14. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2. Thu hút vốn đầutư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp
2.2.1. Chính sách chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển
thêm việc làm, mà còn thúc đẩy xuất khẩu, mang tới động lực tăng trưởng kinh tế. Trong khi phát triển bền vững đã trở thành xu thế toàn cầu, xu hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới cũng thay đổi theo hướng đầu tư vào công nghệ cao, chú trọng chất lượng, đổi mới, sáng tạo, dựa vào hiệu quả đầu tư thay vì lợi nhuận như trước đây. DN có vốn FDI chất lượng cao sẽ tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, kiến thức và bí quyết, tăng khả năng cạnh tranh của các DN nước chủ nhà, cho phép họ tiếp cận thị trường. Ngoài ra, DN FDI chất lượng cao sẽ hoạt động một cách có trách nhiệm với xã hội và môi trường ở quốc gia họ đặt cơ sở thực hiện dự án.
Vốn FDI thúc đẩy chuyển giao, phát triển công nghệ nhất là ở những nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, do còn hạn chế về trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học cũng như thiếu ngoại tệ nên công nghệ ở trong nước thường là công nghệ lâu đời lạc hậu, năng suất lao động thấp... vốn FDI được coi là nguồn quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghệ của nước tiếp nhận vốn FDI. Công nghệ mới được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào qua các con đường như: thông qua việc mua bằng phát minh sáng chế và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành công nghệ phù hợp cho mình (như các quốc gia đã từng làm là Hàn Quốc và Nhật Bản). Bện cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua vốn FDI đặc biệt là thông qua các công ty xuyên quốc gia còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Các hoạt động cải tiến công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong nước. Nhờ đó mà gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương.
Vốn FDI tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, thông qua vốn FDI sẽ tạo ra các DN mới hoặc làm tăng quy mô các đơn vị hiện có từ đó tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, đặc biệt là các nước đang phát triển có luôn có nguồn lao động dồi dào, nhưng thiếu vốn để khai thác và sử dụng, sự xuất hiện của hàng loạt các DN vốn FDI, lao động làm việc trong khu vực FDI cũng sẽ tiếp thu được nhiều kỹ năng chuyên môn và quản lý. Còn người lao động trong
các DN sẽ tiếp thu được kỷ luật lao động, tác phong làm việc, cách thức sắp xếp và tổ chức công việc để hoàn thành sản xuất đúng thời gian và số lượng… Ngoài ra còn làm tăng thu nhập cho người lao động bởi tiền lương trả từ các DN có vốn FDI thường lớn hơn các DN trong nước, từ đó cải thiện được đời sống của người lao động.
Vốn FDI góp phần giúp hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế và tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, các tập đoàn lớn và các tổ chức trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển thì có nhu cầu về ngoại tệ lớn để hiện đại hoá nền kinh tế. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu và thực tế là chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu của các nước đang phát triển.
Vốn FDI góp phần tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các DN đầu tư nước ngoài được nâng cao qua số lượng các DN tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài với các DN trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ DN có vốn đầu tư nước ngoài. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các DN trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các DN cùng ngành. Mặt khác, các DN đầu tư nước ngoài cũng tạo động lực cạnh tranh cho các DN trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các DN trong nước.
Vốn FDI nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chính sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế khác trong nước cũng tự phải hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài với sức mạnh về tài chính, quản lý, kinh nghiệm SXKD lâu năm…là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các nhà đầu tư trong nước, là động lực khiến họ phải nhanh chóng tìm ra con đường, trước tiên là để tồn tại, đứng vững sau đó là phát triển trên mảnh đất của chính mình nếu không thì tự mình đào thải khỏi hoạt động kinh doanh. Cùng với vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và với mục tiêu lợi nhuận các nhà đầu tư nước ngoài phải sản xuất ra các sản phẩm được chấp nhận trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này khiến cho hàng hóa của nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận
được với thị trường quốc tế.
Nhận thấy được vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mỗi một nước đang phát triển đều đưa ra cho nước mình một chính sách nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn này như chính sách về đất đai, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách về công nghệ, chính sách lao động. Mục tiêu của chính sách đất đai là tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà ĐTNN, bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài ở nước cần nhận đầu tư. Các nước nhận đầu tư cần có chính sách về giá thuê đất, việc chuyển giao đất, chi phí san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng hợp lý để thu hút các nhà đầu tư nước bạn. Chính sách lao động có mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý và cải thiện thu nhập cho người lao động. Chính sách tuyển dụng người lao động là rất quan trọng, tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo, học hỏi, rèn luyện, nâng cao tay nghề, để thích nghi với những công việc và những yêu cầu mà nhà đầu tư yêu cầu. Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của nước ngoài để phục vụ cho nước mình, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ.
