3.2.Bổ sung 7 GW điện gió vào quy hoạch
3.3. Kiến nghị kéo dài thời gian ưu đã
Ngày 9/4/2020, Bộ Công Thương đã gửi văn bản số 2491/BCT-ĐL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, kéo dài cơ chế giá điện gió cố định đến hết ngày 31/12/2023. [1]
Theo Bộ Công Thương, ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo Quyết định 39, giá điện gió được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, giá mua điện được tăng từ 1.614 đồng/kWh, tương đương 7.8 US cent/kWh lên 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 US cent/kWh (chưa bao gồm VAT) đối với điện gió trong đất liền và 2.223 đồng/kWh, tương đương 9,8 US cent/kWh (chưa bao gồm VAT) với điện gió trên biển. Mức giá này được áp dụng cho các dự án điện gió có một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Quyết định 39 đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển. Hàng trăm dự án đã được đề xuất bổ sung quy hoạch; nhiều dự án đang được thi công xây dựng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 4/2020, mới có 11 dự án được đưa vào vận hành, với tổng công suất 377 MW.
Nguyên nhân, ngay sau thời điểm Quyết định 39 có hiệu lực thi hành (1/11/2018), hoạt động đăng ký đầu tư và bổ sung quy hoạch đối với các dự án nguồn điện gió mới và các dự án lưới điện truyền tải giải tỏa công suất bị ngừng trệ trong hơn một năm, do chưa có hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch (hiệu lực từ ngày 1/1/2019).
Cùng với đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp turbine, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt và làm chậm tiến độ của các dự án điện gió; hoạt động sản xuất, cung cấp thiết bị chính, linh phụ kiện của các dự án bị thiếu hụt, đình trệ; việc nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn...
Ngoài ra, các dự án điện gió trong quy hoạch tại các tỉnh Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ với công suất 1.600 MW, sử dụng công nghệ và kỹ thuật, thi công khác so với turbine lắp đặt trên bờ, nên yêu cầu thời gian chuẩn bị dự án, thi công dài hơn (các dự án điện gió trên bờ thi công khoảng 2 năm; còn trên biển khoảng 3 - 3,5 năm). Đó là chưa kể, các quy định về xác định khu vực biển, cấp giấy phép sử dụng khu vực biển khá phức tạp nên kéo dài thời gian và gia tăng chi phí với các dự án này... Theo Bộ Công Thương, từ tháng 4/2020 đến hết tháng 10/2021 (thời điểm các dự án điện gió đi vào vận hành thương mại được áp dụng cơ chế giá mua điện cố định theo Quyết định 39) chỉ còn khoảng 18 tháng, không đủ để nhà đầu tư chuẩn bị và triển khai xây dựng dự án; nhất là các dự án điện gió trên biển và các dự án chưa được phê duyệt bổ sung quy hoạch.
Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện ổn định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 tới hết ngày 31/12/2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tính toán, đề xuất giá mua điện gió mới áp dụng cho các dự án điện gió có ngày vận hành trong giai đoạn từ 1/11/2021- 31/12/2023, báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Tại văn bản số 693/TTg-CN, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan về đề nghị kéo dài cơ chế giá cố định đối với các dự án điện gió và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.[2] Tuy nhiên, trong văn bản góp ý cơ chế điện gió gửi Chính phủ [3], EVN đề nghị Chính phủ không gia hạn cơ chế giá cố định như mong muốn của một số nhà đầu tư nhằm đảm bảo khả năng truyền tải công suất các dự án điện gió, chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu, tăng tính cạnh tranh và giảm giá mua các dự án.
[1]http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban- cua-dang/nghi-quyet-so-55-nqtw-ngay-11022020-cua-bo-chinh-tri- ve-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-nang-luong-quoc-gia-cua-viet- nam-den-6096 [2]https://www.thesaigontimes.vn/306208/cip-dan-mach-muon- phat-trien-du-an-dien-gio-10-ti-do-la-tai-binh-thuan.html [3]http://www.thanglongwind.com/about.html 23 3.4. Định hướng phát triển
Đối với lĩnh vực điện gió, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị [1] chỉ đạo:
Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng đảm bảo an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với thực hiện Chiến lược biển Việt Nam
Sau khi bổ sung gần 7.000 MW vào quy hoạch, vẫn còn các dự án điện gió với khoảng 38.000 MW do các địa phương đề xuất chưa được thẩm định, bổ sung vào quy hoạch. Các dự án này sẽ được xem xét trong quá trình lập Quy hoạch Điện VIII.
Ngoài ra, ngày 22/7/2020 công ty quản lý quỹ Copenhagen Infrastructure Partners của Đan Mạch cùng với các đối tác đã ký thoả thuận hợp tác với UBND tỉnh Bình Thuận nhằm phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, Bình Thuận, với tổng công suất lên đến 3,5 GW.[2]
Một dự án lớn khác cũng tại Bình Thuận, Thăng Long Wind [3], đã được cấp phép khảo sát dự án vào năm 2019. Thăng Long Wind dự kiến có tổng công suất 3,4 GW và chi phí xây dựng khoảng 11,9 tỷ USD. Nếu được triển khai, đây sẽ là những dự án điện gió ngoài khơi có quy mô hàng đầu thế giới. Dự án điện gió lớn nhất thế giới hiện đã đi vào hoạt động là dự án Hornsea tại Anh với công suất giai đoạn 1 là 1,2 GW.
Điện than Điện gió trên đất liền
Điện mặt trời lắp cố định 0 50 100 150 200 250 (US$/MWh) 6T cuối 2014 6T đầu 2015 6T cuối 2015 6T đầu 2016 6T cuối 2016 6T đầu 2017 6T đầu 2018 6T cuối 2018 6T đầu 2019 6T cuối 2019 6T đầu 2020
Biểu đồ 4. Chi phí sản xuất điện quy dẫn của điện mặt trời và điện gió so với điện than ở Việt Nam (nửa cuối 2014 - nửa đầu 2020)
Biểu đồ 5. Dự báo ngắn hạn công suất điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam
(2015 - 2025) 24 Nguồn: BNEF Nguồn: BNEF 9 10 7 8 5 6 3 4 2 0 1 (GW)
Điện gió ngoài khơi (thực tế) Điện gió trên đất liền (thực tế)
Điện mặt trời lắp cố định (thực tế)
Điện gió ngoài khơi (dự báo) Điện gió trên đất liền (dự báo)
Điện mặt trời lắp cố định (dự báo)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
[1]https://www.evn.com.vn/d6/news/Viec-cung-cap-khi-dot-cho-phat-dien-hien-nay-chi-dap-ung-khoang-66-nhu-cau-va-con-co-the-kho-khan- hon-trong-thoi-gian-toi-6-12-24855.aspx [2]https://www.eni.com/en-IT/media/press-release/2020/07/eni-confirms-and-expands-gas-and-condensate-potential-in-the-ken-bau-discovery- in-block-114.html [3]https://www.energyvoice.com/oilandgas/asia/255731/eni-gas-find-vietnam/ [4]http://www.pvn.vn/Pages/Tap-doan/Lo-114-diem-sang-trong-hoat-dong-tim-kiem-tham-do-ngoai-khoi-them-luc-dia-Viet-Nam/4b056f07-6edf- 42ca-b319-54b5b43f7d3f 25