Sen, loài rất hay gặp ở các đầm lầy ngập nước vùng Đồng Tháp Mười

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phòng hộ của rừng tràm ở huyện tam nông, tỉnh đồng tháp (Trang 30)

3. Kiến nghị

4.4: Sen, loài rất hay gặp ở các đầm lầy ngập nước vùng Đồng Tháp Mười

4.1.3. Đặc điểm cấu trúc rừng Tràm

Theo quan điểm của các nhà lâm sinh, cấu trúc rừng (forest structure) là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc tính sinh thái học khác nhau có thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định

tương đối trong một giai đoạn nhất định của tự nhiên. Cũng theo quan điểm này, Phùng Ngọc Lan (1986) [10] cho rằng: Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Còn trên quan điểm sản lượng thì cấu trúc là sự phân bố kích thước của loài và cá thể trên diện tích rừng.

Do hệ sinh thái rừng Tràm hình thành trong điều kiện môi trường đặc biệt là úng phèn, chỉ có một số loài cây thích nghi tồn tại được nên cấu trúc rừng đơn giản hơn nhiều so với hệ sinh thái rừng hỗn loài thường xanh. Cấu trúc rừng Tràm đơn giản về thành phần loài cây và tầng thứ. Cấu trúc tổ thành rừng là loài Tràm gần như thuần loài mọc hỗn giao với Vốp, Trâm, Bùi… Rừng có cấu trúc một tầng, cây bụi thảm tươi rất ít và hầu như không có.

Để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và phân bố rừng Tràm ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lập 10 OTC trong đó đã tiến hành đo đếm các chỉ tiêu liên quan đến cấu trúc và phân bố của rừng Tràm như: Chỉ tiêu về D-

1.3, Hvn, Dt, Hdc. Kết quả đo đếm được thể hiện trong phụ biểu.

4.1.3.1. Mật độ rừng và các chỉ tiêu lâm học

* Mật độ rừng là một trong những đặc trưng của quần thể và được xác định bằng số cây rừng trên một đơn vị diện tích. Cấu trúc mật độ biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá thể cùng loài và khác loài, nó nói lên mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng của quần thể và khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống. Mật độ cây rừng là một chỉ tiêu cấu trúc hình thái theo mặt phẳng ngang của lâm phần.

Tổng số cây trong 10 OTC là 2623 cây, trong đó có 5 cây chết ngọn, trung bình mỗi OTC có 262 cây nên mật độ của rừng Tràm là:

N/ha = NOTC×10000

SOTC = (262 × 10000)/500 = 5240 cây/ha

Ta nhận thấy, mật độ trung bình là 5240 cây/ha là không dày so với mâ ̣t đô ̣ trồng rừng Tràm bình thường, nhưng la ̣i tương đối dày so với rừng trên đất

liền với cùng một đơn vị diện tích. Mật độ như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển về chiều cao và có thể đứng vững sau một khoảng thời gian ngập nước kéo dài. Mật độ khu vực nghiên cứu dày như vậy là do rừng Tràm luôn phải chịu ngập lụt từ 4 – 5 tháng/năm. Để tồn tại và phát triển ở môi trường khắc nghiệt này thì tất cả các loài thực vật đều phải mọc sát nhau để chống lại các yếu tố bất lợi từ thiên nhiên. Mật độ dày chính là một đặc điểm thuận lợi làm giảm tốc độ dòng chảy lũ và chia cắt chuyển hướng dòng chảy qua đó góp phần bảo vệ các khu nội đồng phía sau rừng tránh khỏi sự càn quét của dòng nước lũ. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm lắng đọng phù sa góp phần cải tạo đất.

* Tổng hợp số liệu điều tra ngoại nghiệp và sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010để tính các đặc trưng mẫu của D1.3, Dt, Hvn, Hdc ta được bảng tổng hợp 4.1

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các đặc trưng mẫu cho các chỉ tiêu lâm học

Đặc trưng D1.3(cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) Giá trị quan sát 2623 2623 2623 2618 Phạm vi biến động 17,5 4,5 13,0 11,0 Giá trị nhỏ nhất 2,9 0,5 3 1,5 Giá tri lớn nhất 20,4 5,0 16 12,5 Trung bình mẫu 9,9 2,5 9,1 4,9

Sai số của số TB 0,0674 0,0161 0,054 0,0483

Độ lệch chuẩn 3,5 0,8 2,8 2,5

Phương sai mẫu 11,9 0,7 7,7 6,1

Hệ số biến động (%) 35,4 32 30,8 50

Độ lệch 0,496 0,273 - 0,088 0,658

Qua bảng tổng hơ ̣p cho ta thấy: Cây có D1.3 lớn nhất là 20,4 cm cây có đường kính nhỏ nhất là 2,9 cm, D1.3 trung bình là 9,9 cm, phạm vi biến động của giá trị D1.3là 17,5 cm. Độ lệch chuẩn giữa các trị số quan sát và giá trị trung bình là 3,5 cm, hệ số biến động của giá trị D1.3 là 35,4 %.

