Dự báo phát triển điện than Việt Nam theo Quy hoạch và kịch bản đề xuất của GreenID

Một phần của tài liệu Báo cáo Harvard_File up web (Trang 28 - 31)

nghệ và giảm giá thành. Vì vậy, nhiều cơ quan và tổ chức đã tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn về khả năng giảm tỷ lệ điện than trong tương lai. Đáng chú ý là những nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), đơn vị điều phối Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) được xuất bản thành: “Báo cáo

nghiên cứu các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam” năm 2018. Để đưa ra được kịch

bản phát triển nguồn điện có cơ sở khoa học và tính khả thi cao, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình MARKAL để mô phỏng cơ cấu nguồn điện tương lai của Việt Nam. Ngoài ra, dự báo nhu cầu điện, phân tích nhiên liệu đầu vào, chi phí nhiên liệu, công nghệ cũng được đề cập làm rõ khả năng phát điện trong điều kiện Việt Nam. Đặc biệt, nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối, …) được phân tích chi tiết cả về tiềm năng phát triển điện, chi phí công nghệ theo vùng miền tính tới thời điểm năm 2017. Những kết quả thu được đã giúp cơ sở khoa học để đưa ra các kịch bản phát triển điện với 3 kịch bản phát điện sau: • Kịch bản cơ sở

• Kịch bản năng lượng tái tạo

• Kịch bản kiểm soát phát thải các bon.

Mô hình đã đưa ra lựa chọn các loại hình năng lượng cho các kịch bản dựa vào nguyên tắc cực tiểu chi phí. Chi phí sản xuất điện quy dẫn (xu Mỹ/kWh) được tính cho nhiều công nghệ phát điện: thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện than,… ở thời điểm năm 2017, 2020, 2025, 2030 để phân tích. Kết quả phân tích chỉ ra rằng

sẽ cạnh tranh vào năm 2025. Đặc biệt, khi tính thêm chi phí ngoại biên thì chi phí sản xuất điện quy dẫn đối với điện than tăng vọt lên, không đủ sức cạnh tranh so với các loại hình sản xuất khác như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối ngay tại thời điểm thực hiện nghiên cứu vào năm 2017. Hiện chi phí ngoại biên này chưa được tính vào giá thành sản xuất điện. Chi phí ngoại biên do gây suy giảm CLKK, tác động môi trường phần nào được tính đến trong thuế bảo vệ môi trường đối với sử dụng than nhưng mức thuế vẫn còn thấp chưa ảnh hưởng lớn đến giá thành điện than.

Kết hợp cả hai yếu tố cung và cầu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các kịch bản sau:

1. Kịch bản phát điện cơ sở (B&B) 2. Kịch bản năng lượng tái tạo (B&RE) 3. Kịch bản kiểm soát phát thải (B&CO2CAP) 4. Kịch bản phát điện cơ sở có tính đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (EE&B)

5. Kịch bản kết hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và năng lượng tái tạo (EE&RE). Trong số các kịch bản đưa ra, GreenID đề xuất lựa chọn kịch bản EE&RE (kết hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và năng lượng tái tạo) vì những lợi ích vượt trội về giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Bảng dưới đây so sánh các thông số về công suất điện than, điện gió, điện mặt trời và tổng công suất năm 2030 của kịch bản EE&RE

QH VII QH VII điều chỉnh EE&RE Điện than 75,0 55,3 25,64 Điện gió 13,8 6,0 8,14 Điện mặt trời 12,0 16,75 Loại khác 58 58,2 54,47 Tổng công suất 146,8 129,5 105,0

Từ bảng trên cho thấy có sự chênh lệch tổng công suất khá lớn giữa các kịch bản với tổng công suất của Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đối với điện than, cả hai Quy hoạch đều đề xuất mức công suất năm 2030 khá lớn, ở Quy hoạch điện VII lên tới 75 GW giảm xuống còn 55,3 GW trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Công suất điện than trong kịch bản EE&RE là 25,64 GW, giảm gần 30 GW so với QH VII điều chỉnh.

Mục tiêu

Một phần của tài liệu Báo cáo Harvard_File up web (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)