Phát triển thị trường trái phiếu năm 2021

Một phần của tài liệu Bao cao thuong nien 2020_22 9 (Trang 54 - 82)

Bộ Tài chính đang xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030 bao gồm thị trường trái phiếu, với mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ và doanh nghiệp, trong đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, cơ sở nhà đầu tư và các định chế trung gian.

2.1 Thị trường trái phiếu Chính phủ

a) Về kế hoạch phát hành

Về kế hoạch phát hành: tổng nhu cầu vay của ngân sách trung ương năm 2021 là 579.772 tỷ đồng, trong đó (i) vay để bù đắp bội chi là 318.870 tỷ đồng (ii) vay để trả nợ gốc là 260.902 tỷ đồng. Theo đó, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2021 là 350.000 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện, căn cứ nhu cầu huy động vốn của ngân sách trung ương, tình hình thu-chi NSNN, khối lượng phát hành TPCP có thể sẽ được điều chỉnh và công bố cho các nhà đầu tư.

Dự kiến khối lượng phát hành TPCP theo từng kỳ hạn như sau:

Bảng 9. Khối lượng TPCP phát hành dự kiến theo kỳ hạn (2021)

b) Về giải pháp phát triển thị trường năm 2021

Về tổ chức phát hành:

Kho bạc Nhà nước thực hiện phát hành mới hoặc mở lại các mã TPCP đang lưu hành theo hướng tăng quy mô các mã nhằm thúc đẩy thanh khoản trên thị trường thứ cấp.

Kỳ hạn Khối lượng dự kiến

5 năm 20.000 tỷ đồng 7 năm 15.000 tỷ đồng 10 năm 120.000 tỷ đồng 15 năm 135.000 tỷ đồng 20 năm 30.000 tỷ đồng 30 năm 30.000 tỷ đồng Tổng cộng 350.000 tỷ đồng

Về thị trường thứ cấp:

Tập trung phát triển thị trường thứ cấp để tăng thanh khoản và xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, tăng tỷ trọng giao dịch mua bán lại (repo) trên tổng giá trị giao dịch TPCP. Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống giao dịch TPCP để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Từng bước đưa TPCP Việt Nam vào rổ trái phiếu quốc tế để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Tăng cường vai trò của nhà tạo lập thị trường TPCP: Năm 2021 có 17 nhà tạo lập thị

trường được công bố theo Quyết định số 2290/QĐ-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính, cụ thể:

TT Tên Nhà tạo lập thị trường

1 Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

2 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3 Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

4 Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội

5 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

6 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

7 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

8 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

9 Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

10 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

11 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

12 Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

13 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

14 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

15 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường thực hiện theo Thông báo tại Công văn số 16037/BTC-TCNH ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính (nội dung Công văn được đăng

tải tại địa chỉ http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tpcp). Một số nghĩa vụ chính

trong năm 2021 của nhà tạo lập thị trường như sau:

Về nghĩa vụ mua: Trong kỳ đánh giá (từ 1/11/2020 - 31/10/2021), nhà tạo lập thị trường

có nghĩa vụ mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng tối thiểu trên thị trường sơ cấp như sau: (i) Đối với công ty chứng khoán: khối lượng mua tối thiểu trên thị trường sơ cấp là 2.700 tỷ đồng; (ii) Đối với ngân hàng thương mại: khối lượng mua tối thiểu trên thị trường sơ cấp là 5.200 tỷ đồng.

Trường hợp Kho bạc Nhà nước giảm khối lượng phát hành công cụ nợ đã thông báo tại thời điểm đầu năm, nghĩa vụ mua tối thiểu sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng.

Về nghĩa vụ giao dịch trên thị trường thứ cấp: Trong kỳ đánh giá (từ 1/11/2020 - 31/10/2021),

nhà tạo lập thị trường có nghĩa vụ giao dịch công cụ nợ của Chính phủ như sau:

Đối với công ty chứng khoán: giá trị giao dịch tối thiểu là 0,8% so với tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường;

Đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: giá trị giao dịch tối thiểu là 1% so với tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường.

2.2. Thị trường trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Về kế hoạch phát hành: Chính phủ đã phê duyệt hạn mức bảo lãnh của Chính phủ và

hạn mức vay về cho vay lại năm 2021, trong đó hạn mức bảo lãnh tối đa cho 02 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội) bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu đáo hạn năm 2021.

Nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu đến hạn năm 2021 của 2 Ngân hàng chính sách là 32.078 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó (i) Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 21.054 tỷ đồng (ii) Ngân hàng Chính sách xã hội là 11.024 tỷ đồng.

