Cập nhật tiến độ các dự án khí lớn đang triển kha

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-CẬP-NHẬT-NĂNG-LƯỢNG-VIỆT-NAM-2020 (Trang 29 - 30)

3.2.Bổ sung 7 GW điện gió vào quy hoạch

4.3. Cập nhật tiến độ các dự án khí lớn đang triển kha

đang triển khai

Cá Voi Xanh: Là mỏ khí tự nhiên ngoài khơi bờ biển

miền Trung, có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối khí. ExxonMobil (Mỹ) sở hữu 64% cổ phần trong hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), phần còn lại trong PSC là Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP), mức 15%; PVN với 21%.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 sẽ khoảng 10 tỷ USD, cả ngoài khơi và trên bờ. Khí sẽ được cung ứng cho năm nhà máy điện với tổng công suất khoảng 3.500 MW.

Exxon Mobil thông báo tiến độ cấp khí tiêu chuẩn của khâu thượng nguồn dự kiến vào tháng 6/2024. PVN đang đôn đốc tư vấn hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (FS) làm cơ sở trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Song song với quá trình lập FS, PVN đang triển khai lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổng thể của dự án để có thể phê duyệt ngay sau khi FS được phê duyệt. Cùng với đó, PVN đang xây dựng kế hoạch/tiến độ tổng thể triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện miền Trung 1 và 2 làm cơ sở để triển khai dự án, đảm bảo đồng bộ tiến độ với khâu thượng nguồn.

Hiện PVN [1] và EVN đang phối hợp với ExxonMobil để hoàn thành đàm phán và thống nhất các hợp đồng, thỏa thuận mua bán khí, điện, trong đó, mục tiêu hoàn thành đàm phán các hợp đồng bán khí (GSA) vào quý 4/2020 - thời điểm quyết định đầu tư thượng nguồn mỏ khí Cá Voi Xanh.

Dự án khí điện Lô B-Ô Môn [2]: là dự án khí điện

trọng điểm nằm ở khu vực phía Tây Nam. Do nhiều yếu tố, dự án đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra.

PVN và các đơn vị thành viên chiếm 70% cổ phần các lô dầu khí thuộc dự án, còn lại là 30% là của đối tác nước ngoài (Nhật Bản và Thái Lan). Tổng mức đầu tư cho thăm dò khai thác khoảng 6,7 tỷ USD, thời gian đầu tư, khai thác vận hành là hơn 20 năm.

Tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt giá khí của dự án.

Tháng 7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt báo cáo kế hoạch phát triển mỏ. Song song với công việc đó, công tác đấu thầu đã triển khai, tuy nhiên công tác này đang phải chờ vì các khâu khác của dự án chưa sẵn sàng nên không thể triển khai được. Dự án sẽ xây dựng hệ thống đường ống dài hơn 400 km, nối từ ngoài mỏ vào bờ (cập bờ ở Cà Mau), cấp cho khu vực này, đồng thời đi về phía Kiên Giang và dẫn về phía Ô Môn. Dự án đường ống này có tổng mức đầu tư dự kiến là 1,3 tỷ USD.

Dự kiến lượng khí từ dự án sẽ được cung cấp cho 4 nhà máy điện (với quy mô công suất mỗi nhà máy 750 MW). Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, tiến độ dự kiến Ô Môn 3 đưa vào vận hành là năm 2020, tuy nhiên tiến độ hiện nay đưa vào khai thác là 2025; dự án Ô Môn 4 dự kiến năm 2021 đưa vào vận hành, dự kiến hiện nay là tháng 12/2023.

Tuy nhiên theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phát triển điện lực quốc gia: Tiến độ triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B đang bị chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là tiến độ triển khai các dự án hạ nguồn. Cụ thể, dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 4 chậm 3 năm; dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3 dự kiến chậm 4 - 5 năm (so với tiến độ Quy hoạch điện 7 - Điều chỉnh) và đang phải hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư trình cấp thẩm quyền quyết định.

Ngày 10/3/2020, Bộ Công Thương đã đề nghị các bên nước ngoài (MOECO - Nhật Bản và PTTEP - Thái Lan) hoàn thiện dự thảo GGU để sớm thống nhất nội dung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Phương án vay vốn nước ngoài cho dự án phát triển mỏ khí Lô B và dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn vẫn chưa được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và Bộ Tài chính phê duyệt.

Sau nhiều năm lên kế hoạch nhưng chưa triển khai được, hiện việc xây dựng dự án kho cảng nhập khẩu LNG phục vụ cho phát điện tại Việt Nam đã có tiến triển.

Dự án kho cảng LNG Hải Linh: Ngày 15/5/2018,

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận bổ sung dự án Kho tiếp nhận LNG và tái hoá khí thiên nhiên Hải Linh Vũng Tàu quy mô 220.000 m3 tại Khu công nghiệp Cái Mép-Bà Rịa Vũng Tàu-vào quy hoạch phát triển Công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

Ngày 15/5/2018, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Hải Linh đã ký hợp đồng gia công và lắp đặt 03 bồn chứa LNG, dung tích 219.000 m3 với nhà thầu Công ty cổ phần Lilama 18.[1] Được biết, tính đến đầu tháng 6/2020, dự án LNG Hải Linh đã hoàn tất xây dựng lắp đặt kho chứa, dự kiến cuối năm 2020 sẽ vận hành thử và năm 2021 sẽ chính thức hoạt động. Trước mắt Hải Linh sẽ cấp khí cho nhà máy điện Hiệp Phước của họ, sau đó nếu đàm phán thành công với EVN thì sẽ cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện của EVN.

[1]https://www.lilama18.com.vn/vi/news/45/lilama-18-va-cong-ty-tnhh-hai-linh-ky-hop-dong-thi-cong-du-an-kho-tiep-nhan-lng-va-tai-hoa-khi- thien-nhien

[2]https://www.pvgas.com.vn/tin-tuc/khoi-cong-xay-dung-cong-trinh-kho-chua-lng-thi-vai

[3]http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dau-khi-viet-nam/cap-nhat-tien-do-chuoi-du-an-lng-thi-vai-va-son-my.html

27

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-CẬP-NHẬT-NĂNG-LƯỢNG-VIỆT-NAM-2020 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)