Nhờ vào những chính sách hợp lý nhằm thu hút nguồn vốn FDI, hiện nay, trên thế giới, các nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia, Hungary, Malaysia, Nga, Philippines,… và đặc biệt là Việt Nam, đã có những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn FDI, thu hút được sự chú ý của đông đảo các nhà ĐTNN. Giúp phát triển các ngành công nghiệp chủ trong nước, chuyển giao công nghệ hiện đại tân tiến, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và mang lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
2.1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp
Trong nhiều thập kỷ qua KCN được coi như là cửa ngõ quan trọng để các nước đang phát triển hội nhập nhanh hơn với thế giới bên ngoài, tạo điều kiện cho các quốc gia vừa khai thác được các lợi thế quốc tế, vừa phát huy được tiềm năng trong nước thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn được các khoảng cách chênh lệch với các nước phát triển. Với vai trò hết sức to lớn của KCN như
vậy việc thu hút vốn FDI vào KCN trở nên rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện thu hút vốn FDI vào KCN có hiệu quả đòi hỏi phải có chính sách thu hút vốn FDI vào KCN nói riêng. Như vậy ta có thể khái quát chính sách thu hút vốn FDI vào KCN như sau: “Chính sách thu hút vốn FDI vào các KCN là một bộ phận của chính sách thu hút vốn FDI nói chung, nó bao gồm một hệ thống các quyết định thích hợp mà Nhà nước ban hành nhằm áp dụng cho KCN để thu hút có hiệu quả nguồn vốn ĐTNN nhằm tận dụng được lợi thế so sánh, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi cơ cấu theo hướng CNH – HĐH góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định”.
Nội dung của chính sách thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp
Để tăng hấp dẫn với nhà ĐTNN, nước chủ nhà phải sử dụng các chính sách khác nhau để thu hút dòng vốn này. Các chính sách cơ bản thường được nhiều nước sử dụng là: Chính sách đảm bảo đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư như chính sách cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ và ưu đãi về tài chính, và một số chính sách tác động gián tiếp trong thu hút đầu tư. Mức độ thông thoáng hợp lý và hấp dẫn của các chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của các nhà ĐTNN.
a. Chính sách về môi trường đầu tư:
Quy định về quyền sở hữu trí tuệ:
Quy định này nhằm đảm bảo quyền sở hữu về phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đưa công nghệ vào các nước nhận đầu tư thường rất quan tâm đến các quy định về quyền sở hữu, bản quyền vì đó là quyền lợi của các nhà đầu tư. Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ gồm: nước sở tại có luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và sáng chế hay không? Những nội dung nào được bảo vệ, thời gian bảo hộ, quyền của người chủ sở hữu công nghệ phát minh được quy định như thế nào.
Quy định về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến các nhà đầu tư như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, áp dụng nguyên tắc “một cửa, một dấu” tránh gây phiền nhiễu và mất thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư; các quy định về quản lý đối với hoạt
động của các nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi được cấp giấy phép. b. Chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư
Chính sách này nhằm xác định quyền của các nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ về sở hữu, sử dụng đất đai bao gồm:
Miễn tiền thuê đất trong các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các KCN theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả giá bán hoặc giá cho thuê nhà, trong cơ cấu giá bán hoặc giá cho thuê nhà không có chi phí về tiền thuê đất.
- Trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì miễn tiền thuê theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó; trường hợp không thể tính riêng được từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian xây dựng được tính theo hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất.
- Kể từ ngày dự án đưa vào hoạt động, miễn tiền thuê đất từ 3, 7, 11 đến 15 năm tùy từng dự án đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể
Giảm tiền thuê đất trong các trường hợp sau:
- Được giảm tiền thuê sử dụng đất từ 20% đến 50% tùy theo loại dự án và địa bàn đầu tư được khuyến khích tại từng KCN.
- Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích SXKD tại KCN khi bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất khả kháng thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian ngừng SXKD. Chính sách đất đai còn liên quan đến việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua bán và sở hữu bất động sản đến đâu như: xây dựng nhà để bán, cho thuê... Chính sách đất đai đi liền với các chính sách quản lý kinh doanh các bất động sản này.
Giải phóng mặt bằng:
Nhà nước hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án mà chúng takhuyến khích thu hút đầu tư, các dự án trọng điểm kêu gọi thu hút. Chủ dự án ứng trước tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền
thuê đất hoặc tiền sử dụng đất phải nộp.
Đền bù, hỗ trợ tái định cư:
Người dân thuộc diện thu hồi đất được đền bù đất, tài sản, hoa màu theo đúng giá hiện hành đã được quy định. Nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và chi phí đào tạo chuyển nghề. Trợ cấp chi phí di chuyển, hỗ trợ tạo lập chỗ ở mới. Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư. Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
c. Chính sách lao động
Các DN ĐTNN có được phép tự do tuyển dụng lao động hay không và phải tôn trọng những nguyên tắc nào trong quan hệ giữa người lao động và người đi thuê lao động. Thông thường chính sách lao động thường quy định việc các nhà đầu tư ưu tiên tuyển dụng lao động ở nước sở tại, đặc biệt là lao động ở địa phương đặt trụ sở của DN. Những quy định về việc các đơn vị được phép tuyển dụng lao động, tư vấn đầu tư cho DN ĐTNN, chỉ khi những đơn vị này không cung cấp được cho DN những lao động phù hợp về số lượng và chất lượng thì DN mới trực tiếp đứng ra tuyển dụng lao động. Chính sách lao động quy định những ngành nghề cần thiết sử dụng lao động nước ngoài. Các chính sách về việc phát triển lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của các DN ĐTNN, quy định về việc thiết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngoài bằng lao động trong nước.
d.Chính sách quy hoạch đầu tư và xúc tiến đầu tư
Nhà nước quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng – kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng
sản và các nguồn tài nguyên khác. Quy hoạch vùng, ngành, sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư và định hướng để nhà đầu tư lựa chọn và quyết định đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố