Bảo tồn gắn với phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phòng hộ của rừng tràm ở huyện tam nông, tỉnh đồng tháp (Trang 70)

Những vấn đề, thách thức mà chính quyền đang quan tâm đó là áp lực của cộng đồng nghèo sống trong xung quanh khu vực rừng Tràm và sự phụ thuộc của cộng đồng, nhất là người nghèo lên tài nguyên thiên nhiên đất ngập nước bên trong. Chế độ bảo vệ nghiêm ngặt trong nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột gay gắt giữa cơ quan quản lý và cộng đồng và cũng đã không ngăn cản được sự xâm nhập vào bên trong để khai thác tài nguyên, dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên (cá, củi, cỏ). Ta có thể áp dụng phương pháp trồng và bảo vệ rừng Tràm theo phương pháp nông lâm kết hợp: rừng Tràm + lúa nước, rừng Tràm + đồng cỏ năng... Bởi vì đối với việc trồng rừng Tràm + lúa nước thì việc canh tác lúa nước vừa có ưu điểm xới xáo đất, giảm nồng độ các chất gây chua trong đất là Fe và Al lại tạo thêm thu nhập cho người dân xung quanh.

Vấn đề quản lý thủy văn cho phù hợp với nhu cầu của hệ sinh thái đất ngập nước, trong bối cảnh chế độ thủy văn toàn vùng Đồng Tháp Mười đã thay đổi do sự phát triển hệ thống kênh đào rộng khắp. Từ việc quản lý thủy văn chưa phù hợp đã làm thu hẹp diện tích đồng cỏ Năng, nhất là Năng Kim (Eleocharis atropurpurea) làm cho không còn nguồn thức ăn cho chim sếu dẫn đến mật độ cá thể của loài chim này bị giảm theo hàng năm. Chính vì vậy để bảo tồn và phát triển những giá trị vốn có của khu vực thì mỗi khu rừng đặc dụng trong vùng rừng Tràm cần xây dựng một dự án quản lý hệ sinh thái đất ngập nước trên cơ sở quản lý tổng hợp liên ngành: Lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp mới có thể đáp ứng và đạt được hiệu quả cao và bền vững về bảo tồn hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học cũng như phòng cháy chữa cháy rừng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu khả năng

phòng hộ của rừng Tràm ở huyê ̣n Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp” đề tài có

một số kết luận sau:

* Đặc điểm cấu trúc rừng Tràm

- Mật độ trung bình là 5240 cây/ha, với trị số trung bình của D1.3 là 9,9 cm, Dt 2,5 m, Hvn 9,1m và Hdc là 5m.

- Phân bố N/D thực nghiệm có dạng một đỉnh chứ ng tỏ lâm phần Tràm điều tra có phân bố phù hợp với quy luật phân bố giảm. Trong đó phân bố tập trung nhiều nhất ở cỡ kính 7 - 11 cm.

- Đường cong phân bố N/Hvn có dạng một đỉnh, đỉnh đường cong lệch phải, giá trị Hvn của lâm phần tập trung ở cỡ 9 - 11 m.

- Phương trình tương quan giữa D1.3 và Hvn là y = 0,952.x – 0,234 và r = 0.73, như vậy mối quan hệ giữa D1.3 và Hvn là mối quan hệ chặt.

- Tuổi trung bình của các cây là 15 tuổi. Trong đó cây có D1.3 lớn nhất là 10,5 cm, nhỏ nhất là 5,25 cm.

* Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng

- Hàm lượng mùn trung bình tại khu vực nghiên cứu là 8,2%, đất ở khu vực nghiên cứu là rất giàu mùn. Hàm lượng Al trung bình trong đất là 1,19%, Fe trung bình là 2,06%.

- Hàm lượng Fe trung bình trong đất trồng Lúa là 2,24% cao hơn lượng Fe trong rừng Tràm là 1,71%. Như vậy rừng Tràm có khả năng giảm hàm lượng Fe và việc trồng lúa sớm làm tăng hàm lượng Fe có trong đất. Hàm lượng Al trong đất rừng Tràm là 1,68% có cao hơn trong đất các mô hình trồng Lúa.

- Rừng Tràm có khả năng làm giảm hàm lượng Fe trong đất tốt hơn các trạng thái đồng cỏ, đồng lúa Ma và đất trồng Lúa. Tuy nhiên, lượng Al trong đất dưới rừng Tràm lại chiếm tỉ lệ cao nhất.

Vì vậy rừng Tràm có chức năng cải tạo độ phì nhiêu trong đất và cải tạo đất nhiễm phèn.

* Nghiên cứ u đặc điểm môi trường nước

- Đỉnh lũ đạt cực đại năm 2000 với giá trị đỉnh lũ là 4,32 m. Xu hướng biến đổi của lũ rất phức tạp tuy nhiên hướng biến đổi chung của đỉnh lũ là giảm dần qua các năm. Mực nước lũ trung bình các năm thay đổi khá phức tạp không có quy luật chung nào cho sự biến đổi đó.

- Vận tốc dòng chảy lớn đo được ở nơi không có rừng như ruộng lúa, đồng cỏ, đồng lúa ma… Khi bắt đầu xuất hiện đai rừng vận tốc lũ giảm dần. Càng đi sâu vào đai rừng thì vận tốc dòng chảy lũ càng nhỏ. Như vậy, vận tốc dòng chảy lũ đã có sự thay đổi khi đi qua đai rừng Tràm.

- Chỉ số pH trung bình vẫn trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn quốc gia QCVN 08: 2008/BTNMT là 6,07.

- Hàm lượng Fe trung bình vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép là 0,6 mg/l (QCVN 08: 2008/BTNMT - Cột B1, giới hạn Fe 1,5 mg/l). Hàm lượng Al trung bình trong nước ở mức thấp là 0,003 mg/l. Giá trị COD trung bình nước mặt cũng ở mức thấp là 23,47 mg/l.

- So sánh hàm lượng Al và Fe có trong mẫu nước tại rừng Tràm và một số trạng thái xung quanh rừng Tràm: Hàm lượng Al, Fe trong nước rừng Tràm lần lượt là 0,0012 mg/l và 0,56 mg/l thấp hơn một số trạng thái xung quanh rừng Tràm, chứng tỏ rừng Tràm có khả năng làm giảm hàm lượng Al có trong nước phèn, hàm lượng Fe có trong nước cũng thấp hơn một số trạng thái quan sát.

2. Tồn tại

Qua quá trình nghiên cứu thu thập số liệu, phân tích và đánh giá kết quả thu được đề tài còn có một số tồn tại sau đây:

Thời gian, số liệu quan trắc diễn biến đỉnh lũ trong 10 năm là quá ngắn để tìm ra được quy luật biến đổi của đỉnh lũ, ta chỉ có thể xác định được diễn biến của lũ trong khoảng thời gian quan trắc.

Để xác đi ̣nh chính xác hơn bề rô ̣ng đai rừng cần thiết nhằm nâng cao khả năng phòng hô ̣ của rừng ta cần quan trắc thêm số liê ̣u về lũ, đă ̣c biệt là những năm có lũ lớn. Luâ ̣n văn cũng chưa xác đi ̣nh đươ ̣c diê ̣n tích rừng Tràm cần thiết cho việc giảm thiểu những tác ha ̣i mà lũ gây ra.

Vận tốc dòng chảy lũ được khảo sát bằng phương pháp quan sát tốc độ di động của các phao nổi nên độ chính xác chưa cao.

Ảnh hưởng của cấu trúc và tuổi rừng đến khả năng ngăn lũ chưa được nghiên cứu mô ̣t cách kĩ lưỡng, đă ̣c biê ̣t là ảnh hưởng của rừng Tràm đến chiều cao sóng dòng nước lũ.

3. Kiến nghị

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện, đề tài có một số đề xuất sau:

Trong điều kiện cho phép cần có các nghiên cứu tiếp theo hoặc mở rộng hơn những nội dung còn hạn chế của đề tài nhằm xây dựng một hệ thống nghiên cứu về khả năng phòng hộ của rừng Tràm hoàn chỉnh và toàn diện hơn. Từ đây cũng có thể áp dụng để nghiên cứu cho các địa phương khác.

Số liệu quan trắc lũ cần được thu thâ ̣p thêm trong thời gian đủ dài để tìm ra được quy luật biến đổi của lũ. Vận tốc dòng chảy lũ cần được khảo sát bằng phương pháp có độ chính xác cao hơn.

Nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của cấu trúc và tuổi rừng đến khả năng ngăn lũ cần được nghiên cứu chi tiết hơn.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Lâm học khóa học 2009 – 2011, được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên

cứu khả năng phòng hộ của rừng Tràm ở huyê ̣n Tam Nông – tỉnh Đồng Thá p”.

Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Trần Quang Bảo - người thầy đã định hướng, khuyến khích và chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, cán bộ Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn những động viên và những ý kiến chuyên môn của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lâm học đã giúp tôi nâng cao chất lượng luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.

Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn và thực tế, thời gian hoàn thành đề tài không nhiều nên đề tài sẽ không tránh được những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi.Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này mà tôi sử dụng chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2011

Tác giả

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ……….….. Mục lục ………... Danh mục các từ viết tắt……… Danh mục các bảng………. Danh mục các hình……….. i ii iii iv v ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3

1.1. Trên thế giới ... 3

1.1.1. Nghiên cứu về rừng Tràm ... 3

1.1.2. Nghiên cứu về vai trò phòng hộ của rừng ... 5

1.2. Ở Việt Nam ... 8

1.2.1. Nghiên cứu về cây Tràm ... 8

1.2.2. Nghiên cứu về vai trò phòng hộ của rừng ... 11

Chương 2. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU... 14

2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ... 14

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ... 14

Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 20

3.1.1. Mục tiêu tổng quát ... 20

3.1.2. Mục tiêu cụ thể ... 20

3.2. Nội dung nghiên cứu ... 20

3.2.1. Nghiên cứu đă ̣c điểm cấu trúc rừngTràm ... 20

3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Tràm đến môi trường nước và đất . 20 3.2.3. Nghiên cứu khả năng ngăn lũ của rừng Tràm ... 21

3.3. Phương pháp nghiên cứu ... 21

3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ... 21

3.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ... 21

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ... 24

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 26

4.1. Nghiên cứu đă ̣c điểm cấu trúc rừng rừng Tràm ... 26

4.1.1 Đặc điểm hình thái cây Tràm ... 26

4.1.2. Đặc điểm phân bố rừng Tràm và các hệ sinh thái xung quanh khu vực nghiên cứu ... 27

4.1.3. Đặc điểm cấu trúc rừng Tràm ... 29

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Tràm đến môi trường nước và đất .. 38

4.2.1. Nghiên cứu đă ̣c điểm thổ nhưỡng ... 38

4.2.2. Nghiên cứu đă ̣c điểm môi trường nước ... 51

4.3. Nghiên cứu khả năng giảm lũ của rừng Tràm ... 65

4.3.1. Ảnh hưởng của bề rộng đai rừng Tràm tới vận tốc dòng chảy lũ . 65 4.3.2. Ảnh hưởng của cấu trúc rừng Tràm tới khả năng giảm lũ ... 66

4.3.3. Ảnh hưởng của tuổi từng đến khả năng giảm lũ ... 66

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng phòng hộ của rừng Tràm ... 67

4.4.1. Trồng rừng phòng hộ ... 67

4.4.2. Quy hoạch phân bố rừng Tràm ... 68

4.4.3. Bảo tồn gắn với phát triển kinh tế xã hội ... 69

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ... 70

1. Kết luận ... 70

2. Tồn tại ... 72

3. Kiến nghị ... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

JICA Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

ACIAR Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Ôx-trây-lia KHKT Khoa học kĩ thuâ ̣t

