Giải pháp thu hút vốn đầutư nước ngoài (vốn FDI) vào các Khu Công

Một phần của tài liệu THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 86)

14. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4. Giải pháp thu hút vốn đầutư nước ngoài (vốn FDI) vào các Khu Công

nghiệp trên địa bàn Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

3.4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp của Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ

3.4.1.1. Định hướng

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và công nghiêp Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 xác định phấn đấu trở thành một thành phố của tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, sau các thành phố trực thuộc trung ương của cả nước, đến năm 2025 cơ bản đạt được những tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Xây dựng Thành phố Việt Trì trở thành trung tâm kinh tế vùng, là một trong những trung tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo y tế, văn hóa, du lịch của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, liên vùng, là thành phố lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam, phát triển các KCN, CCN lớn của thành phố mang lại nguồn thu cho ngân sách, giải quyết vấn đề việc làm cho nguồn lao động trực tiếp và gián tiếp.

Ưu tiên lĩnh vực công nghiệp chế biến và công nghệ cao

Thời buổi công nghệ 4.0, Việt Trì – Phú Thọ tập trung phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ giá trị gia tăng cao và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy đầu tư công nghiệp có vốn ĐTNN vào địa bàn. Công nghiệp vốn là ngành có thế mạnh của Việt Trì – Phú Thọ, tỉnh có một trữ lượng phong phú các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản quý hiếm như cao lanh, penpat, pyrit,… đây là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản của địa phương. Thành phố Việt Tri có dân số đông, đời sống dân trí cao, giao thông thuận lợi thích hợp xây dựng các KCN, CCN lớn để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp của thành phố đã thu hút được các nhà ĐTNN nhưng các dự án và vốn đầu tư chưa cao nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần ưu tiên thu hút cả các dự án khai thác và chế biến khoáng sản để khai thác các thế mạnh tài nguyên tự nhiên vốn có của tỉnh.

Lĩnh vực công nghệ cao cũng là lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư trong thời gian tới, đến nay đã có nhiều dự án có vốn ĐTNN vào công nghiệp song các dự án đa số đầu tư vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, dệt, điện tử, hạt nhựa,… sử dụng nhiều lao động song công nghệ còn hạn chế, Do đó các dự án này chưa đóng góp được nhiều vào việc nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của tỉnh nói chung và của Việt Tri nói riêng. Mặt khác, các dự án này đang lãng phí nguồn nhân lực vốn được đánh giá là có tỷ lệ đã qua đào tạo cao, việc ưu tiên đầu tư các ngành công nghệ cao là để khai thác thế mạnh và nguồn nhân lực, giúp đa dạng hóa các ngành công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ của địa phương.

Ưu tiên đầu tư vào xây dựng hạ tầng KCN, CCN

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu thuộc về môi trường đầu tư và nhất là đầu tư FDI. Đối với đầu tư FDI thì cơ sở hạ tầng các KCN, CCN là yếu tố được quan tâm nhất vì tại các KCN, CCN đó, các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư và SXKD. Tại địa phương cũng như các địa phương khác, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thường được lấy từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn vốn này là có hạn và khả năng huy động chậm, do đó chưa đáp ứng được các nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đang tăng nhanh, đặc biệt là hạ tầng KCN, CCN. Thấy rõ được những khó khăn này, trong những năm vừa qua, Tỉnh Phú Thọ nói chung và Thành phố Việt Trì nói riêng đã kêu gọi và ưu tiên các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm huy động các nguồn vốn khác trong xây dựng cơ bản. Kết quả khá khả quan sau sự hình thành CCN Đồng Lạng được Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Đồng Lạng làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhu cầu về các KCN, CCN của địa phương vẫn còn rất cao, nhiều quỹ đất danh cho xây dựng các KCN, CCN chưa được khai thác. Do vậy, trong thời gian tới, địa phương cần ưu tiên các dự án đầu tư vào hạ tầng KCN, CCN đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ưu tiên dự án vốn lớn và công nghệ hiện đại

Thời gian vừa qua, tuy tình hình thu hút vốn ĐTNN đã có những chuyển biến khả quan hơn song vẫn còn không ít những tồn tại, mà một trong những tồn tại đó là quy mô các dự án FDI thu hút được quá nhỏ. Các dự án nhỏ này tạo ra các tác

động tích cực thấp hơn, doanh thu thấp hơn, kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn, sử dụng ít lao động hơn và đóng góp vào nguồn ngân sách ít hơn so với các dự án có vốn đầu tư lớn. Do đó, địa phương đang có định hướng thu hút các dự án ĐTNN có vốn lớn bằng các chính sách ưu đãi và ưu tiên thích hợp.

