Chuyển động từ hai dự án kho cảng nhập khẩu khí LNG đầu tiên

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-CẬP-NHẬT-NĂNG-LƯỢNG-VIỆT-NAM-2020 (Trang 30 - 35)

3.2.Bổ sung 7 GW điện gió vào quy hoạch

4.4. Chuyển động từ hai dự án kho cảng nhập khẩu khí LNG đầu tiên

nhập khẩu khí LNG đầu tiên

Dự án LNG Thị Vải: Ngày 24/6/2019, PV Gas đã ký

hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây dựng kho cảng LNG Thị Vải với liên danh nhà thầu Samsung C&T/PTSC.

Ngày 28/10/2019, PV Gas và các nhà thầu đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án.[2] Công suất giai đoạn 1 là 1 triệu tấn LNG/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2022; giai đoạn 2 với công suất 3 triệu tấn LNG/ năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Đến giữa tháng 4/2020, tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 13,8% [3], trong đó gói thầu EPC đạt khoảng 6,7%; nhà thầu EPC đang triển khai các công tác thiết kế chi tiết, mua sắm và thi công móng bồn chứa.

Kho cảng LNG Thị Vải sẽ cung cấp khí tái hoá cho các hộ tiêu thụ khí, bao chuỗi nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & 4 với tổng công suất 1.500 MW.

Do chưa có hệ thống kho cảng nhập khẩu LNG nên

hiện tại Việt Nam chưa có nhà máy điện sử dụng

LNG hoạt động.

Trong những năm gần đây, sự quan tâm của giới đầu tư đối với lĩnh vực điện khí LNG tại Việt Nam là rất lớn. Báo cáo Cập nhật Năng lượng Việt Nam 7/2019 đã liệt kê hàng loạt các dự án điện khí LNG được đề xuất trên cả nước tính đến thời điểm đó. Trong hơn một năm qua, một số đề xuất đã được chấp thuận triển khai đồng thời nhiều dự án lớn vẫn tiếp tục được đề xuất.

Những dự án điện khí LNG triển vọng nhất hiện nay là nhà máy điện Hiệp Phước, nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & 4 và nhà máy điện LNG Bạc Liêu.

Nhà máy điện Hiệp Phước: Nhà máy điện này có

triển vọng là nhà máy điện đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng khí LNG nhập khẩu sử dụng nhiên liệu từ kho cảng LNG Hải Linh. Tháng 6/2019, Công ty TNHH Hải Linh đã hoàn tất việc mua lại Nhà máy điện Hiệp Phước với mục tiêu nâng cấp, cải tạo để chuyển sang dùng nhiên liệu khí đầu vào cho phát điện, thay vì dùng dầu diesel như trước đây.[1] Tháng 8/2019, Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Hiệp Phước đã ký hợp đồng với Tập đoàn Siemens nhằm nâng cấp Hiệp Phước thành nhà máy điện chu trình hỗn hợp.[2] Dự án này sẽ giúp tăng công suất điện của nhà máy thêm khoảng 780 MW lên thành 1.200 MW. Nhà máy điện được cải tạo nâng cấp dự kiến sẽ vận hành thử vào nửa cuối của năm 2022. Để đáp ứng nhu cầu điện hiện tại ở Việt Nam, Công ty Điện lực Hiệp Phước sẽ có thể cung cấp khoảng 520 MW cho lưới điện vào giữa năm 2021 thông qua vận hành tuabin khí theo chu trình hở.