Hvn lớn nhất là 16 m nhỏ nhất là 3 m, Hvn trung bình là 9,1 m, phạm vi biến động về chiều cao vút ngọn là 13,0 m. Độ lệch chuẩn của Hvn trong các OTC điều tra là 2,8 m, hệ số biến động về Hvn là 30,8 %.

Dt lớn nhất là 5,0 m và nhỏ nhất là 0,5 m, Dt trung bình là 2,5 m phạm vi biến động giữa chúng là 4,5 m. Độ lệch chuẩn giữa các giá trị quan sát với giá tri trung bình là 0,8, hệ số biến động Dt là 32%. Dt trung bình như vậy là khá nhỏ so với những cây sinh trưởng phát triển trên đất núi đồi.

Hdc lớn nhất là 12,5 m và nhỏ nhất là 1,5 m, Hdc trung bình là 4,9 m,phạm vi biến động của Hdc là 11,0 m. Biến động về giá trị chiều cao giữa các cây trong lâm phần là rất lớn.

Như vậy, rừng Tràm trong khu vực sinh trưởng khá tốt, với mật độ trung bình của lâm phần tương đố i dày. Giá trị trung bình của các chỉ tiêu về cấu trúc của rừng là D1.3, Dt, Hvn, Hdc nhỏ và có sự biến động lớn. Đặc biệt là biến động về giá trị của Hdc với hệ số biến động lên tới 50%.

4.1.3.2. Quy luật phân bố tần số và tương quan

Để nghiên cứu đặc điểm phân bố của cây rừng, quy luật phân bố số cây theo đường kính và chiều cao vút ngọn được xem là những quy luật phân bố quan trọng nhất. Tiến hành chia tổ ghép nhóm số liê ̣u điều tra theo công thức:

m ≥ 5.lgN m Xmin Xmax K  Trong đó:

a. Quy luật phân bố số cây theo đườ ng kính D1.3

Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) được xem là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của quy luật kết cấu lâm phần, nó được xem là cấu trúc cơ bản vì đường kính là thành phần quan trọng tham gia vào việc tạo nên thể tích cây rừng.

Sau khi chia tổ ghép nhóm, ta thiết lập quy luật phân bố số cây theo đường kính D1.3 trong hình 4.5.

Hình 4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính

Qua hình 4.5 ta thấy cây Tràm trong khu vực nghiên cứu phân bố chủ yếu trong khoảng D1.3từ 5 cm đến 15 cm. Trong đó phân bố tập trung nhiều nhất ở cỡ kính 7 - 11 cm. Phân bố N/D thực nghiệm có dạng một đỉnh chứ ng tỏ lâm phần Tràm điều tra có phân bố phù hợp với quy luật phân bố giảm. Đỉnh đường cong phân bố nhọn cho thấy phân bố số cây tập trung nhiều quanh giá trị D1.3 trung bình của lâm phần. Phân bố ở đây liền mạch chứng tỏ rừng Tràm trong khu vực này sinh trưởng phát triển khá đều và không chịu tác động nào sâu sắc. 0 100 200 300 400 500 600 0 5 10 15 20 25 N(cây) D1.3(cm) Phân bố N/D1.3 N

b. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vú t ngọn Hvn

Cấu trúc số cây theo chiều cao phản ánh một mặt của đặc trưng sinh thái và hình thái của quần xã thực vật rừng, đồng thời phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh rừng. Sau chia tổ ghép nhóm các giá trị điều tra về Hvn, ta thiết lập được biểu đồ quy luật phân bố số cây theo Hvn ở hình 4.6.

Hình 4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn

Qua hình 4.6 ta thấy giá trị Hvn của lâm phần tập trung ở cỡ 9 - 11 m. Đường cong phân bố N/Hvn có dạng một đỉnh, đỉnh đường cong lệch phải đúng với độ lệch lớn hơn 0 trong bảng tính 4.1. Đỉnh đường cong phân bố có dạng bẹt điều này có nghĩa là phân bố N/Hvvn có biến động rải ra hay phân bố Hvn trong lâm phần khá đều ở các cỡ chiều cao khác nhau. Phân bố ở đây liền mạch không bị giãn đoạn tại một cỡ chiều cao nào cho thấy lâm phần sinh trưởng phát triển khá đồng đều và không chịu tác động nào với cường độ lớn gây gián đoạn.

