Giám sát huyết thanh học của đàn vịt sau khi được tiêm phòng vacxin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 84)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Giám sát huyết thanh học của đàn vịt sau khi được tiêm phòng vacxin

H5N1 Navet-vifluvac

3.3.2.1. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vacxin H5N1 Navet-vifluvac mũi 1

Tại mỗi thời điểm 30, 60, 90, 120 và 150 ngày sau tiêm vacxin mũi 1, tiến hành lấy 150 mẫu/thời điểm để kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn vịt được tiêm vacxin H5N1 tại tỉnh Quảng Ninh. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.13 và hình 3.18.

Qua bảng 3.13 và hình 3.18 cho thấy:

+ Ở thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1, làm phản ứng HI có 145/150 mẫu huyết thanh vịt dương tính, chiếm tỷ lệ 96,67%. Trong các mẫu dương tính có 135 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 90,00%. Hiệu giá

Bảng 3.13. Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt sau tiêm vacxin H5N1 Navet-vifluvac mũi 1 Thời điểm lấy

mẫu sau tiêm vacxin mũi 1 (ngày) Tổng số mẫu (n) Số mẫu dương tính (mẫu) Tỷ lệ dương tính (%) Số mẫu đạt bảo hộ (n) Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT 30 150 145 96,67 135 90,00 6,01 60 150 144 96,00 131 87,33 5,73 90 150 136 90,67 117 78,00 5,44 120 150 131 87,33 106 70,67 4,74 150 150 112 74,67 73 48,67 4,58

Hình 3.18. Biểu đồ về tỷ lệ số huyết thanh mẫu dương tính và đạt bảo hộ ở vịt sau tiêm vacxin mũi 1 tại các thời điểm lấy mẫu

+ Ở thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1, làm phản ứng HI đối với mẫu huyết thanh vịt thấy có 144/150 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 96,00%. Trong các mẫu dương tính có 131 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 87,33%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,73 log .

+ Ở thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1, làm phản ứng HI 150 mẫu huyết thanh của vịt có 136 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 90,67%. Trong các mẫu dương tính có 117 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 78,00%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,44 log2.

+ Ở thời điểm 120 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1 cho đàn vịt, làm phản ứng HI có 131/150 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 87,33%. Trong các mẫu dương tính có 106 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 70,67%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 4,74 log2.

+ Ở thời điểm 150 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1, làm phản ứng HI cho 150 mẫu huyết thanh vịt thấy còn 112 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 74,67%. Trong các mẫu dương tính chỉ có 73 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 48,67%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 4,58 log2.

Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn vịt đạt mức cao nhất tại thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1 (5,69 log2) sau đó giảm dần, đến thời điểm 150 ngày giảm xuống còn 4,56 log2.

Biến động hiệu giá kháng thể ở đàn vịt được tiêm vacxin mũi 1 thể hiện ở hình 3.19.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Phú Bình (2010), tỷ lệ bảo hộ mẫu huyết thanh gia cầm sau tiêm phòng năm 2009 tại Bình Định đạt 82,9% (trong đó vịt 83% và gà 80,7%). Năm 2010 thu thập 1.500 mẫu máu vịt sau tiêm phòng đợt 1, tỷ lệ bảo hộ đạt 88%.

3.3.2.2. Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt được tiêm vacxin H5N1 mũi 1 tại các thời điểm lấy mẫu

Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt tiêm vacxin mũi 1 tại các thời điểm lấy mẫu được thể hiện qua bảng 3.14.

Bảng 3.14. Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt sau tiêm vacxin H5N1 Navet-vifluvac mũi 1

Thời điểm lấy mẫu sau tiêm

vacxin mũi 1 (ngày)

Tổng số mẫu

Tỷ lệ các mẫu có hiệu giá kháng thể log2 (%)

(-) ≤ 3 4 5 6 7 8 30 150 3,33 6,67 14,00 20,67 19,33 22,00 14,00 60 150 4,00 8,67 19,33 18,67 22,00 16,67 10,67 90 150 9,33 13,33 20,00 21,33 20,67 12,00 3,33 120 150 14,00 15,33 36,67 22,00 9,33 4,00 0,00 150 150 25,33 26,00 25,33 18,67 4,67 0,00 0,00

Bảng 3.14 cho thấy, khi kiểm tra hiệu giá kháng thể của các mẫu huyết thanh vịt sau tiêm vacxin mũi 1 bằng phản ứng HI tại các thời điểm khác nhau thì hiệu giá kháng thể của các mẫu được phân bố từ ≤ 3 - 8 log2, nhưng với tỷ lệ khác nhau tùy từng thời điểm. Cụ thể:

- Tại thời điểm 30 ngày, hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung từ 5 - 7 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8 log2 cũng khá cao (14,00%). Hiệu giá kháng thể của huyết thanh vịt tại thời điểm này cao hơn so với các thời điểm kiểm tra tiếp theo.

- Tại thời điểm 60 ngày, hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung ở mức cao từ 4 - 7 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8 log2 là 10,67%.

- Tại thời điểm 90 ngày, hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung ở mức cao từ 4 - 6 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8 log2 giảm xuống còn 3,33%.

- Tại thời điểm 120 ngày, hiệu giá kháng thể của các mẫu huyết thanh vịt tập trung ở mức ≤ 3 - 5log2. Số mẫu huyết thanh đạt hiệu giá kháng thể 7 log2 giảm còn 4,00%; không có mẫu nào đạt được hiệu giá kháng thể 8 log2.

- Tại thời điểm 150 ngày, hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung ở mức ≤ 3 - 4 log2, một số ít các mẫu có hiệu giá kháng thể đạt 6 log2 (4,67%). Không có mẫu nào đạt được hiệu giá kháng thể ≥ 7 log2.

Như vậy, tại thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 1 thì hiệu giá kháng thể phân bố ở các mức cao, rồi đến thời điểm 30 ngày, còn ở các thời điểm khác thì hiệu giá kháng thể tập trung ở các mức thấp hơn.

Kết quả về phân bố hiệu giá kháng thể của gà tại các thời điểm lấy mẫu được thể hiện qua hình 3.20 đến 3.25.

Hình 3.21. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 60 ngày sau tiêm vacxin mũi 1

Hình 3.22. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 90 ngày sau tiêm vacxin mũi

Hình 3.23. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 120 ngày sau tiêm vacxin mũi 1

Hình 3.24. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 150 ngày sau tiêm vacxin mũi 1

3.3.2.3. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vacxin H5N1 Navet-vifluvacmũi 2

Tại mỗi thời điểm 30, 60, 90 và 120 ngày sau tiêm vacxin mũi 2, tiến hành lấy 120 mẫu/thời điểm để kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn vịt được tiêm vacxin H5N1. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.15 và hình 3.25, 3.26.

Bảng 3.15. Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt được tiêm vacxin H5N1 Navet-vifluvac mũi 2 Thời điểm lấy

mẫu sau tiêm vacxin mũi 1 (ngày) Tổng số mẫu (n) Số mẫu dương tính (mẫu) Tỷ lệ dương tính (%) Số mẫu đạt bảo hộ (n) Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT 30 150 146 97,33 136 90,67 6,04 60 150 144 96,00 134 89,33 5,61 90 150 136 90,67 112 74,67 5,34 120 150 116 77,33 78 52,00 4,73

Hình 3.25. Biểu đồ về tỷ lệ số huyết thanh mẫu dương tính và đạt bảo hộ ở vịt sau tiêm vacxin mũi 2 tại các thời điểm lấy mẫu

Hình 3.26. Biểu đồ biến động hiệu giá kháng thể ở đàn vịt được tiêm vacxin mũi 2 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Qua bảng 3.15 cho thấy:

+ Ở thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 2 cho đàn vịt thí nghiệm, bằng phản ứng HI phát hiện có 97,33% số mẫu huyết thanh dương tính. Trong đó có 136 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 90,67%. Hiệu giá kháng thể trung bình của các mẫu đạt bảo hộ là 6,04 log2.

+ Ở thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 2, làm phản ứng HI có 96,00% số mẫu huyết thanh vịt dương tính, tỷ lệ bảo hộ đạt 89,33%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,61 log2.

+ Sau khi tiêm vacxin mũi 2 được 90 ngày, làm phản ứng HI để xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt thấy có 90,67% số mẫu dương tính. Có 112 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 74,67%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,34 log2.

+ Ở thời điểm 120 ngày sau khi tiêm vacxin mũi 2, làm phản ứng HI có 116 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 77,33%. Trong các mẫu dương tính có 78 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 52,00%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 4,73 log2.

Như vậy, tính đến thời điểm 120 ngày sau khi tiêm vacxin, đàn vịt trong tỉnh không còn khả năng bảo hộ nữa.

Sở dĩ tỷ lệ bảo hộ thấp có thể là do những đàn đã tiêm phòng nhưng thời gian lấy mẫu sau tiêm quá dài, nhiều đàn gần hết thời gian bảo hộ của vacxin, nhiều hộ mua thêm gia cầm nuôi chung với gia cầm đã tiêm phòng nhưng không báo cáo cho thú y cơ sở, nên khi chỉ định lấy mẫu đã ảnh hưởng đến kết quả bảo hộ của vacxin.

3.3.2.4. Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt được tiêm vacxin H5N1 Navet-vifluvac mũi 2 tại các thời điểm lấy mẫu

Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt tiêm vacxin mũi 2 tại các thời điểm lấy mẫu được thể hiện qua bảng 3.16.

Bảng 3.16. Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt được tiêm vacxin H5N1 Navet-vifluvac mũi 2

Thời điểm lấy mẫu sau tiêm

vacxin mũi 2 (ngày) Tổng số mẫu (n)

Tỷ lệ các mẫu có hiệu giá kháng thể log2

(%) (-) ≤ 3 4 5 6 7 8 30 150 2,67 6,67 13,33 18,00 24,00 22,67 12,67 60 150 4,00 6,67 18,67 20,67 34,00 8,67 7,33 90 150 9,33 16,00 21,33 22,00 18,67 10,00 2,67 120 150 22,67 25,33 26,00 15,33 9,33 1,33 0,00

Qua bảng 3.16 cho thấy, khi kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng phản ứng HI tại các thời điểm khác nhau thì hiệu giá kháng thể của các mẫu được phân bố từ ≤ 3 - 8 log2, nhưng với tỷ lệ khác nhau tại các thời điểm.

Tại thời điểm 30 ngày, hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung từ 5 - 7 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8 log2 khá cao (12,67%). Hiệu giá kháng thể của huyết thanh vịt tại thời điểm này cao hơn so với các thời điểm còn lại.

Tại thời điểm 60 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung nhiều ở mức 5 - 6 log2, các mẫu đạt tỷ lệ ≥7 log2 là 16,00%.

Tại thời điểm 90 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung ở mức cao từ 4 - 6 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8 log2 giảm xuống còn 2,67%.

Tại thời điểm 120 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu huyết thanh vịt tập trung ở mức ≤ 3 - 5log2. Không có mẫu nào đạt được hiệu giá kháng thể ≥ 8 log2. Chỉ còn 1,33% số mẫu đạt hiệu giá kháng thể ở mức 7 log2.

Kết quả về phân bố hiệu giá kháng thể của gà tại các thời điểm lấy mẫu được thể hiện qua hình 3.27 đến 3.30.

Hình 3.27. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 30 ngày sau tiêm vacxin mũi 2

Hình 3.28. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 60 ngày sau tiêm vacxin mũi 2

Hình 3.29. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 90 ngày sau tiêm vacxin mũi 2

Hình 3.30. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời điểm 120 ngày sau tiêm vacxin mũi 2

* Từ kết quả bảng 3.9 đến 3.16 có thể thấy: thời gian bảo hộ của đàn gà, vịt nuôi tại tỉnh Quảng Ninh được tiêm vacxin tương đối ngắn. Sở dĩ như vậy có thể là do đàn gia cầm trong tỉnh do rất nhiều thú y viên cơ sở cùng tiêm, nên có thể có sai số về kỹ thuật tiêm, không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật về: vị trí tiêm, liều lượng thuốc, kỹ thuật tiêm, kỹ thuật bảo quản vacxin… gia cầm ở thực địa còn có sự tiếp xúc giữa đàn này với đàn khác, giữa loài này với loài khác, với các động vật như lợn, chim bồ câu, nguồn thức ăn, nước uống trong thiên nhiên… Vì vậy, thời gian bảo hộ của các đàn gia cầm được tiêm tương đối ngắn.

Như vậy, khi sử dụng vacxin ngoài thực địa, cần tiêm nhắc lại trong thời gian ≤ 4 tháng mới đảm bảo được khả năng phòng bệnh (không phải là 25 tuần như khuyến cáo của nhà sản xuất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)