Các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & 4: Tháng

2/2020, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) cho biết, hai ngân hàng nước ngoài là Citibank và INGbank sẽ cùng hỗ trợ thu xếp vốn cho dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 ại Đồng Nai.[3] Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & 4 của

[1]https://baodautu.vn/hai-linh-mua-lai-nha-may-dien-hiep-phuoc-de-cai-tao-phat-dien-bang-khi-d102002.html [2]https://www.pvgas.com.vn/tin-tuc/khoi-cong-xay-dung-cong-trinh-kho-chua-lng-thi-vai [3]https://vietnamfinance.vn/pv-power-tim-duoc-doi-tac-thu-xep-von-cho-du-an-14-ty-usd-nhon-trach-3-va-4-20180504224234652.htm [4]https://baodautu.vn/bo-sung-trung-tam-dien-khi-lng-bac-lieu-vao-quy-hoach-dien-ubnd-tinh-bac-lieu-duoc-giao-chon-nha-dau-tu- d113495.html [5]https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/cap-phep-dau-tu-du-an-dien-khi-tu-nhien-long-4-ti-usd-1174382.html [6]https://www.thesaigontimes.vn/td/305577/du-an-dien-khi-lng-bac-lieu-van-vuong-mac-gia-ban-dien.html [7]https://www.moit.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=13293 28 4.5. Cập nhật về các dự án điện sử dụng LNG

PV Power sẽ là chuỗi nhà máy điện đầu tiên sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu qua kho cảng LNG Thị Vải với tổng công suất dự kiến 1.500 MW. Hai nhà máy này sẽ có tổng mức đầu tư lần lượt là 703,3 triệu USD và 704,9 triệu USD. Nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 dự kiến vận hành trong các năm 2022 và 2023.

Điện khí LNG Bạc Liêu: Đây là dự án điện khí 100%

vốn đầu tư nước ngoài do công ty DOE có trụ sở tại Singapore làm chủ đầu tư.

Cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý bổ sung Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2011- 2030 và giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án.[4]

Ngày 21/1/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã trao quyết định chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu 3.200 MW, thuộc Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu, cho công ty DOE.[5]

Hiện chủ đầu tư dự án đã ký hợp đồng thuê Viện Năng lượng Việt Nam làm tư vấn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi để hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2020.[6] Chủ đầu tư cũng chọn Tập đoàn Bechtel (Mỹ) làm tổng thầu EPC dự án. DOE phấn đấu đàm phán được hợp đồng mua bán điện với phía Việt Nam trước tháng 10/2020.

Bên cạnh đó, hai dự án điện khí LNG Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận cũng đang được xúc tiến triển khai.

Điện khí Sơn Mỹ 1: Tháng 11/2018, Bộ Công

thương và Tập đoàn điện lực Pháp (EDF), đại diện Tổ hợp Chủ đầu tư Dự án nhà máy BOT Nhiệt điện Sơn Mỹ 1, đã ký Biên bản ghi nhớ liên quan đến việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án.[7] Sơn Mỹ 1 dự kiến có công suất 2,000 MW và sẽ được hoàn thành vào năm 2027.

Điện khí Sơn Mỹ 2: Ngày 8/11/2019, đại diện Bộ

Công Thương và Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) đã cùng nhau ký kết Biên bản ghi nhớ về việc triển khai thực hiện Nhà máy Điện khí Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận.[1] Dự án có tổng công suất khoảng 2.200 MW và có tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây xuất hiện một số đề xuất dự án quy mô khá lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có các công ty Mỹ. Đa số các dự án này vẫn đang nằm ở giai đoạn đề xuất và chưa được bổ sung vào quy hoạch điện lực quốc gia, bao gồm:

Điện khí LNG ExxonMobil: Đầu tháng 6/2020, trong

cuộc điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Irtiza Sayyed-Chủ tịch Công ty phát triển thị trường LNG thuộc tập đoàn ExxonMobil (Mỹ) đã bày tỏ mong muốn được đầu tư vào lĩnh vực điện khí LNG tại Việt Nam.[2] Theo đó, ExxonMobil có kế hoạch đầu tư xây dựng dự án kho cảng nhập khẩu và các nhà máy điện sử dụng khí LNG tại thành phố Hải Phòng với tổng công suất 4.000 MW dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2030. Tập đoàn này cũng mong muốn đầu tư một dự án điện khí LNG tại tỉnh Long An với công suất dự kiến 3.000 MW.

Điện khí LNG Chân Mây: Ngày 29/6/2020, lãnh đạo

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Chân Mây LNG (CML) cùng nhiều công ty, tổ chức của Mỹ và quốc tế đã tham gia cuộc họp cập nhật tiến độ triển khai dự án “Hợp tác nghiên cứu, kêu gọi đầu tư và phát triển nhà máy điện khí LNG tại khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô”.[3]

Theo Biên bản ghi nhớ giữa CML và Ban quản lý các khu kinh tế - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế ký ngày 3/3/2020, dự án có quy mô công suất khoảng 4.000 MW, với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỉ USD. Ngày 22/7, Công ty Cổ phần Chân Mây LNG và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển dự án. [1]https://baodautu.vn/tap-doan-aes-dau-tu-17-ty-usd-xay-nha-may-dien-khi-son-my-2-d110661.html [2]http://baochinhphu.vn/Doi-ngoai/Thu-tuong-hoan-nghenh-Exxon-Mobil-dau-tu-vao-Viet-Nam/397883.vgp [3]https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/hue-thu-hut-du-an-dien-khi-lng-chan-may-5-ti-usd-3335782/ [4]http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-nam/ky-bien-ban-ghi-nho-dau-tu-du-an-nha-may-dien-khi-lng-chan-may.html [5]https://www.khanhhoa.gov.vn/vi/tin-hoat-dong-trong-tinh-0331/khanh-hoa-san-sang-thoa-thuan-cho-nha-dau-tu-vao-nghien-cuu-du-an-ve- khi-hoa-long [6]http://baothanhhoa.vn/co-hoi-dau-tu/bi-thu-tinh-uy-trinh-van-chien-tiep-va-lam-viec-voi-nha-dau-tu-my/119626.htm 29

Ngày 22/7, Công ty Cổ phần Chân Mây LNG và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển dự án.[4] Dự án có tổng công suất thiết kế 4 GW, dự kiến được khởi công xây dựng vào quý 1/2021 và vận hành thương mại giai đoạn 1 vào năm 2024. Phía Mỹ sẽ sở hữu 60% vốn của dự án và phía Việt Nam sở hữu 40%.

Ngoài ra, từ tháng 6 đến tháng 8/2020, một công ty có tên là Millenium đã đến làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Thanh Hoá và Khánh Hoà và đề xuất xây dựng những dự án điện khí sử dụng LNG nhập khẩu rất lớn tại hai tỉnh này. Tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà ngày 31/7/2020, công ty này đề xuất thực hiện dự án điện khí trị giá 15 tỷ USD.[5] Trước đó, ngày 1/6/2020, Millenium đã đề xuất tỉnh Thanh Hoá cho thực hiện dự án điện khí trị giá 7 tỷ USD.[6] Các thông tin về Millenium hiện mới do các tỉnh đưa ra. MDI không có thông tin về công ty này.

Đối với lĩnh vực điện khí LNG, Nghị quyết số 55 [1] của Bộ Chính trị chỉ đạo: [1]http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban- cua-dang/nghi-quyet-so-55-nqtw-ngay-11022020-cua-bo-chinh-tri- ve-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-nang-luong-quoc-gia-cua-viet- nam-den-6096 30 4.6. Định hướng phát triển

Chuẩn bị đủ năng lực để nhập khẩu khoảng 8 tỷ mét khối khí LNG vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ mét khối vào năm 2045.

Phát triển công nghiệp khí, ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG. Phát triển nhiệt điện khí theo hướng ưu tiên sử dụng nguồn khí trong nước.

Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống.

Tại hội thảo lần 1 bàn về Quy hoạch Điện VIII ngày 8/7/2020, đại diện Viện Năng lượng Việt Nam cho biết Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đã bổ sung khối lượng lớn nguồn điện khí LNG tại miền Nam. Tuy nhiên, do phụ tải miền Nam hiện được dự báo thấp hơn nhiều so với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh và miền Nam lại phát triển khối lượng lớn điện gió và mặt trời, cho nên một số nguồn điện khí LNG tại miền Nam và miền Trung đã được bổ sung vào quy hoạch giai đoạn đến 2030 sẽ phải giãn bớt tiến độ sang giai đoạn sau.