Đường cong phân bố chỉ có một đỉnh cho thấy lâm phần rừng này là thuần loài khá đều tuổi. Đường công phân bố liền mạch cho thấy rừng Tràm trong khu vực sinh trưởng khá đều và không bị tác động sâu sắc nào dẫn đến biến động về phân bố.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 0 5 10 15 20 N(cây) Hvn(m) Phân bố N/Hvn N

c. Mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao của rừng Tràm

Đối với một loài cây thì đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn luôn tồn tại mối quan hệ chặt, theo dạng liên hệ xác định và mối quan hệ này không chỉ trong một lâm phần mà tồn tại trong nhiều lâm phần. Cả hai trị đo đếm này đều có chung bản chất là phản ánh được mức độ trưởng thành của cây rừng và lâm phần, chúng đều là những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lâm phần trên những điều kiện lập địa cụ thể. Đại lượng Hvn phản ánh mức độ trưởng thành của lâm phần theo mặt phẳng thẳng đứng, còn đại lượng D1.3 biểu thị mức độ trưởng thành của lâm phần theo mặt phẳng nằm ngang. Do đó, có được mối liên hệ Hvn/D1.3 thì ta dễ dàng suy đoán được một đại lượng khi biết được giá trị đại lượng kia. Điều này trong thực tế có ý nghĩa rất quan trọng vì trong hai đại lượng D1.3 và Hvn thì đại lượng Hvn rất khó xác định, nhất là xác định một cách chính xác. Vì vậy, căn cứ vào đại lượng D1.3 là một đại lượng dễ xác định, chúng ta có thể biết được chiều cao lâm phần một cách dễ dàng hơn.

Bảng 4.2: Bảng tổng hợp giá trị trung bình của D1.3 và Hvn

STT OTC D1.3tb Sai số củ a D1.3tb Hvntb Sai số củ a Hvntb 1 TC 41 11,58 0,219 9,35 0,182 2 TC 42 10,21 0,202 11,87 0,098 3 TC 43 8,87 0,167 7,39 0,108 4 TC 44 10,38 0,192 9,94 0,130 5 TC 45 11,75 0,297 11,33 0,223 6 TC 46 9,19 0,199 8,07 0,145 7 TC 47 8,98 0,200 8,55 0,178 8 TC 48 9,01 0,184 8,27 0,133 9 TC 49 9,37 0,209 8,51 0,152 10 TC 50 11,11 0,210 10,05 0,167

Xét mối tương quan giữa D1.3 và Hvn ở khu vực nghiên cứu qua giá trị trung bình về đường kính và chiều cao của 10 OTC.

Hình 4.7: Biểu đồ tương quan giữa Hvn và D1.3

Ta có phương trình tương quan giữa D1.3 và Hvn là Hvn = 9,9.ln(D1.3) – 13,49, r = 0,74, như vậy mối quan hệ giữa D1.3 và Hvn là mối quan hệ chặt. Điều này cũng khẳng định quy luật tăng trưởng của các nhân tố điều tra trong lâm phần luôn có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, do đó khi đề xuất các biện pháp kĩ thuật tác động cần chú ý đến mối liên hệ của các nhân tố để tránh ảnh hưởng đến kết cấu của lâm phần. Tiến hành sử dụng công thức này có thể dễ dàng nội suy ra các giá trị chiều cao khi biết được đường kính ngang ngực của các cây trong rừng.

4.1.4.Cấu trú c tuổi và sinh trưởng của rừng Tràm

Tuổi là một nhân tố khó xác định nhưng rất cần thiết cho công tác điều tra rừng.Trong mỗi lâm phần, sự biến đổi của các nhân tố điều tra đều phụ thuộc vào tuổi. Do đó, tuổi là cơ sở quan trọng để dự đoán hay xác định mọi nhân tố điều tra lâm phần. Nghiên cứu cấu trúc tuổi rừng giúp ta xác định được tuổi trung bình hiện tại của lâm phần, cũng có thể đánh giá được sinh trưởng hàng năm của cây rừng.

y = 9,9139ln(x) - 13,492 R² = 0,5524 0 2 4 6 8 10 12 14 0 5 10 15 Hvntb Hvntb Log. (Hvntb)

Qua mỗi mùa sinh trưởng, cây rừng tạo ra một lớp gỗ xung quanhh thân, cành, rễ cây. Tùy theo mỗi năm cây rừng qua mấy mùa sinh trưởng sẽ có số lớp gỗ tương ứng được tạo thành. Trên tiết diện ngang của các lớp gỗ là những vòng khép kín gọi là vòng năm. Từ đó có thể dựa vào kết quả và quy luật mùa sinh trưởng để suy ra tuổi cây một cách chính xác. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu giải tích thân cây để xác định tuổi cây rừng.