Về tổ chức phát hành: 02 ngân hàng chính sách tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu

được Chính phủ bảo lãnh tại HNX để huy động vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên cơ sở hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.3. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương

Tổng hạn mức vay của ngân sách địa phương năm 2021 là 28.797 tỷ đồng, trong đó (i) vay

bù đắp bội chi là 24.800 tỷ đồng (ii) vay trả nợ gốc là 3.997 tỷ đồng. Trên cơ sở hạn mức vay được phê duyệt, các địa phương lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp, trong đó có phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

Khối lượng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương năm 2021 tùy thuộc vào nhu cầu huy động vốn của các địa phương và tình hình thị trường trái phiếu.

Nghĩa vụ trả nợ gốc đến hạn của trái phiếu chính quyền địa phương năm 2021 là 1.125 tỷ

đồng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là 625 tỷ đồng; Bà Rịa Vũng Tàu là 500 tỷ đồng.

2.4. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Với quy định mới về phát hành TPDN có hiệu lực từ 01/01/2021, việc huy động vốn trái phiếu của các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi, doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn chào bán trái phiếu ra công chúng để huy động vốn thay vì chỉ chào bán trái phiếu riêng lẻ như giai đoạn trước. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành thận trọng (dự kiến ở mức 12% trong năm 2021), phát hành trái phiếu tiếp tục là kênh huy động vốn được các doanh nghiệp lựa chọn.

Trên cơ sở khung khổ pháp lý mới về phát hành TPDN, hoạt động của thị trường TPDN tập trung vào một số công việc sau:

- Về tổ chức thị trường, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về tổ chức thị

trường giao dịch TPDN riêng lẻ tại Sở GDCK Hà Nội để làm cơ sở cho việc tổ chức, vận hành thị trường thứ cấp TPDN riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện tổ chức thị trường TPDN niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK để đáp ứng nhu cầu phát hành trái phiếu ra công chúng gắn với niêm yết giao dịch tại Sở GDCK. Trên cơ sở đó, phát triển đồng bộ cả 2 cấu phần của thị trường thứ cấp TPDN gồm phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.

- Thực hiện các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

+ Đối với doanh nghiệp, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi huy động vốn trái phiếu; theo đó, doanh nghiệp phát hành phải tuân thủ điều kiện phát hành và quy định về đối tượng nhà đầu tư mua trái phiếu; thực hiện công bố thông tin về mục đích sử dụng vốn trái phiếu; công bố thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư và Chuyên trang thông tin về TPDN.

điều khoản của trái phiếu, các cam kết của doanh nghiệp phát hành kèm theo trái phiếu.

+ Các tổ chức cung cấp dịch vụ (tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu) khi cung cấp dịch vụ phải ký kết hợp đồng, trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên; tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, giao dịch TPDN khi cung cấp dịch vụ, chịu trách nhiệm cùng doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn trái phiếu.

+ Cơ quan quản lý sẽ tăng cường giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về TPDN để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về TPDN.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu

+ Khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong quá trình huy động vốn trái phiếu. Phát triển thị trường dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo hướng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và tăng cường quản lý giám sát theo thông lệ quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm quốc tế tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt Nam.

+ Tiếp tục chủ động thông tin tuyên truyền về TPDN để các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp dịch vụ hiểu biết và tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành TPDN; cảnh báo kịp thời các rủi ro cho các chủ thể khi tham gia vào thị trường TPDN riêng lẻ.

+ Rà soát, sửa đổi cơ chế đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm, NHTM, các quỹ hưu trí tự nguyện, công ty chứng khoán theo hướng khuyến khích đầu tư vào TPDN được niêm yết, giao dịch và TPDN được xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó, sẽ tập trung phát triển nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để thúc đẩy cầu đầu tư bền vững trên thị trường vốn, thị trường TPDN.

2.5. Thị trường trái phiếu xanh

Về hoàn thiện khung khổ pháp lý: Trong năm 2021, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Tài

nguyên và môi trường và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định cụ thể các nội dung liên quan đến phát hành trái phiếu xanh, bao gồm:

(i) Quy định mục đích sử dụng của trái phiếu xanh;

(iii) Các lĩnh vực dự án bảo vệ môi trường (taxonomy); (iv) Chế độ công bố thông tin, báo cáo;

(v) Các chính sách ưu đãi đối với chủ thể phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh.

Về triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ xanh: Bộ Tài chính đang phối hợp với các

Bộ, ngành xây dựng Đề án phát hành thí điểm trái phiếu Chính phủ xanh tại thị trường trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm TPCP trên thị trường. Theo đó, căn cứ vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội phê duyệt, sẽ lựa chọn các dự án đầu tư công xanh theo tiêu chí dự án xanh quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn để phát hành trái phiếu Chính phủ xanh theo quy định của pháp luật.

