TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 32 - 35)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thúy Hà (2007) cho biết: khi điều tra tại công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ thấy hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà cao nhất vào thời điểm sau khi tiêm vacxin 1 tháng (7,2 log2), sau đó giảm xuống cịn 5,33 log2.

Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa (2008), hiệu giá kháng thể trung bình và tỷ lệ bảo hộ của vịt được tiêm cvacxin năm 2007 đạt cao nhất tại thời điểm 60 ngày (6,7 log2, 96%). Hiệu giá kháng thể trung bình và tỷ lệ bảo hộ của vịt được tiêm vacxin

năm 2008 đạt cao nhất tại thời điểm 60 ngày (6,6 log2, 100%). Hiệu giá kháng thể bảo hộ cho vịt kéo dài 4 tháng (150 ngày sau tiêm mũi 1).

Nguyễn Thị Dàng (2010) đã nghiên cứu và cho biết vacxin cúm gia cầm an toàn cho gia cầm và không ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng, sản lượng thịt của gia cầm.

Nguyễn Hữu Đệ (2011) cho biết, dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn tình Bắc Ninh từ năm 2004 - 2010 chia làm 7 đợt chính, đã có 434 lượt hộ chăn nuôi gia cầm tại 127/699 thôn (18,17%), của 65/165 xã, phường, thị trấn (51,59%) thuộc 8/8 huyện, thị xã, thành phố (100%) xảy ra dịch; tổng số gia cầm mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy 221.604 con (trong đó gà 190.796 con, thủy cầm 30.808 con).

Theo Lưu Hữu Mãnh và cs. (2011), tiêm phòng vacxin cúm gia cầm H5N1 Trung Quốc chủng Re-1, vô hoạt dạng nhũ dầu cho vịt CV super M vào 1 ngày tuổi và tiêm lặp lại vào 28 ngày tuổi cho đáp ứng miễn dịch rất thấp, không đủ mức bảo hộ đối với virus cúm gia cầm. Tiêm phòng vào ngày tuổi thứ 14 và lặp lại vào ngày tuổi 42, hiệu giá kháng thể cải thiện hơn nhưng cũng không đủ mức bảo hộ. Tác giả khuyến cáo cần nghiên cứu thời điểm tiêm phịng thích hợp cho giống vịt CV super M đạt hiệu giá bảo hộ, góp phần giảm thiểu nguy cơ xảy ra bệnh cúm gia cầm nguy hiểm.

Theo Văn Đăng Kỳ (2012), từ đầu năm 2012 đến tháng 3/2012, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 59 xã /phường của 42 huyện /quận thuộc 14 tỉnh /thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 66.373 con, trong đó gồm 8.711 gà, 56.550 vịt, 1.112 ngan.

Trần Thị Trúc (2013), đã nghiên cứu và cho biết: Gà mắc cúm gia cầm có triệu chứng phức tạp, gồm các triệu chứng ở hệ hơ hấp, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh Newcastle, CRD, Gumboro, tụ huyết trùng... Triệu chứng đặc trưng và có ý nghĩa trong chẩn đoán

phân biệt trong bệnh cúm gia cầm là biến đổi mào tích và xuất huyết da chân vùng không lông.

Theo Nguyễn Thu Thủy (2013), từ cuối năm 2005 đến nay, Việt Nam đã tổ chức tiêm phòng vacxin (phần lớn là nhập khẩu từ Trung Quốc: H5N1, H9N2, H5N2 và Trovac) cho đàn gia cầm, kết hợp với các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp khác nên đã đạt được một số kết quả nhất định như: Khống chế được dịch

lưu hành, dịch không xảy ra ở diện rộng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm, đàn gia cầm vẫn tăng trưởng đều qua các năm, các trang trại lớn đều khơng có dịch, đặc biệt đã giảm thiểu ca nhiễm bệnh cúm trên người.

Trần Văn Phúc (2015) khi nghiên cứu dịch cúm gia cầm tại Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 đã cho biết: trong những năm xảy ra dịch, dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra vào vụ Đông - Xuân, chiếm tỷ lệ 86,38%; tỷ lệ nhiễm thấp hơn vào vụ Hè - Thu, chiếm 13,62%.

Theo Lê Văn Lương (2015), có 33 tỉnh trên phạm vi cả nước có gia cầm mắc bệnh cúm vào năm 2014, dịch xảy ra tại 93 huyện, 158 xã với tổng số 212.600 gia cầm mắc bệnh, cụ thể có 84.972 gà, 136.426 vịt và 119 ngan mắc bệnh.

Đỗ Tiến Đạt (2016) khi nghiên cứu về tình hình dịch cúm gia cầm tại Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016 đã cho biết, việc áp dụng phương thức chăn thả tự do thì tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm là cao nhất 80,90%; bán công nghiệp 11,49% và chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc cúm thấp nhất 7,62%.

Trần Văn Nam (2017) cho biết, biến động tỷ lệ mắc cúm gia cầm theo mùa: mùa Đông gia cầm mắc bệnh cao chiếm tỷ lệ 38,6%, mùa Hạ gia cầm mắc bệnh cúm thấp hơn chiếm tỷ lệ 8,99%.

Theo Nguyễn Trường Sơn (2018), tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm khác nhau rõ rệt ở 3 quy mô đàn: Những đàn có quy mơ dưới 200 con mắc bệnh nhiều hơn cả, sau đó là những đàn có quy mơ từ 200 đến 500 con.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin h5n1 navet vifluvac tại tỉnh quảng ninh​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)