Xuân về thay màu áo mới Đất trời trải sắc xanh tươi Câu chúc lời chào rạng rỡ Muôn nhà náo nức niềm vui Đầu xuân bút lòng rộn rã Câu thơ say những điệu vần Gom vào hương, hoa, nắng, gió Cho tình tràn trải thương yêu...
Mùa đáo chỉ rộ lên sau Tết. Lúc bấy giờ trong túi đứa nào cũng rủng rỉnh tí tiền mừng tuổi. Những tờ giấy bạc một hào, hai hào mới cng, cịn thơm mùi mực in. Những đồng hai xu, năm xu sáng choang, soi gương được. Nhiều đứa để dành tiền bằng cách bỏ vào ống tre, ống luồng. Đứa nào máu mê cờ bạc, rủ nhau ra ngã ba Ông Lang Gừng chơi đáo. Đoạn đường chỗ ấy khô ráo, phẳng phiu, vừa độ nảy của những đồng xu khi rải díu cũng như khi chọi.
Khơng có gì cuốn hút, mê hoặc tôi bằng chơi đáo ăn tiền. Nhưng tiếc thay, tôi lại là đứa chơi dở tệ. Lúc chơi thử còn tạm được, chọi mười nhát trúng được sáu, bảy. Nhưng khi vào cuộc, vừa giơ hòn cái lên nhằm nhằm, tay đã run bắn. Sau mấy lần thua nhẵn túi, tơi khơng cịn đủ máu mặt chơi tiếp, chỉ đứng ngồi xem. Đứng chầu rìa mà tim đập, mắt hoa vì có những ván đáo quá to, xu rải trắng đất.
Trong số những thằng trẻ con chơi đáo, thằng Nheo chơi mả nhất vùng. Người lớn cũng biết tài nó, gọi nó là thằng đáo gạo - chơi đáo lấy tiền đong gạo.
Nheo là con ông Mè, làm nghề thuyền chài ở cuối làng. Vợ chồng ông Mè không mảnh đất cắm dùi, quanh năm sống cùng đứa con trên chiếc thuyền nát neo ở bến sông. Thằng Nheo lớn lên, cũng được bố mẹ thắt lưng buộc bụng cho lên bờ đi học với lũ trẻ. Nhà nghèo rớt mùng tơi, nhưng Nheo học giỏi. Đặc biệt là mơn Tốn. Tính nó lại nhanh nhảu, vui vẻ nên dễ gần chúng tôi. Gặp những bài tốn khó nhiều khi chúng tơi phải nhờ nó giải hộ… Nhưng dù sao thì chơi đáo mới là sở trường số một của cu cậu, làm cho cu cậu nổi tiếng.
Người chơi đáo giỏi, trước hết phải biết rải díu giỏi. Cầm nắm xu trên tay, nhẹ nhàng rải một nhát như người vãi nắm hạt giống. Xu rơi xuống, tản đều bên trên cái vạch cách chỗ đứng cả vài mét. Các đồng xu hầu hết tách rời nhau, nhưng tốt nhất là có mấy đồng đè lên mép nhau, gọi là díu. Có díu đơi, díu ba, díu tư, thậm chí díu năm. Một lần rải mà có từ hai díu trở lên thì phải gom xu ở các díu lại, bày thượng hạ rồi mới được chọi. Chơi đáo gặp díu đơi là ngon nhất. Mấy chục đồng xu rải ra mà chỉ có một cái díu đơi thì ván đáo giống như mâm cỗ thịnh soạn dọn sẵn trước mặt.
Khâu tiếp theo, quyết định thắng thua, là chọi. Người chơi cầm hòn cái, nhắm cho trúng, chọi làm sao cho díu tan ra, hịn cái khơng dính vào xu, xu khơng bị văng xuống dưới vạch, là ăn trọn ván. Díu ba, díu tư, díu năm… cũng vậy. Phải tan hết mới ăn
hết. Tan một, hai đồng, chỉ được ăn một, hai đồng. Vô phúc bị đồng nào văng xuống dưới vạch thì gọi là tịt. Tịt khơng được ăn đã đành, cịn phải móc túi chầu thêm xu.
