Các vị thuốc trong bài thuốc

Một phần của tài liệu Hạ đường huyết và cách chữa đái tháo đường (Trang 36 - 41)

1. Sa sâm (Radix Launae pinnatifidae)

- Bộ phận dùng: rễ phơi sấy khô của cây sa sâm (Radix Glehniae). Họ: Cúc (Asteraceae) [19], [30].

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn ; quy kinh phế.

- Công dụng: dưỡng âm, trừ hư nhiệt, trừ ho, thanh phế, chỉ khát, tả hoả.

- Chủ trị: dùng làm thuốc chữa chứng phế âm hư gây khái thấu và sốt. - Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: chứa Saponin (Triterpenoid) [54] có tác dụng hạ đường huyết, dịch chiết rễ bằng cồn có tác dụng làm giảm nhẹ thân nhiệt thỏ, hạ nhiệt ở thỏ sốt do tiêm vacxin.

- Liều dùng: 6 – 12g/ngày dạng sắc.

2.Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis)

- Bộ phận dùng: thân rễ của cây củ mài (Radix Dioscoreae Popositae).

[19], [30]. Họ: củ nâu (Dioscoreaceae).

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình; quy kinh tỳ, vị, phế, thận. - Công dụng: ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận, cố tinh chỉ đới.

- Chủ trị: các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư, điều trị âm hư nội nhiệt (khát, uống nhiều, tiểu nhiều).

- Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: chứa các thành phần có tác dụng hạ đường huyết (Allantoin, chloline, saponin) [12], [54], [81], ở nhiệt độ 45-55OC khả năng thuỷ phân chất đường của enzym trong hoài sơn rất cao, trong acid loãng trong 3 giờ có thể thủy phân 5 lần trọng lượng đường.

- Liều dùng: 10-20g/ngày, dạng thuốc sắc.

- Bộ phận dùng: quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử (Fructus Lycii). Họ: cà (Solanaceae)[19], [30].

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình; quy kinh phế, can, thận.

- Công dụng: bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt, bổ tinh khí. - Chủ trị: kỷ tử được coi là một vị thuốc bổ toàn thân, dùng trong điều trị chứng Tiêu khát (phối hợp với các vị thuốc khác), viêm phổi, mệt mỏi, gầy yếu, mắt mờ, di mộng tinh.

- Thành phần hoá học: trong kỷ tử chứa các thành phần có tác dụng hạ đường huyết (polysaccharid, betaine), có chừng 0,09% chất betain C5H11O2N. Theo Từ Quốc Vân và Triệu Thủ Huấn trong 100 quả có 3,96mg caroten, 150mg calci, 6,7mg P, 3,4mg Sắt, 3mg Vitamin C, 1,7mg acid xyanhydric và có thể có atropin.

- Tác dụng dược lý: tăng bạch cầu máu ngoại vi, tăng cường miễn dịch dịch thể, tăng khả năng tạo máu, chống lão suy, chống ung thư, giảm đường máu.

- Liều dùng: 6-15g/ngày dạng thuốc sắc.

4.Thục địa (Rehmania glutinosa)

- Bộ phận dùng: thục địa là sinh địa chế biến theo phương pháp cửu chưng, cửu sái trong YHCT (Radix Rehmania Preparata). Họ: hoa mõm chó (Scrophulariaceae) [19], [30].

- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính hơi ôn; quy kinh tâm, can, thận - Công dụng: bổ huyết, tư âm, ích tinh

- Chủ trị: can huyết hư; thận âm bất túc (sốt từng cơn, cốt trưng, ra mồ hôi trộm, di tinh, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều) thường dùng với hoài sơn, sơn thù.

- Thành phần hoá học: chứa các thành phần có tác dụng hạ đường huyết (captapol, phytosterol), các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Triều Tiên đã lấy ra được các chất manit C6H8(OH)6, rehmanin là một glucosid, glucose và một ít caroten.

- Tác dụng dược lý: cường tim, lợi niệu, hạ đường máu, tăng bạch cầu ngoại vi, tăng cường khả năng miễn dịch.

- Liều dùng: 10 - 30g/ngày, dạng sắc.

5. Đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge )

- Bộ phận dùng: là rễ phơi khô hay sấy khô của cây đan sâm (Radix Salviae multiorrhizae). Họ: Hoa môi (Lamiaceae) [19], [30].

- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hơi hàn; quy kinh tâm và can. - Công dụng: trục huyết ứ, sinh huyết mới, chỉ huyết điều kinh.

- Chủ trị: là thuốc cầm máu cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, kinh nguyệt ít hoặc nhiều đều dùng được.

- Thành phần hoá học: trong đan sâm có 3 chất xeton có tinh thể: Tansinon I có công thức C18H12O3, độ chảy 231oC; Tansinon II có công thức C19H18O3, độ chảy 2160C; Tansinon III có công thức C19H20O3, độ chảy 1820C; Chứa các chất có tác dụng hạ đường huyết (Cryptotnshinone, acid polphenoic) [59].

- Tác dụng dược lý: giãn động mạch vành, giãn mạch ngoại vi, ức chế kết tập tiểu cầu, giảm mỡ máu, thúc đẩy nhanh quá trình liền xương và vết thương, tăng cường miễn dịch, giảm đường máu và chống ung thư.

- Liều dùng: 6-12g/ngày dạng sắc.

6. Thiên hoa phấn (Trichosanthes Kirilowii Maxim)

- Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô hay sấy khô cây qua lâu (Radix Trichosanthis). Họ: bầu bí (Cucurbitaceae) [19], [30].

- Công dụng: thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, nhuận phế, giải độc, tiêu ung thũng, bài nùng, lợi sữa.

- Chủ trị: chứng nhiệt bệnh thương tân gây miệng khô, phiền khát; chứng phế táo nhiệt gây ho khan, ít đờm, trong đờm lẫn máu; mụn nhọt sưng loét.

- Thành phần hoá học: chứa các chất gây hạ đường huyết đó là các Trichosan A, B, C, E, trong đó Trichosan A là glycan chủ yếu có tác dụng hạ đường huyết [81]. Các polysaccharid cũng có tác dụng hạ đường huyết. Karasurin A cho thấy Trichosanthin chiếm tỷ lệ hơn 1%: có tác dụng chống u và chống virut kể cả HIV. Karasurin được phân lập từ rễ qua lâu tươi gây sẩy thai.

- Tác dụng dược lý: nước sắc rễ cây qua lâu có tác dụng chống tăng đường huyết. Các Trichosan A, B, C, D, E, có tác dụng hạ đường huyết ở chuột nhắt bình thường. Chất glycan chính Trichosan A có tác dụng hạ đường huyết ở cả chuột nhắt gây ĐTĐ với alloxan. Tác dụng trực tiếp đến sự nuôi dưỡng tế bào tầng ở nhau thai gây ra hoại tử, dễ gây thai chết lưu hoặc sẩy thai. Có tác dụng nhất định trong chống ung thư. Có tác dụng ức chế liên cầu tan huyết, song cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu.

- Liều dùng: 15 - 30 g/ngày.

7.Khiếm thực(Euryale ferox Salisb)

- Bộ phận dùng: hạt phơi hay sấy khô của cây khiếm thực (Senmen Euryales). Họ: súng (Nymphaeaceae) [19],[30].

- Tính vị quy kinh: bình, ngọt, sáp; quy kinh tỳ, thận

- Công dụng: ích thận, cố tinh, kiện tỳ chỉ tả, trừ thấp chỉ đới.

- Chủ trị: các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối, di tinh, đi đái nhiều, phụ nữ khí hư bạch đới, ỉa chảy kéo dài do tỳ hư.

- Thành phần hoá học: theo thực vật học tạp chí (Trung Quốc) trong khiếm thực có nhiều tinh bột và catalase. Chứa 3 sesquineolignan mới có tên là euryalins A (C31H38O10), euryalins B (C30H36O9), euryalins C (C32H40O12) có tác dụng chống oxy hóa và tác dụng điều trị bệnh suy thận do ĐTĐ [64], [81]

8.Ích trí nhân(Alpinia oxyphylla Miq)

- Bộ phận dùng: là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây cây ích trí

(Fructus Alpiniae oxyphyllae). Họ: gừng (Zingiberaceae) [19],[30]. - Tính vị quy kinh: vị cay tính ôn; quy kinh tỳ, thận

- Công dụng: bổ thận, trợ dương, cố tinh sáp niệu, ôn tỳ chỉ tả, nạp khí bình suyễn.

- Chủ trị: đau lưng, liệt dương; tỳ thận dương hư gây đại tiện lỏng nát; chứng hen suyễn do thận không nạp được khí.

- Thành phần hoá học: trong ích trí nhân có chừng 0,7% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là terpene C10H16, sesquiterpen C10H14 và sesquiterpennancola có tác dụng hạ đường huyết [12], [54], [81] .

- Tác dụng dược lý: giãn động mạch vành, hưng phấn thần kinh tim, tăng sức bóp cơ tim, rút ngắn thời gian chảy máu, chống ung thư, sát khuẩn, tẩy giun.

- Liều dùng: 10-15g/ngày dạng sắc.

9.Tri mẫu (Anemarrhena aspheloides Bunge)

- Bộ phận dùng: thân rễ phơi hay sấy khô của cây tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae). Họ: hành tỏi (Liliaceae) [19], [30].

- Tính vị quy kinh: đắng, ngọt, tính lạnh; quy kinh phế, kinh vị, kinh thận. - Công dụng: thanh nhiệt tả hỏa, tư âm nhuận táo.

- Chủ trị: thường được dùng chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường); sốt từng cơn (triều nhiệt), nóng trong xương (cốt trưng), ra mồ hôi trộm, âm hư hỏa vượng; chứng phế nhiệt gây ho đờm dính màu vàng hoặc phế vị nhiệt gây sốt cao, khát nước, mạch hồng đại.

- Thành phần hoá học: trong tri mẫu có các thành phần hạ đường huyết (Saponin gọi là asphonin, Polysaccharid, mangiferin) [54], [81].

- Tác dụng dược lý: hạ sốt, trừ đờm, lợi niệu, hạ đường máu, ức chế trực khuẩn lị và song cầu khuẩn.

- Liều dùng: 4-10g/ngày dạng thuốc sắc.

- Bộ phận dùng: thân rễ phơi hay sấy khô của cây khúc khắc (Rhizoma Smilacia glabrae). Họ: hành tỏi (Liliaceae)[19], [30].

- Tính vị quy kinh: bình, ngọt, đạm, quy kinh can và vị. - Công dụng: giải độc, trừ thấp, thông lợi quan tiết.

- Chủ trị: điều trị trúng độc thủy ngân; đái đục, đái buốt, khí hư; thấp nhiệt gây mụn nhọt, ngứa âm hộ gây đới hạ; vảy nến.

- Thành phần hoá học: chứa các chất có tác dụng hạ đường huyết (Saponin, flavonoid, nuciferin) [54], ngoài ra còn có tanin, chất nhựa.

- Tác dụng dược lý: Nguyễn Ngọc Xuân, Đào Văn Phan, Nguyễn Duy Thuần (2000) kết luận dịch chiết ethnol từ thân rễ thổ phục linh có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng.

- Liều dùng: 10-20g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.

Một phần của tài liệu Hạ đường huyết và cách chữa đái tháo đường (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w