Để nghiên cứu cấu trúc tuổi rừng tại Tam Nông đề tài tiến hành giải tích 15 cây để xác định tuổi cây rừng.Từ số liệu giải tích 15 cây Tràm được bảng tổng hợp thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp giải tích thân cây

TT cây Tuổi D1.3 (cm) Sinh trưởng D1.3 hàng

năm (cm) 1 18 10,0 0,56 2 18 10,5 0,58 3 16 8,5 0,53 4 14 7,5 0,54 5 12 6,0 0,50 6 17 9,25 0,54 7 16 7,0 0,44 8 15 8,0 0,53 9 15 8,0 0,53 10 14 5,5 0,39 11 18 10,0 0,56 12 16 8,5 0,53 13 15 5,25 0,35 14 14 7,0 0,50 15 14 5,5 0,39 TB 15

Trong 15 cây giải tích cây có tuổi lớn nhất là 18 tuổi, cây có tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi.Tuổi trung bình của các cây là 15 tuổi. Trong đó cây có D1.3

lớn nhất là 10,5 cm ở tuổi 18, nhỏ nhất là 5,25 cm. Sinh trưở ng D1.3hàng năm củ a Tràm là tương đối tốt, cu ̣ thể đa ̣t từ 0,35cm/năm đến 0,58cm/năm. Như vậy, thông qua nghiên cứu cấu trúc tuổi ta có thể xác đi ̣nh được tuổi cây vànắm đươ ̣c tình hình sinh trưởng hàng năm của cây Tràm.

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Tràm đến môi trường nước và đất

4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng

Dựa trên sự hình thành và phát triển của đất, chia đất phèn ra làm 2 loại: - Đất phèn tiềm tàng (Potential axit sulphate soil): Được hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfate. Trong điều kiện yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfate bị khử để tạo thành sulfur và chất này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo thành FeS2.

- Đất phèn hoạt động (Actual axit sulfate soil): Trạng thái tiềm tàng hình thành trong điều kiện khử, nhưng trạng thái hoạt động phải có sự oxit hóa. Khoáng vật luôn luôn hiện diện trong đất phèn hoạt động là khoáng jarosite, đây là sản phẩm của tiến trình oxit hóa từ vật liệu sinh phèn (pyrite). Một số hợp chất và tinh khoáng khác thường hiện diện trong đất phèn hoạt động như là hydroxide sắt (Fe(OH)3), geothite (FeO.OH), heamatite (Fe2O3), aluminium sulphate (Al2(SO4)3). Ngoài ra, tại một số vùng có thể có sự hiện diện của một ít gypsum (CaSO4.2H2O) nhưng không nhiều và không dễ dàng nhận ra sự hiện diện của chúng.

4.2.1.1. Đặc điểm tính chất đất tại khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười, đất ở đây có độ phèn tương đối cao. Để tìm hiểu đặc điểm tính chất đất tại đây ta tiến hành điều tra, phân tích hàm lượng các chất trong đất theo bảng 4.4

Bảng 4.4: Kết quả phân tích đất tại khu vực nghiên cứu

Số TT Kí hiệu mẫu pH H2O OM% %Fe %Al %S

1 TC 01 5,66 4,72 1,55 0,99 0,16 2 TC 02 4,18 4,37 1,93 1,03 0,20 3 TC 03 4,61 6,79 2,22 1,45 0,25 4 TC 04 4,8 7,13 1,88 1,14 0,34 5 TC 05 3,7 3,57 3,19 1,15 0,50 6 TC 06 3,68 7,13 2,95 1,6 0,62 7 TC 07 4,34 3,57 1,86 0,92 0,14 8 TC 08 4,35 3,22 1,47 0,9 0,10 9 TC 09 5,99 14,38 2,6 1,08 0,24 10 TC 10 6,23 9,66 2,2 1,03 0,12 11 TC 11 3,58 6,9 1,73 0,61 0,48 12 TC 12 3,25 11,39 1,37 0,7 0,56 13 TC 13 5,11 16,45 1,74 1,09 0,28 14 TC 14 5,78 3,45 2,4 1,11 0,06 15 TC 15 4,45 13,69 2,19 1,00 0,27 16 TC 16 3,86 10,58 1,49 0,94 0,31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phòng hộ của rừng tràm ở huyện tam nông, tỉnh đồng tháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)