Kinh tế năm 2021 được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo
triển vọng tăng trưởng tốt hơn năm 2020, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận thương mại, Mỹ và châu Âu vẫn duy trì các biện pháp hỗ trợ kinh tế, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc hạ nhiệt sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, quá trình hồi phục kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức khi dịch bệnh chưa được kiểm soát và biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở nhiều quốc gia.
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, năm đầu tiên trong nhiệm kỳ 5 năm 2021 – 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6,5%, cao hơn 0,5% so với kế hoạch Quốc hội giao, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4%, bội chi NSNN khoảng 4%. Để hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế, đòi hỏi sử dụng hiệu quả nguồn lực của toàn xã hội, trong đó có nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu.
Bảng 8. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2021
Kế hoạch năm 2021 Quốc hội giao
Mục tiêu phấn đấu năm 2021 của Chính phủ (*)
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%) Khoảng 6 Khoảng 6,5
GDP bình quân đầu người (USD) Khoảng 3.700 Khoảng 3.700
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân (%) Khoảng 4 Khoảng 4
Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP (%) 4
Dư nợ công trên GDP (%) 46,1
Nợ Chính phủ trên GDP (%) 41,9
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 4-5
Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP (%) 8
(*) Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.