Ngoài ra trình độ công nghệ lạc hậu đi kèm theo đó là năng suất lao động thấp đã hạn chế không nhỏ đến khả năng phát triển kinh tế của địa phương. Để nhanh chóng “đi tắt đón đầu”, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế so với các địa phương khác và so với mặt bằng chung của cả nước, Tỉnh Phú Thọ nói chung và Thành phố Việt Trì nói riêng đã nêu rõ quan điểm là thu hút các dự án có vốn ĐTNN có công nghệ hiện đại. Điều đó sẽ giúp học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý các công nghệ hiện đại và tiếp thu các công nghệ đó qua hình thức liên doanh hoặc chuyển giao công nghệ, qua đó góp phần nâng cao trình độ về khoa học và công nghệ của tỉnh cũng như của Thành phố Việt Trì.

3.4.1.2. Mục tiêu phát triển

Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và tiêu thụ hàng hóa nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn ta đã đạt được những kết quả quan trọng; SXKD của các DN tiếp tục ổn định hơn và có bước phát triển. Đạt được kết quả này có phần đóng góp quan trọng của công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025.

Để đạt được những kết quả đó, Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ đã phải có rất nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích, huy động và thực hiện. Theo “Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội đến năm 2020” thì lượng FDI cần thiết là 22,5% tổng vốn đầu tư tương đương với khoảng 27,34 nghìn tỷ đồng tương đương 1708,75 triệu USD, bình quân 1 năm là 122 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó, địa phương đã xây dựng một danh mục các dự án kêu gọi ĐTNN với tổng 110 dự án và số vốn kêu gọi đầu tư lên đến 6.386 triệu USD. Trong tổng số các dự án kêu gọi đầu tư vốn FDI thì các dự án đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn chiếm một phần không nhỏ. Theo đó, mục tiêu kêu gọi đầu tư vốn FDI chủ yếu của địa phương vào các KCN, CCN như sau:

Bảng 3.8: Các dự án tiêu biểu kêu gọi đầu tư vào KCN, CCN đến năm 2025

STT Tên dự án Địa điểm Hình thức Vốn đầu tư

dự định (triệu USD)

1 Xây dựng khu công nghệ phần mềm, kỹ thuật cao

Việt Trì 100% vốn 250

2 Sản xuất thuốc tân dược Việt Trì 100% vốn 15

3 Xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ

Việt Trì LD, 100% vốn 120 – 150 4 Đầu tư kinh doanh hạ

tầng các KCN, CCN

Việt Trì LD, 100% vốn 200 - 250

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)

Trong các dự án nói trên, các dự án kêu gọi đầu tư FDI vào KCN, CCN đều có vốn đầu tư khá lớn, thấp nhất là dự án sản xuất thuốc tân dược với khoảng 15 triệu USD, cao nhất là dự án Xây dựng khu công nghệ phần mềm, các lĩnh vực chứa hàm lượng công nghệ cao với số vốn dự định đầu tư khoảng 250 triệu USD. Với sự kêu gọi vốn vào các dự án này hứa hẹn sẽ giúp ngành công nghiệp Phú Thọ nói chung và Thành phố Việt Trì nói riêng phát triển khởi sắn hơn nữa. Đưa kinh tế địa phương phấn đấu trở thành một thành phố của tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, sau các thành phố trực thuộc trung ương của cả nước.

3.4.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (vốn FDI) vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ

a. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chất lượng công tác quy hoạch

Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ cần thiết nâng cao chất lượng quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Bên cạnh đó phải có tầm nhìn về quy hoạch, xây dựng, triển khai quy hoạch KCN, CCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch với ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch nhà ở cho người lao động và các quy hoạch ngành.

Với định hướng thúc đẩy thu hút nguồn vốn ĐTNN vào các KCN trên địa bàn, cần phải xác định rõ những dự án trong nước đầu tư, những dự án có thể kêu

gọi vốn đầu tư theo ngành và lãnh thổ cũng như xác định yêu cầu tương ứng về công nghệ. Đối với các KCN, CCN việc quy hoạch các ngành nghề còn là căn cứ để đưa ra các chính sách ưu đãi, cũng như giá thuê đất cho từng khu. Điều này giúp các nhà đầu tư định hướng được ngay từ khi thăm dò và hình thành dự án ban đầu, đồng thời xác định được KCN, CCN nào trong số các KCN, CCN đã mở ra đang hoạt động có hiệu quả.