Danh sách các dự án điện khí LNG tại miền Nam và miền Trung dự kiến giãn tiến độ ra sau 2030 khoảng hơn 7 GW gồm: Bạc Liêu 3, 4- 1600 MW, Sơn Mỹ 1, 3 – 750 MW, Cà Ná- 1600 MW, Long Sơn – 1600 MW, Kiên Giang – 1500 MW.

Dự án đáng chú ý nhất trong lĩnh vực thuỷ điện tại

Việt Nam là dự án mở rộng Thuỷ điện Hoà Bình.

Tháng 4/2019, Chính phủ đã chấp thuận cho EVN là chủ đầu tư dự án mở rộng nhà máy.

Trước đây, EVN từng lên kế hoạch khởi công Dự án vào quý II/2020 [1], dự kiến hoàn thành phát điện tổ máy 1 vào quý III năm 2023, phát điện tổ máy 2 vào quý IV/2023 và hoàn thành xây dựng công trình vào năm 2023.

Tuy nhiên hiện nay EVN đặt mục tiêu khởi công dự án vào tháng 10/2020.

EVN sẽ đầu tư là 9.220,831 tỷ đồng để xây dựng thêm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW. Công suất hiện tại của Thuỷ điện Hoà bình là 1.920 MW.

Tại hội thảo lần 1 bàn về Quy hoạch Điện VIII ngày 8/7/2020, đại diện Viện Năng lượng Việt Nam cho biết, tổng công suất thủy điện vừa và lớn đã được xây dựng đến năm 2019 là khoảng 17,9 GW. Có thể phát triển thêm 1,8 GW giai đoạn 2020-2025. Tiềm năng thuỷ điện nhỏ là 6 GW, hiện tại đã xây dựng 3,5 GW, có thể phát triển thêm 2,5GW.

[1]https://baodautu.vn/khoi-cong-du-an-thuy-dien-hoa-binh-mo- rong-vao-thang-102020-d121879.html

31

5. Thuỷ điện

Ngày 5/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 08/2020/QĐ-TTg [1] về cơ chế phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.

Theo đó, đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện tại điểm giao nhận là 1.634 đồng/kWh tương đương 7,03 US cents/kWh, cao hơn mức 1.220 đồng/kWh tương đương 5,8 US cents/kWh theo quy định trước đây.

Đối với các dự án không phải là dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện tại điểm giao nhận là 1.968 đồng/kWh tương đương 8,47 US cents/kWh. Quy hoạch Điện VII điều chỉnh [2] và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đã đặt ra mục tiêu phát triển điện sinh khối các giai đoạn đến năm 2020, 2025 và 2030 tương ứng là 660 MW, 1.200 MW và 3.000 MW.

Nguồn sinh khối ở Việt Nam rất đa dang, bao gồm: trấu, rơm rạ, bã mía, chất thải chăn nuôi... Tuy nhiên, hiện chỉ có bã mía tại các nhà máy đường và chất thải tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn là có nguồn nguyên liệu tập trung đủ lớn cho phát điện. Tại hội thảo lần 1 bàn về Quy hoạch Điện VIII ngày 8/7/2020, đại diện Viện Năng lượng Việt Nam cho biết Việt Nam có khả năng xây dựng khoảng 5 GW điện sinh khối. Hiện các chủ đầu tư đã lắp đặt 378 MW điện bã mía và đang đầu tư 170 MW điện trấu và điện từ phụ phẩm của gỗ. [1]http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu- tuong-Chinh-phu/Tang-gia-dien-sinh-khoi/389526.vgp [2]https://nongnghiep.vn/dien-ba-mia-co-co-hoi-phat-trien- d260194.html 32

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-CẬP-NHẬT-NĂNG-LƯỢNG-VIỆT-NAM-2020 (Trang 30 - 35)