Từ phong trào Chiếc Dù Hương Cảng đến chủ nghĩa Mao Trung Quốc, đến Brexit, Duterte và Trump…

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-89 (Trang 43 - 48)

đến Brexit, Duterte và Trump…

Trật tự thế giới thế kỷ 21 đang càng ngày càng bất ổn. Nhiều sự việc đang diễn ra nhanh chóng và khó đốn hơn, cho thấy nhiều may rủi và bất định trong nhiều vấn đề quốc tế. Cơ may rủi ro trong các bang giao quốc tế khơng có tính sác xuất thống kê, khó tính tốn được.

Lịch sử, như nhận định của Winston Churchill, là chuyện khốn khổ này sang chuyện khốn khổ khác. Chuyện chỉ là ảo tưởng khi ai đó tin rằng nhiều sự kiện diễn ra đều có những mục đích hoặc chiều hướng đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, những điều bất định khơng hồn tồn vơ hạn định. Trong các vấn đề thế giới, những chuyện có thể xảy ra bị ràng buộc bởi những giới hạn do cơ cấu hệ thống thế giới đặt ra. Cơ cấu càng mạnh càng rõ ràng thì các loại sự việc xảy ra càng thu hẹp.

Chúng ta sống trong thời đại những giới hạn đã được thiết lập lâu dài đang thay đổi, tạo nên những bất định lớn lao hơn. Có hai chiều kích đối với sự việc này.

Thứ nhất, trong khoảng hai trăm năm nay, chiều kích này là một thế giới được định nghĩa theo kiểu phương Tây. Trước tiên Âu châu và tiếp đến Hoa Kỳ và Liên bang Sô Viết – chủ nghĩa cộng sản cũng là một ý thức hệ phương Tây – đã lập nên những tư tưởng, định chế và tiến trình bang giao quốc tế. Suốt hai thế kỷ, những thách đố thế giới khơng-phải-Tây phương gặp phải là cách thích ứng với sự tân tiến định nghĩa theo kiểu Tây phương. Tân tiến là một tư

tưởng Tây phương. Nó vẫn là thách đố của phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.

Thời hậu-Mao Trạch Đơng, bích chương, hình ảnh văn hoá Trung Quốc và nhãn hiệu Tây phương trưng chung trong một tiệm sách - Ảnh: AFP

Chỉ một số quốc gia gặp phải thách đố đó. Trung Quốc thời hậu-Mao là ví dụ quan trọng. Mỉa mai một điều là chính sự thành đạt của những quốc gia đó hiện đang làm biến đổi hệ thống mà những quốc gia đó đã thích ứng thành cơng. Sự việc này tạo nên những thách đố mới cho tất cả chúng ta, có lẽ đặc biệt biệt ở vùng Đông Á. Việc truyền chuyển quyền lực và ý tưởng đang diễn ra nhưng truyền chuyển đến đâu, những gì khơng ai có thể nói được. Thứ hai, trong gần nửa thế kỷ từ khi thế chiến hai kết thúc năm 1945 đến khi Liên Sô sụp đổ năm 1991, các mối bang giao quốc tế được hình thành bởi cuộc chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh lạnh này dẫu nguy hiểm thế nào đi nữa nhưng vẫn có một đặc tính: sự rõ ràng. Cuộc chiến tranh lạnh là khn khổ tâm trí căn bản mà trong

đó dù những khác biệt của chúng ta thế nào và bất luận chúng ta đứng bên nào của sự phân rẽ ý thức hệ thì chúng ta vẫn hiểu được sự tình quốc tế. Sự rõ ràng đó bây giờ khơng cịn nữa.

Vật lưu niệm thời chiến tranh lạnh được bày bán ở Berlin, Đức quốc - Ảnh: AFP

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Liên Sô sụp đổ và chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có cách nào hay hơn để mô tả thời đại hiện nay ngoài cách liên hệ đến quá khứ và vẫn gọi thời đại của chúng ta là thời “hậu chiến tranh lạnh”. Chúng ta đang sống trong kỷ ngun khơng có chính danh.

Khơng có khn khổ gì rõ ràng thay thế khuôn khổ chiến tranh lạnh. Trong thập niên cuối thế kỷ 20, có một thời gian cực ngắn trong đó chỉ một nước – nước Mỹ - xem ra nắm giữ trong tay tất cả mọi cần điều khiển thế giới.

Nhưng đến những năm đầu thế kỷ 21, ảo tưởng nhất cực tan vỡ giữa những hỗn mang ở Trung Đông. Tất cả chúng ta phải sống với những hậu quả biến loạn ở Iraq, Libya và Syria – do sự can dự của phương Tây khởi đi ít nhất một phần nào do ảo tưởng phổ biến của giai đoạn nhất cực chóng qua.

