Kết luận chươn g1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 34 - 36)

1 5 Các nghiên cứu trong nước

17 Kết luận chươn g1

Nội dung chương đã giới thiệu lịch sử phát triển SRM, ưu nhược điểm; ứng dụng của SRM trong các hệ thống truyền động và phân tích tổng quan về tình hình nghiên cứu về SRM hiện nay, từ đó đề xuất nội dung nghiên cứu của luận án

SRM hiện nay là một trong những loại động cơ có xu hướng sử dụng nhiều cho những truyền động tốc độ cao, có yêu cầu điều chỉnh tốc độ dễ dàng, trong phạm vi rộng, gọn

nhẹ SRM ứng dụng cho xe điện có nhiều ưu điểm nổi bật như chi phí chế tạo thấp, mômen khởi động lớn, dải tốc độ làm việc rộng, kết cấu nhỏ gọn, tuổi thọ cao Do sự phát triển của công nghệ bán dẫn và vi điều khiển nên việc thiết kế chế tạo bộ điều khiển cho SRM vốn trước đây chiếm phần đầu tư đáng kể trong sản phẩm SRM thì nay đã trở nên dễ dàng

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu liên quan đến việc giảm độ nhấp nhô mômen và độ rung, ồn ở động cơ SRM, bằng cách tối ưu thông số thiết kế ở stator, rotor và hoàn thiện phương pháp điều khiển

Trên phương diện cải thiện kết cấu stator, rotor của động cơ thì phần lớn các nghiên cứu tập trung vào cải thiện hình dáng cực rotor; đề xuất gắn nam châm vĩnh cửu trên gông hay cực stator Các cấu trúc SRM 8/6; 12/8; 6/4 thì được đề cập đến nhiều hơn so với cấu trúc SRM có nhiều cực stator/rotor như 12/10, 8/10; 16/20; 16/24; 36/24 Các kết quả nghiên cứu đa dạng nhưng mang tính chuyên dụng, tính toán tối ưu đều áp dụng cho một kích thước, kết cấu SRM nhất định, khó kết hợp để khắc phục các nhược điểm từng phương pháp

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TOÁN SRM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w