Viện KHLN Viện khoa ho ̣c Lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam

OTC Ô tiêu chuẩn

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

4.1: Bảng tổng hợp các đặc trưng mẫu cho các chỉ tiêu lâm học ... 31

4.2: Bảngtổng hợp giá trị trung bình của D1.3 và Hvn ... 35

4.3: Bảng tổng hợp giải tích thân cây ... 37

4.4: Kết quả phân tích đất tại khu vực nghiên cứu ... 39

4.5: Hàm lượng các chất trong đất rừng Tràmvà các mô hình trồng Lúa ... 45

4.6: Giá trị đỉnh lũ trong 10 năm quan trắc ... 54

4.7: Mực nước lũ trung bình 10 năm và các tháng trong năm (cm) ... 56

4.8: Bảng tổng hợp giá trị VL tại một số điểm điều tra ... 58

4.9: Kết quả phân tích nước tại khu vực nghiên cứu ... 60

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

4.1: Rừng Tràm mùa lũ ... 28

4.2: Một góc rừng Tràm ... 29

4.3: Đồng cỏ năng đầu mùa lũ ... 29

4.4: Sen, loài rất hay gặp ở các đầm lầy ngập nước vùng Đồng Tháp Mười ... 29

4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính ... 33

4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn ... 34

4.7: Biểu đồ tương quan giữa Hvn và D1.3 ... 36

4.8: Biểu đồ so sánh hàm lượng Fe và Al của rừng Tràm và các mô hình trồng Lúa ... 46

4.9: Biểu đồ so sánh hàm lượng Fe và Al ở trạng thái khác nhau ... 48

4.10: Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long ... 52

4.11: Biểu đồ diễn biến đỉnh lũ ... 55

4.12: Biểu đồ biến động mực nước lũ trung bình năm ... 57

4.13: Biểu đồ hàm lượng Al trong nước tại một số trạng thái ... 63

4.14: Biểu đồ chỉ số pH trong nước tại một số trạng thái ... 64

4.15: Biểu đồ hàm lượng Fe trong nước tại một số trạng thái………64

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ NN&PTNT (2002), Hội thảo khoa học về những nội dung của dự án khôi phục, xây dựng và bảo vê ̣ Vườn quốc gia U Minh Thượng sau trận chá y rừng tháng 3-4/2002, Kiên Giang.

2. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

3. Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn (2006), “Khả năng phát triển một số giống Tràm (Melaleuca sp) ở các tỉnh miền Bắc và tiềm năng bột giấy của gỗ Tràm”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1.

4. Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Xuân Quát (2008), Cây Tràm Việt Nam từ nghiên cứu đến sản xuất – sinh thái-chọn giống-lai tạo giống và kỹ thuật gây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Võ Đại Hải (1996), Nghiên các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 6. GS. TS. Đào Xuân Học, TS. Hoàng Thái Đại (2005), Sử dụng và cải tạo

đất phèn, đất mặt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Phan Nguyên Hồng (2002),Vườn quốc gia U Minh Thượng và vấn đề khôi phục hệ sinh thái rừng tràm, Báo cáo tại hội thảo khoa học “ Dự án khôi phục, xây dựng và bảo vệ Vườn Quốc Gia U Minh Thượng sau trận cháy rừng tháng 3-4/2002, TP. HCM.

8. Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2005), Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ các vùng ven biển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Lê Đình Khả, Hoàng Chương, Nguyễn Trần Nguyên, K. Pinyopusarerk (1999), Chọn giống Tràm cho trồng rừng ở đồng bằng Sông Cửu Long,

Hội thảo kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửa Long , Hồ Chí Minh.

10. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, ĐHLN, Hà Tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng phòng hộ của rừng tràm ở huyện tam nông, tỉnh đồng tháp (Trang 70)