Về triển khai TPCQĐP xanh: Bộ Tài chính phối hợp với chính quyền địa phương của một

số tỉnh, thành phố xây dựng quy trình phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh theo quy định của pháp luật; khuyến khích các địa phương lựa chọn các dự án xanh để triển khai phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh.

Về TPDN xanh: Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp phát hành TPDN xanh để huy

động vốn đầu tư cho các dự án có tính chất bảo vệ môi trường. Trong năm 2021, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức tư vấn nước ngoài để hỗ trợ một số doanh nghiệp triển khai phát hành TPDN xanh theo thông lệ quốc tế, làm tiền đề để phát triển thị trường trái phiếu xanh trong thời gian tới.

Phụ lục Phụ lục 1

Tình hình thị trường trái phiếu 2015-2019

1. Thị trường trái phiếu Chính phủ:

Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng khối lượng TPCP phát hành đạt 1.259 nghìn tỷ đồng, đáp ứng 60% - 70% tổng khối lượng huy động vốn cho NSNN.

Thị trường thứ cấp TPCP giai đoạn 2015-2019 từng bước phát triển, khối lượng giao dịch trái phiếu tăng dần qua các năm, năm 2019, bình quân khối lượng giao dịch TPCP khoảng 7.682 tỷ đồng/phiên; bình quân khối lượng giao dịch TPCP, TPCPBL, TPCQĐP khoảng 9.000 tỷ đồng/phiên. Giao dịch trên thị trường thứ cấp được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng giao dịch repos, giảm tỷ trọng giao dịch outright, tỷ lệ giao dịch outright đã giảm từ 90% tổng khối lượng giao dịch năm 2011 xuống 64,4% tổng khối lượng giao dịch năm 2016 và đạt 53,57% tổng khối lượng giao dịch vào năm 2019.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2015 2016 2017 2018 2019

3 năm 5 năm 7 năm 10 năm 15 năm 20 năm 30 năm

Bảng 10. Giá trị giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp giai đoạn 2015–2019

Đơn vị: tỷ đồng

2015 2016 2017 2018 2019

Giao dịch thông thường 504.985 831.220 1.036.792 908.699 1.032.416

Giao dịch repo 219.447 459.642 866.481 973.725 899.628 Tổng giá trị giao dịch 724.432 1.290.862 1.903.273 1.882.424 1.932.044 Giá trị giao dịch bình quân phiên 2.921 5.143 7.613 7.530 7.728 16.2 27.3 27.6 27.3 26.5 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2015 2016 2017 2018 2019

Khốilượng phát hành(tỷ đồng) Dưnợ (tỷđồng) Dư nợso với GDP (%)

2. Thị trường trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Bảng 11. Giá trị giao dịch TPCPBL giai đoạn 2015–2019

Đơn vị: tỷ đồng

2015 2016 2017 2018 2019

Giao dịch thông thường 98.095 158.725 102.212 111.232 106.933

Giao dịch repo 77.932 143.542 240.709 209.876 229.962

Tổng giá trị giao dịch 176.027 302.266 342.921 321.108 336.895 Giá trị giao dịch bình

quân phiên 710 1.204 1.372 1.284 1.348

3. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương

Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng khối lượng phát hành TPCQĐP trên thị trường sơ cấp đạt gần 15.700 tỷ đồng, bình quân khoảng 3.140 tỷ đồng/năm, đáp ứng một phần nhu cầu huy động vốn cho các địa phương để đầu tư cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh là nhà phát hành lớn nhất trên thị trường trái phiếu chính quyền địa phương với tổng khối lượng phát hành của cả giai đoạn là 8.800 tỷ đồng.

3.9 3.7 3.3 2.9 2.4 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2015 2016 2017 2018 2019

Khốilượng phát hành(tỷ đồng) Dư nợ (Tỷđồng) Dưnợ sovới GDP (%)

Bảng 12. Giá trị giao dịch TPCQĐP giai đoạn 2015–2019

Đơn vị: tỷ đồng

2015 2016 2017 2018 2019

Giao dịch thông thường 2.903 1.284 3.018 551,5 -

Giao dịch repo 2.615 336 752 33,5 39,83

Tổng giá trị giao dịch 5.517 1.620 3.770 585 39,83

Giá trị giao dịch bình

quân phiên 22,3 6,5 15,1 2,3 0,2

4. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tổng khối lượng TPDN phát hành trong giai đoạn 2015-2019 đạt khoảng 833.750 tỷ đồng, bình quân khối lượng phát hành khoảng 166.750 tỷ đồng/năm, trong đó phát hành riêng lẻ là chủ yếu. Khối lượng TPDN phát hành ra công chúng khoảng 41.314

Một phần của tài liệu Bao cao thuong nien 2020_22 9 (Trang 54 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)