Thằng Nheo mả cả hai khâu. Chơi với những anh lớn tuổi hơn mà có khi nó cịn chấp một quãng vạch. Tức là đứng xa hơn họ vài ba gang tay.
Chầu rìa xem thằng Nheo chơi đáo, tơi có cảm giác như đang xem biểu diễn nghệ thuật. Một thứ nghệ thuật đầy ma mị. Từ cách nó xịe bàn tay rải xu, cách chọi, cách bước lên khỏi vạch để vơ tiền… sao mà chính xác, sao mà nhịp nhàng! Động tác, di chuyển không thừa không thiếu, không nhanh không chậm. Một lần, tưởng như tôi đã phát hiện ra được “độc chiêu” của nó. Ấy là khi chọi, nó vẫn mở cả hai mắt. Trong khi chúng tôi nhằm mục tiêu bằng một mắt, mắt kia nheo lại, thì hai mắt thằng Nheo vẫn mở trừng trừng. Nhưng khi tôi tập chọi mở cả hai mắt thì lại chẳng bao giờ thành cơng. Mở hai mắt, lắm khi một cái díu lại hóa thành hai, thật ảo lẫn lộn hết cả.
Tết đến, thằng Nheo kiếm được hàng chục đồng, vài chục đồng nhờ
tài đánh đáo. Số tiền ấy nhiều khủng khiếp đối với bọn trẻ con chúng tôi lúc bấy giờ. Nó âm thầm mở rộng địa bàn hoạt động. Ở làng hết người chơi, nó mị lên Xuân Khê, lên tận Thượng Nông, Vạn Thọ là những nơi mà chúng tôi mới chỉ nghe nhắc đến tên. Nó chơi thơng tầm từ sáng tới tối. “Chun mơn” của nó được mài giũa thường xuyên, tưởng như đã đạt mức tinh hoa tuyệt đỉnh.
Mỗi lần đi qua cái bến sông cuối làng, thấy con thuyền nát bập bềnh sát mép nước, không hiểu sao tôi cứ nghĩ chẳng mấy chốc, cả nhà Nheo sẽ được lên bờ, có nhà cửa hẳn hoi, nhờ tiền đánh đáo của nó.
Buổi chiều đầu năm, có khách lạ từ đâu đi vào làng - người đàn ông đứng tuổi, đội mũ lá, mặc bộ quần áo nâu sờn cũ. Chính giữa cằm ơng, một cái nốt ruồi đo đỏ to như quả vối chín, mọc ra ba sợi râu trắng phơ phất. Trông ông hao hao giống một gã lái lợn, hoặc một tay buôn chuối vẫn thường tạt qua làng. Đôi mắt sáng, ẩn giấu vẻ tinh nghịch là điểm duy nhất khiến chúng tơi có thiện cảm với khách.
- Phiền các cậu, chỉ giùm tôi nhà cậu Nheo? - Khách dừng lại hỏi thăm.
- Nheo đóng cối, Nheo “gù” hay Nheo Mè?
- Nheo đóng cối chết từ tám hốnh, cịn đâu nữa mà hỏi…
-…
Nghe chúng tôi nhao nhao, khách từ tốn ngắt lời:
- Nheo đáo gạo.
- A, vậy là Nheo Mè. Nhưng giờ này chắc gì nó có nhà? Nó cịn mải đi kiếm gạo…
- Thì các cậu cứ dẫn tơi đến.
Có duyên tay bắt mặt mừng. Không duyên đành phải quay lưng tìm đường…
Người khách đưa tay lên mân mê mấy sợi râu, mủm mỉm cười.
Chúng tôi vui vẻ dẫn ông xuống cuối làng.
- Ê, Nheo! Có nhà khơng? Một đứa đứng trên bờ gọi to. Con thuyền nát bập bềnh. Thằng Nheo chui từ trong khoang ra. Nó nheo mắt vì chói nắng, rồi cứ thế vạch quần, ung dung tè một bãi xuống sơng.
- Đái nhanh lên. Có khách hỏi thăm này.