Hai em nhỏ xem cảnh tàn hại sau trận khơng kích ở ngoại ơ Mosul trong cuộc hành quân của quân đội Iraq chống quân Hồi giáo quốc - Ảnh: AFP

Và hiện tại thế giới này vẫn không phải là một thế giới thật sự đa cực. Trước tất cả những vấn đề rắc rối gặp phải, Hoa Kỳ vẫn đứng ở đỉnh cao quyền lực thế giới trong mọi chiều kích: quân sự, kinh tế… Hoa Kỳ vẫn thật sự là cường quốc toàn cầu.

Thời đại bất ổn, nhân vật Ted Wright mang hình vận động tranh cử của ứng viên tổng thống Ronald Reagan năm 1980, đến cuộc vận động cuối cùng của Donald Trump 2016 - Ảnh: AFP

Trật tự thế giới Hoa Kỳ tạo nên sau thế chiến thứ hai – thường được gọi là ‘trật tự thế giới tự do’ – tuy có suy suyễn nhưng có thể nói vẫn tồn vẹn. Nói chung, vẫn không thấy một trật tự nào khác có khả năng thay thế trật tự đó.

Nhưng hiện nay nước Mỹ cần được hỗ trợ mới duy trì được trật tự đó. Với những ảo tưởng về giai đọạn hậu chiến tranh lạnh tan biến, nước Mỹ khơng cịn tâm trạng phải một mình vác gánh nặng lãnh đạo tồn thế giới. Xét về mặt lịch sử, nước Mỹ có khuynh hướng hướng nội sau nhiều giai đoạn quá hướng ngoại và những cuộc chiến tranh Mỹ chọn tham chiến – nhưng không thắng được - ở Trung Đông sau những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín là những cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, dài hơn các cuộc chiến tranh ở Đại Hàn và Việt Nam, dài hơn cả chiến tranh thế giới thứ hai. Nước Mỹ vẫn đang lâm chiến trong những cuộc chiến tranh tại Trung Đơng.

Khói trỗi lên từ đổ nát tại New York ngày 11 tháng 9 2001, sau khi hai máy bay không tặc tấn công Trung tâm Mậu dịch Thế giới - Ảnh: AFP

Với khẩu hiệu “Thay đổi / Change”, Tổng thống Barack Obama đã đưa tâm trạng đó vào Bạch Ốc. Điều ni dưỡng cuộc vận động tranh cử của ứng viên tổng thống Donald Trump là một hình thức độc hại hơn nữa của cùng tâm trạng đó. Tâm trạng đó khơng tự khắc biến mất vào ngày Mười Một tháng Chín.

Hoa Kỳ cũng đã cần được giúp đỡ để duy trì trật tự thế giới trong cuộc chiến tranh lạnh. Nhưng nay khơng cịn khn khổ rõ ràng của chiến tranh lạnh thì cũng chẳng cịn lý do gì bức bách bất cứ nước nào chấp nhận sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trừ trường hợp cần thiết và trên căn bản giới hạn. Và ai - nước nào – có thể hoặc sẵn lịng giúp đỡ Hoa Kỳ?

Những mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Âu châu là trụ cột của trật tự thế giới tự do. Nhưng chiến tranh lạnh kết thúc đã phá huỷ ý tưởng ‘Tây phương’. Liệu Liên Âu

chấp nhận những vị trí Liên âu đã chấp nhận trên Google, Apple và Amazon nếu vẫn cịn lợi ích chiến lược chung lớn lao? Có lẽ. Nhưng có lẽ khơng cịn sự quả quyết như xưa. Những thương thảo về hiệp ước Đối tác Đầu Tư và Mậu dịch Liên Đại Tây Dương / Trans-Atlanti Trade and Invest- ment Partnership đã khựng lại.

