.5: Hàm lượng các chất trong đất rừng Tràm và các mô hình trồng Lúa

Hiện Trạng %pH H2O OM% %Fe %Al %S

Rừng Tràm 3,94 9,4 1,71 1,68 0,86 Đồng cỏ ống 3,7 3,57 3,19 1,15 0,50 Đồng lúa ma 4,4 11,04 3,57 0,91 0,36 Đồng cỏ năng ống 4,07 6,56 1,51 0,86 0,18 Đồng cỏ năng Kim 3,68 7,13 2,95 1,60 0,62 Trồng lúa từ năm 1986 4,58 7,02 3,49 1,03 0,21 Trồng lúa từ năm 1988 5,13 3,63 2,90 0,88 0,51 Trồng lúa từ năm 1991 4,54 10,18 1,84 1,03 0,37 Trồng lúa từ năm 1992 4,73 4,22 1,78 2,31 0,17 Trồng lúa từ năm 1993 4,09 12,42 1,63 0,99 0,31 Trồng lúa từ năm 1994 4,58 5,71 1,85 1,16 0,23 Trồng lúa từ năm 1995 6,11 12,02 2,40 1,05 0,18 Trồng lúa từ năm 1998 3,9 9,27 3,10 1,02 0,36 Trồng lúa từ năm 2000 4,33 6,27 2,56 0,90 0,16 Trồng lúa từ năm 2004 4,29 8,63 1,53 1,03 0,19 Trồng lúa từ năm 2006 4,54 6,33 2,08 1,11 0,14 Trồng lúa từ năm 2008 4,1 6,58 1,68 0,91 0,16

Nuôi tôm chuyển sang trồng lúa 3,41 9,14 1,55 0,65 0,52

Dựa vào bảng đánh giá trên ta có nhận xét sau:

+Hàm lượng mùn cao nhất là ở đất trồng lúa năm 1993 chiếm 12,42%, thấp nhất là ở đồng cỏ ống chiếm 3,57%.

+Hàm lượng Fe trung bình cao nhất là ở đồng lúa ma chiếm 3,57%, thấp nhất là ở đồng cỏ năng ống chiếm 1,51%.

+Hàm lượng Al trung bình cao nhất là ở đất trồng lúa từ năm 1992 chiếm 2,31%, thấp nhất là ở đất nuôi tôm chuyển sang trồng lúa chiếm 0,65%. + Hàm lượng S trung bình chiếm tỉ lệ khá cao ở các mẫu đất, cao nhất là ở rừng Tràm với tỉ lệ là 0,86%, thấp nhất là ở đất trồng lúa năm 2006 chiếm 0,14%.

* So sánh hàm lượng Al và Fe trong đất rừng Tràm và các mô hình trồng Lúa

Dựa vào bảng 4.5, ta so sánh lượng Al và Fe có trong đất của rừng Tràm và các mô hình trồng Lúa từ năm 1986 đến năm 2008 để theo dõi sự biến đổi của hàm lượng các chất Al và Fe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phòng hộ của rừng tràm ở huyện tam nông, tỉnh đồng tháp (Trang 37)