Việc quy hoạch thu hút vốn ĐTNN cần phải gắn với phát huy nội lực và lợi thế so sánh của địa phương, ưu tiên phát triển các ngành có thế mạnh ở các huyện cụ thể. Đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của các quốc gia có công nghệ phát triển hiện đại tân tiến để phát triển một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất thiết bị điện tử dùng trong công nghiệp điện tử, thiết bị điện, sản xuất phần mềm,… Trên cơ sở điều trả, khảo sát và tổng hợp các dữ liệu về tiềm năng của từng vũng, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các dự án theo hình thức đầu tư, trong đó có báo cáo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác, địa điểm, … Trong quá trình quy hoạch đầu tư, các Sở Ban ngành cần phải có sự phối hợp với thành phố xây dựng quy hoạch đó nhằm thu hút đầu tư vốn có hiệu quả hơn, và đảm bảo quản lý thực hiện dự án đươc thuận tiện hơn.

b.Chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài

Hoạt động xúc tiến ĐTNN là nội dung không thể thiếu và vô cùng cần thiết trong quá trình thúc đẩy thu hút vốn ĐTNN. Xúc tiến đầu tư giúp cho các nhà ĐTNN vốn xa lạ với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiểu và tìm thấy những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hoạt động xúc tiến đầu tư hiệu quả giúp cho địa phương có nhiều cơ hội thu hút nhiều dự án FDI cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký. Có thể nói, đây chính là bước khởi đầu trong quá trình thu hút ĐTNN, tạo nên một hình ảnh đẹp về địa phương trong con mắt của các nhà ĐTNN. Để thu hút được nhiều dự án FDI có chất lượng cao đòi hỏi mỗi địa phương phải hoàn thành tốt được công tác này.

Cần đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư, chuyển cách kêu gọi đầu tư từ hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ tự tìm đến” sang hình thức “lựa chọn và mời gọi

nhà đầu tư theo định hướng”. Cụ thể là chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan để phân loại, nghiên cứu kỹ các đối tác nước ngoài có nhu cầu hoặc quan tâm đến việc dịch chuyển đầu tư vào các KCN trên địa bàn như KCN Thụy Vân và các KCN, CCN khác. Việc phân loại đối tác cũng phải có trọng tâm, trọng điểm, xem đối tác nào có khả năng đáp ứng mục tiêu muốn thu hút vào KCN. Sau đó khổng chỉ dừng ở việc tiếp cận, giới thiệu mà phải liên tục tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của nhà đầu tư, nhất là những đối tác đầu tư lớn và vận động đầu tư thông qua những mối quan hệ cả nhân, tổ chức có huy tín.

Tăng cường đào tạo, củng có bộ máy xúc tiến đầu tư, chỉ đạo tích cực xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng các hình thức xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức như: Quảng bá, tổ chức hội thảo, chủ động tiếp xúc với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo,…). Hàng năm, ngân sách nhà nước đều dành một phần cho công tác xúc tiến đầu tư, ngoài chương trình xúc tiến đầu tư chung, giao cho Ban Quản lý các KCN tổ chức xúc tiến đầu tư vào các KCN theo kế hoạch.

Tại Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng mặc dù đã quan tâm đến hoạt động xúc tiến ĐTNN nhưng thực sự chưa đầu tư mạnh và hiệu quả mang lại cũng chưa thực sự cao. Để thực hiện tốt công tác này và mang lại hiệu quả cao trong việc quảng bá hình ảnh, cơ hội đầu tư, địa phương nên tập trung một số biện pháp sau như: Củng cố kiện toàn tổ chức và tưng cường hoạt đông của Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư; Đưa các thông tin sinh động và hữu ích lên các phương tiện truyền thông; Cân đối ngân sách hàng năm cho việc thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; Khai thác có hiệu quả hơn nữa các kênh thu hút ĐTNN hiện có. Thường xuyên cập nhật và duy trì các trang web trên mạng internet, các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá về chính sách, điều kiện đầu tư, thông tin kinh tế xã hội của địa phương liên quan đến thu hút ĐTNN. Quảng bá thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách ưu đãi đầu tư tại địa phương cho các đơn vị, cá nhân kêu gọi được đầu tư vào khu vực.

a. Cải cách thủ tục hành chính

các DN và nhà đầu tư, cần phải tiếp tục thực hiện cơ chế ”Một cửa liên thông”, thường xuyên rà soát quy trình giải quyết thủ tục hành chính, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm giảm tối đa chi phí và thời gian cho các DN và nhà đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư, kinh doanh trong KCN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước nhưng không gây khó khăn cho DN trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư và cần tạo được mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các DN. Thời gian cấp phép các thủ tục cần được rút ngắn hơn nữa, số lượng các giấy phép cần rút gọn lại, các thủ tục đăng ký con dấu, bưu chính viễn thông, mã số thuế,… cần được đưa về một đầu mối để rút ngắn thời gian triển khai dự án, tránh việc các nhà đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn. Trong đó, tỉnh cần tập trung chú ý hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý

Một phần của tài liệu THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w