Tranh tường chống hiệp ước Đối tác Đầu tư và Mậu dịch Liên Đại Tây Dương (TTIP (Transatlantic Trade and Investment Parnership) tại Brussels - Ảnh: AFP

Liên Âu quá rối trong những mâu thuẫn nội tại về chính tầm nhìn của mình về Âu châu – một tầm nhìn bị những thành viên chính của Âu châu bác bỏ như đã tỏ hiện qua việc nước Anh rời bỏ Liên Âu và sự trỗi lên của phe nhóm cực hữu, những phong trào chống thế Liên Âu thể hiện ngay tại lục địa Âu châu – nên Liên Âu khơng thể đóng bất cứ vai trị quốc tế nào đúng nghĩa… Liên Âu đang cố gắng ni dưỡng một vai trị tồn cầu cách ít tốn kém trong vai cường quốc mềm dẻo chỉ vận dụng ảnh hưởng kinh tế và văn hố. Sự việc đó tự nó là sự lừa dối. Ngân sách quốc phòng của các nước Âu châu vẫn thấp dẫu sự căng thẳng gia tăng trước một nước Nga đang trỗi dậy. Khối Minh ước Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà khơng có Hoa Kỳ là rỗng. Cái được gọi là “Chính sách an ninh và đối ngoại chung” của Liên Âu chỉ là một cái thế. Khối gọi là BRICS – gồm Ba Tây, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – là cái nhân của một thứ trật tự thế giới mới được chăng? Khối BRICS hiện nay đều đặn tổ chức hội nghị thượng đỉnh và nhiều cuộc hội nghị khác và có cả Ngân hàng BRICS. Nhưng chúng ta đừng quên từ ngữ “BRICS” được đặt ra bởi một tổ chức quản lý ngân quỹ như là một khẩu hiệu tiếp thị được nghĩ ra để tránh bị phương hại đến kinh tế tài chính chứ chẳng phải là một tư tưởng địa lý chính trị. Phần lớn những cái hào nhoáng đã mai một khỏi những thị trường đang lên và có rất ít thực chất nối

kết khối BRICS ngoại trừ sự bất bình về vị thế của nó trên thế giới và mong ước của nó được thế giới cơng nhận nhiều hơn.

Binh đội Nga diễn hành ở Samara - Ảnh: AFP

Đa số các nước thành viên BRICS là cường quốc cấp vùng chứ không phải là cường quốc cấp thế giới. Ấn Độ có thể có tham vọng thế giới nhưng chưa đủ năng lực cấp thế giới – Hai nước Nga và Trung Quốc có vai trị quốc tế chính thức trong vai Thành viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhưng Nga là cường quốc bất bình vì mất vị thế trong thời hậu chiến tranh lạnh. Phương Tây đã phạm lầm lẫn chiến lược khi đối xử cách trịch thượng với nước Nga thời hậu chiến tranh lạnh, coi nước Nga như một nước thua cuộc. Nước Nga có thể cịn tuột dốc dài lâu nhưng Moscow đã nhẹ nhàng nhúng tay cách tài tình vào Ukraine và Syria để làm rối những thiết kế của Tây phương.

Lịch sử quan hệ Tây phương với nước Nga hồi thập niên 1990 là một trong những cơ hội bị hoang phí mà bất luật một sự tái sắp xếp nào với nước Nga chính phủ Mỹ có thể tìm cầu có lẽ đều khơng thể tái tạo được nữa. Nhưng Nga khơng cịn khả năng để thay đổi trật tự thế giới hiện hành.

Trung Quốc thì khác. Rõ ràng Trung Quốc có vai trị quan trọng và bất cứ trật tự thế giới tương lai nào cũng phải có quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc làm một trong những trụ cột chính. Nhưng nhiều mặt của vai trị của Trung Quốc rất khó định nghĩa và quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc khó có một đặc điểm đơn giản: sự liên đới sâu xa đi cùng với sự khơng tín nhiệm sâu xa về chiến lược. Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tìm kiếm một phương thức mới sống chung hồ hỗn. Nhưng khơng nước nào biết mình muốn gì từ nước kia hoặc nếu hai nước muốn điều gì mới mẻ thì cũng chẳng nước nào biết cách đạt được mà không phải trả giá đắt.

ASTCO TUẦN SAN | XUÂN ĐINH DẬU - SỐ 89 - THÁNG 01 - 2017 | www.astco.com.au

Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đi xem máy bay 737-800 tại hãng Boeing ở Everett, Washington – Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là đối tác tự nhiên nhưng cũng chẳng phải là hai nước thù nghịch - Ảnh: AFP

Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là đối tác tự nhiên, nhưng cũng chẳng phải là hai nước thù nghịch. Hai nước này khơng muốn tìm rắc rối. Hai nước biết mình phải làm việc với nhau. Khác với quan hệ Mỹ - Nga trong chiến tranh lạnh vốn có sự phân rẽ ý thức hệ khơng thể hồ hỗn, Mỹ và Trung Quốc hiện nay vốn đã ôm lấy thị trường. Liên bang Sô Viết tự kiềm chế được vì nó chủ yếu kiềm chế chính mình bằng cách theo đuổi chế độ thống trị toàn triệt; Trung Quốc là một phần trọng yếu của nền kinh tế thế giới mà Hoa Kỳ cũng có thể vừa tìm cách kiềm chế chính mình và vừa tìm cách kiềm chế Trung Quốc và tôi không nghĩ việc ‘kiềm chế’ là mục tiêu của chính sách Mỹ đối xử với Trung Quốc. Trung Quốc khơng có khả năng làm vậy và ngay cả nếu Trung Quốc làm được, tôi khơng tin Bắc Kinh nghĩ làm điều đó thì có lợi.

