Bạn là người sống ở Úc, bạn quả may mắn. Nếu bạn là người sống ở các nước Á châu như Hương Cảng, Tân Gia Ba hoặc một trong những phố thị sầm uất tại Á châu, thì điều may rủi là bạn có thể khơng ở trong số 10 phần trăm những người may mắn được thở khơng khí trong lành. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được phổ biến vào quý ba năm ngoái, cho thấy 92 phần trăm nhân loại đang phải sống tại những vùng khơng khí bị ơ nhiễm đến mức nguy hại, dễ bị ung thư phổi, bị bệnh tim hoặc đột quỵ.
Theo dữ liệu nghiên cứu mới nhất thì một năm khoảng 3 triệu người thiệt mạng do hít thở khơng khí ơ nhiễm. Nguyên nhân chính của các vấn đề sức khoẻ liên quan
đến nạn ô nhiễm môi sinh là những phân tử ơ nhiễm li ti, có tên PM2.5, do xe cộ và các hoạt động kỹ nghệ thải ra.
Các phân tử này – được gọi tên theo đường kính của chúng, nhỏ hơn 2,5 micrometeres – xâm nhập buồng phổi và hệ thống tuần hoàn của con người, làm tăng chất thải độc hại trong dòng máu và tạo nên những thay đổi gây bệnh trong các tế bào miễn dịch. Con người hít thở mãi những phân tử ô nhiễm này làm tăng sức ép đối với tim và phổi và tim và phổi lại phải làm việc vất vả hơn để cung cấp dưỡng khí cho cơ thể. Một thủ phạm chính nữa là khí O3 (ozone ở mặt đất) do các phản ứng hoá học xảy ra khi oxides nitrogen tương tác với nhiều
hợp chất hữu cơ dưới ánh sáng mặt trời. Khí O3 – tạo nên tầng ozone bảo vệ tầng khí quyển địa cầu – có thể khiến xảy ra nhiều trở ngại cho phổi, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi. Và chất benzo(a)pyrene (BaP), phát xuất từ việc nguyên liệu hoá thạch không được tiêu đốt hẳn – là chất gây bệnh ung thư. Nhiều thành phần chính khác của tình trạng khơng khí ơ nhiễm gồm cả nitrogen dioxide và sulphur dioxide; khi một số loại nhiên liệu được tiêu đốt thì tạo ra hai khí độc này.
Khói mù phủ trùm Tân Gia Ba - Ảnh: Reuters
Hệ luỵ khơng khí ơ nhiễm khơng chỉ là những căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Các chuyên gia cho rằng nhiều chứng bệnh do khơng khí độc hại gồm cả chứng nhức đầu, khô cổ họng, nôn oẹ và mệt mỏi. Những người phải hít thở khơng khí ơ nhiễm cũng thường có hệ thống miễn dịch yếu hơn so với những người được thở khơng khí trong lành.
Nguồn: World Health Organisation / US
Environmental Protection Agency
Thượng Hải vào ngày khơng khí bị ơ nhiễm nặng - Ảnh: AFP
Nghiên cứu, được phổ biến cuối năm 2016, cho thấy khoảng một phần ba trẻ em ở các nước đang phát triển phải bỏ học vì các em phải đi làm kiếm sống và một phần ba các em phải bỏ học này nói rằng trường học của các em khơng an tồn.
Nước có tỷ lệ các em học sinh vắng mặt cao nhất, trong số 41 quốc gia được nghiên cứu, là A Phú Hãn. Tổ chức Quỹ Nhi Đồng
Alliance, tổ chức bảo vệ Quyền Trẻ Em, cho hay cứ 10 em học sinh tại A Phú Hãn thì có chín em nói là vì phải làm việc kiếm sống, các em không thể đi học.
Theo Cơ quan UNICEF, Liên Hiệp Quốc, tính trên tồn thế giới, khoảng 59 triệu trẻ em không hề đi học bậc tiểu học. Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20 tháng Mười Một là Ngày ASTCO TUẦN SAN | XUÂN ĐINH DẬU - SỐ 89 - THÁNG 01 - 2017 | www.astco.com.au