Nheo rùng mình, nhìn chúng tơi cười rõ tươi, nhún mình nhảy một phát lên bờ.
Ông khách liền tiến đến trước mặt nó, ngả chiếc mũ lá, cúi chào rất “kịch”:
- Chào cậu. Tôi từ phương xa tới, ngưỡng mộ tài danh đã lâu. Nay sau chuyến bn, có lời chút tiền còm, muốn được bỏ ra để được cậu chỉ giáo...
Chúng tơi đang khối trá vì kiểu ăn nói như trong truyện Tàu của ơng khách, thì thằng Nheo huỵch toẹt:
- Chú rủ cháu chơi đáo à? Khách bật cười ha ha:
- Vâng. Cậu có thể cho tơi tiếp mươi ván được chứ?
Gì chứ đáo thì đương nhiên thằng Nheo khơng từ chối. Chúng tôi kéo nhau vào sân nhà thờ - một trong số những sân đáo rất quen thuộc của nó.
Ơng khách và Nheo vào cuộc ngay.
Chầu một hào, tức là mỗi bên bỏ ra năm đồng 2 xu.
Thả xu lấy lượt. Nheo được đi trước. Rải. Díu đơi. Nheo sực nhớ:
- Này, chú có cần cháu chấp một đoạn khơng? - Nó hỏi, rất tự nhiên, theo thói quen.
- Cảm ơn cậu. Nhưng tôi muốn cuộc chơi cơng bằng.
“Này thì cơng bằng”! Thằng Nheo không ngần ngại, choảng ngay hịn cái chì nặng chịch xuống cái díu đơi. Trúng. Ván đầu tiên nó thắng.
Ván thứ hai, ván thứ ba, ván thứ tư nó cũng thắng. Ơng khách chỉ gỡ
38
Thần đáo
Truyện ngắn của TRẦN ĐỨC TIẾN
lại được ván thứ năm.
Chúng tơi st phì cười vì hịn cái mà ơng khách dùng để chọi. Dân chơi đáo chuyên nghiệp vẫn tự thửa cho mình hịn cái riêng. Cái bằng sắt, cái bằng đồng, cái là đồng bạc hoa xòe - đồng tiền từ thời trước cịn sót lại, vốn bằng bạc, cầm nặng tay. Hịn cái của thằng Nheo bằng chì, tự tay nó đổ lấy - một hòn cái trải qua quá nhiều cuộc chinh chiến, sạm lại và nhằng nhịt vết xước. Hịn cái của ơng khách này lại bằng sành. Một mảnh sành như ngẫu nhiên nhặt được dưới gốc tre, bụi ruối, ghè qua quýt thành hình hơi trịn trịn. Trông tạm bợ, nghiệp dư vô cùng. Thua là phải.
Ván thứ sáu, ván thứ bảy lại là của Nheo.
Chắc sẽ còn nhiều ván nữa của Nheo. Càng chơi, tay nó càng dẻo. Những đồng xu rải đều. Cái díu đơi với hai đồng xu chỉ hơi mớm vào nhau. Ván đáo nào trơng cũng ngon như mâm cỗ.
Ơng khách thua nhanh. Cứ đà này chả mấy chốc ơng nhẵn túi. Ơng quăng chiếc mũ lá đang đội xuống đất. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Đơi lơng mày nhiu nhíu… Tơi bắt đầu thấy ái ngại thay cho ơng. Kìa! Khách đã hết sạch tiền xu, bắt đầu phải rút tiền giấy ra đổi rồi. Một hào lấy năm đồng 2 xu. Ông đổi hẳn năm hào, rồi một đồng, hai đồng…
- Chú vẫn chơi tiếp chứ? - Nheo hỏi, giọng có vẻ tự mãn.
- Cịn sớm mà cậu? - Ơng khách nhìn mặt trời, lấy lại vẻ mặt tươi tỉnh.
Họ chơi tiếp. Đến ván thứ bao nhiêu tôi không nhớ, bỗng khách đề nghị:
- Không cần chơi nhiều xu nữa. Ta chỉ chơi bằng hai đồng thôi. Nhưng mỗi ván chầu thêm tiền giấy. Cậu chịu không?
Thằng Nheo và chúng tôi nghĩ đơn giản là ông khách hết xu rồi, ngại đổi tiền nên chơi kiểu đó. Cũng
tiện. Nheo đồng ý liền. Hai đồng xu nó cũng có thể rải díu đơi ngon cht. Và quả thật ơng khách lại thua thêm mấy ván nữa.
Ông dừng lại:
- Tơi cịn tiền, nhưng chơi thế này nhỏ giọt quá. Tôi muốn dốc túi làm một keo cuối cùng. Được ăn cả, ngã về khơng…
- Chú cịn bao nhiêu? - Thằng Nheo cố giấu vẻ hồi hộp, hỏi.
- Hai trăm.
Tôi nghe như tiếng sét xẹt qua tai. Hai trăm đồng! Một số tiền không thể tưởng tượng nổi. Ơi thơi! Ơng khách này điên mất rồi.
Nheo lặng người. Tiếng bạc quá lớn làm cho nó chống váng. Nhưng chỉ thống sau nó lại lấy được thăng bằng, mắt ngời lên:
- Chú chờ cháu tí. Cháu chạy về nhà uống ngụm nước.
Ông khách khẽ nhếch miệng, gật gù nhìn theo con bạc khát nước theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đang chạy vội xuống bến sông.
Thằng Nheo vồ lấy cái ấm nước vối để nguội trong khoang thuyền, đưa lên miệng tu ừng ực. Nó quay ra hỏi ơng Mè đang vá lưới ngồi mui, giọng lạc đi:
- Bố! Mua một cái nhà trên bờ hết bao nhiêu?
Ông Mè nghiêng đầu hỏi lại: - Mày làm sao thế? Ngủ mơ à? Nheo gắt:
- Con hỏi thật, hết bao nhiêu? - Mẹ mày! Những bốn, năm trăm cơ. Bán cả tao lẫn mẹ mày đi cũng không đủ…
Nheo khơng nói gì nữa. Nó lục lọi một lúc dưới đáy mớ quần áo cũ, trong mấy cái ống luồng, miệng lẩm nhẩm. Nó tính rất nhanh. Đoạn cho tất cả những thứ lấy ra vào mảnh vải, gói lại giấu vào bụng, nhảy vội lên bờ.
Trước mắt tôi bỗng hiện ra một
thằng Nheo khác. Vẫn bộ quần áo ấy, mái tóc ấy, nhưng khn mặt tái dại, già sắt. Canh bạc quyết định cuộc đời đã làm nó biến dạng ghê gớm. Và tơi chỉ thực sự tin là nó, khi nhìn thấy hịn cái bằng chì quen thuộc nó vẫn cầm trong tay.
Theo luật, hai người chơi cùng chồng tiền ra đất. Đống tiền của Nheo to hơn đống tiền của khách. Rất nhiều xu. Nhiều hào lẻ, lẫn lộn với những tờ bạc trước đó khơng lâu cịn nằm trong túi đối thủ. Tiền của khách hầu hết là tiền giấy. Những tờ mười đồng đỏ tươi. Những tờ năm đồng xanh biếc...
Thả xu lấy lượt, Nheo lại được đi trước. Vận may như tiếp tục mỉm cười với nó. Vẫn là mấy ngón tay rất dẻo câu nhẹ hai đồng xu ra xa. Chúng tơi ồ lên. Díu đơi.
Ơng khách giựt giựt mấy sợi râu mọc ra từ cái nốt ruồi. Chúng tơi khơng dám nhìn thẳng. Thằng Nheo bắt đầu giơ đồng cái lên. Nhắm. Tất cả nín thở. Một nhát chọi giá hai trăm đồng. Hai trăm đồng! Một nửa ngôi nhà trên bờ. Thay đổi số phận cả ba người. Thống run run trên mấy ngón tay cầm đồng cái. Nhưng rồi không thể đợi lâu hơn. Tôi nhắm mắt lại. Đúng lúc Nheo chọi xuống.
- Trượt rồi!
Tôi mở mắt ra khi nghe cái giọng thản nhiên của ông khách.
- Bây giờ đến lượt tơi.
Nheo đã chọi trượt. Trượt thật. Có lẽ là lần đầu tiên nó chọi hỏng một cái díu đơi. Cái díu đơi ngon nhất, quan trọng nhất trong đời nó. Cái díu đơi trị giá hai trăm đồng! Nó khuỵu gối, chống hai tay ra sau, nửa ngồi, nửa muốn ngã ngửa. Tư thế hoàn tồn bạc nhược. Tơi có cảm giác ơng khách lạ kia sẽ là người quyết định cho cu cậu được đứng dậy hay vĩnh viễn nằm trên đất.
- Díu đơi!
Tiếng đứa nào thảng thốt.
Díu đơi của ơng khách. Ơng ta bình tĩnh chùi tay vào vạt áo, rồi xoay nghiêng cái mảnh sành trịn trịn lại. Thay vì chọi, ơng ta mổ cị. Một cú mổ cị mạnh và dứt khốt. Hịn sành bay nghiêng. Thậm chí tơi cịn nghe “véo” một cái như tiếng gió rít. Cực kỳ chính xác. Cạnh hịn sành mổ vào mép ngồi của một trong hai đồng xu. Hịn sành lật đật chạy lên trước một đoạn. Còn đồng xu bị mổ bật cao, rơi xuống, xoay tít mấy vịng trước khi nằm im.
Cả bọn chúng tôi chết lặng. - Đại trượng phu, thua một ván đáo như muỗi chí gỗ lim! Thấm tháp gì.
Vừa nói, ơng khách vừa lạnh lùng vơ gọn cả hai đống tiền nhét vào cái túi vải thủ sẵn trong bụng. Cái nốt ruồi trên cằm rực lên như son.
Thằng Nheo đột ngột thốt dương, mồ hơi túa ra đầy mình. Hai hàm răng nghiến chặt. Chúng tôi hốt hoảng xúm vào lay gọi cho nó tỉnh lại. Khi quay ra thì ơng khách đã biến mất cùng túi tiền từ lúc nào.
Một buổi sáng khi ngủ dậy, người làng tơi khơng nhìn thấy con thuyền nát đâu nữa.
Có tin đồn nó rời đến một khúc sông nào xa lắm, phía thượng nguồn. Lại có người bảo, cái ơng khách lạ chơi đáo với thằng Nheo hôm nào đã trả lại tiền cho nó. Trả tồn bộ. Hai trăm đồng. Số tiền mà nó tích cóp được qua mấy năm hành nghề, và thua sạch trong ván đáo định mệnh. Nheo tỉnh ra, bỏ hẳn “nghề” đáo gạo…
Từ đó khơng ai nghe nói gì về tung tích ơng khách lạ lùng kia. Trong những câu chuyện đồn thổi của dân giang hồ máu me cờ bạc, ông được suy tôn là “thần đáo”.
Úi chà! Đáo gạo đấu với thần đáo thì thua lấm lưng trắng bụng là phải rồi.
Cuối năm 2014
39
40
1Tiễn một người đi xa, chúng ta thường chúc “thượng lộ bình an”, mong cho chuyến đi của họ không gặp trắc trở. Đời người có lắm chuyến đi, hiểu cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng; có khi nhờ di chuyển từ nơi A đến nơi B mà số phận cũng đi từ khổ tận tới cam lai. Thế nên lời chúc bình an trên một hành trình cụ thể cũng dùng luôn cho việc chúc may mắn trong suốt mấy chục năm một con người bước đi trên con đường đời.
… Lúc này, “sợt” trên Google bằng từ khóa “lời chúc năm mới”, chỉ 0,41 giây đã tìm ra 73.000 kết quả. Tràn ngập các nội dung chúc tài lộc, công danh, sức khỏe v.v…. Nào là “Năm Ất Mùi 2015 chúc bạn
luôn: Đong cho đầy hạnh phúc/ Gói cho trọn lộc tài/ Giữ cho mãi an khang/ Thắt cho chặt phú quý”; “Năm mới Tết đến/ Rước hên vào nhà/ Quà cáp bao la/ Mọi nhà no