Bắc Kinh biết nền tảng phát triển của vùng Đơng Á, gồm chính sự phát triển của Trung Quốc, là sự ổn định do sự hiện diện của Hoa Kỳ mang lại cho vùng này. Nếu vắng nước Mỹ hoặc ngay cả nếu các liên minh của Mỹ tại Đông Á suy yếu, Nhật Bản có thể trở thành nước có vũ khí nguyên tử. Nhật Bản có thể nhanh chóng làm vậy: Nhật tiếp cận được với vật chất tạo được vũ khí nguyên tử, vấn đề kỹ thuật tương đối thuận lợi cho một nước có kỹ thuật tinh vi như Nhật Bản và Nhật Bản cũng có phương tiện để phát triển những hệ thống vận hành vũ khí nguyên tử qua chương trình khơng gian của mình. Nhật Bản không giấu giếm chuyện tinh thông chu kỳ khai thác nguyên tử là mục tiêu của nước Nhật. Chỉ có một lý do khiến một nước cần tinh thông chu kỳ khai thác nguyên tử. Rõ ràng Nhật Bản là nước duy nhất công bố mục tiêu tinh thông chu kỳ khai thác nguyên tử mà Hoa Kỳ không phản bác.

Thủ Tướng Nhật, ông Shinzo Abe duyệt binh lực lượng Bộ Binh Quốc Phòng tại trại Asaka ở Asaka, tỉnh Saitama - Ảnh: AFP

Một nước Nhật có vũ khí ngun tử là điều phức tạp Trung Quốc không thể né tránh. Và hiện nay Trung quốc đang cho hiện đại hoá lực lượng nguyên tử của mình. Điều này khơng có gì lạ cả. Trung Quốc phải làm vậy. Nhưng khi Trung Quốc thâu đạt được khả năng tấn cơng hiệu quả hơn thì một dạng vấn đề Đông Á được đặt ra, như kiểu Charles de Gaulle đã từng được hỏi: Liệu có phải hy sinh thành phố San Francisco để cứu vãn thành phố Tokyo? Chỉ có một câu trả lời là tại sao vội nghĩ đến ngày đó trong khi câu hỏi đó có thể tránh được? Nếu Nhật Bản trang bị vũ khí nguyên tử, Nam Hàn cũng sẽ theo chân. Hậu quả sẽ khó lường.

Đồng thời, tơi cũng chắc rằng Trung Quốc muốn địi lại cái gì đó liên quan đến vị thế trung tâm trong lịch sử ở Đông Á. Đây là tham vọng Bắc Kinh không thể buông bỏ vì đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay hợp pháp hố quyền cai trị của mình bằng lập luận “Đại phục hoạt” Trung Quốc dưới sự cai trị của đảng.

Trung Quốc khơng có lý do gì u thích một thứ trật tự thế giới mà Trung Quốc coi là di sản của một thứ trật tự đã dẫn đến điều mọi học sinh Trung Quốc biết là “một trăm năm tủi nhục”. Tuy nhiên Trung Quốc không hẳn là cường quốc chịu xét lại. Trung Quốc thời hậu-Mao là một trong những nước được hưởng nhiều lợi ích từ trật tự thế giới hiện hành và khơng có lý do mạnh mẽ nào để tìm cách xét lại và thay đổi nhiều điều trong trật tự thế giới đó.

Một người dân Trung Quốc dùng ứng dụng điện thoại thông minh để mướn xe đạp trên đường phố Thượng Hải - Ảnh: AFP

Trên phạm vi toàn cầu, Trung Quốc nói chung hành xử trong các khuôn khổ của các tổ chức thế giới như Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới – vốn là những tổ chức của trật tự thế giới tự do. Trung Quốc đã luôn tuân thủ luật pháp quốc tế - đành rằng không một cường quốc nào có kỷ lục tn thủ hồn hảo – nhưng Trung Quốc đã không thử làm như Liên Sô đã làm là hình thành một lý thuyết thay thế luật thế giới. Những tổ chức mới của

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-89 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)