Các mạch DAC điển hình

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thiết kế bộ khuếch đại lock - in dựa trên vi điều khiển DSPic pps (Trang 45 - 47)

Các DAC có thể được xây dựng theo một trong những kiểu mạch sau:

 Chuyển đổi DA theo kiểu điện trở trọng lượng

 Chuyển đổi DA theo kiểu mạch R-2R

3.1.3.3.1. Bộ chuyển đổi DA theo kiểu điện trở trọng lượng (Weighted resistor DAC)

Mạch gồm một nguồn điện áp chuẩn Uch, các chuyển mạch, các điện trở có giá trị

lần lượt là R, R/2, R/4, ... , R/2n-1 và các mạch khuếch đại thuật toán.(Xem hình 3.7) Với mạch như trên, khi một khoá điện nào được nối với nguồn điện thế chuẩn thì sẽ

cung cấp cho bộ khuếch đại thuật toán (KÐTT) dòng điện.

Dòng điện này độc lập với các khoá còn lại. Như vậy có thể thấy ngay rằng biên độ điện áp ra phụ thuộc vào các vị trí được đóng hay mở khoá nghĩa là được nối với điện áp

chuẩn Uch hay nói cách khác phụ thuộc vào giá trị các bít tương ứng trong tín hiệu số đưa

vào mạch chuyển đổi.

Hình 3.8. DAC theo phương pháp điện trở trọng lượng

Một cách tổng quát, với một DAC có n bít thì tín hiệu ra được tính theo công thức:

Ura =

R R Uch. 1

Trong đó B0 < Bn-1 có giá trị "0" hoặc "1".

Mạch có ưu điểm là đơn giản, nhưng nhược điểm là độ chính xác và tính ổn định

của kết quả phụ thuộc nhiều vào trị số tuyệt đối của các điện trở và sự ổn định của chúng trong các môi trường khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tính ổn định và độ chính xác

của nguồn điện áp chuẩn.

3.1.3.3.2. Bộ chuyển đổi DA theo kiểu thang điện trở R-2R (R-2R ladder)

Hình 3.9. DAC theo phương pháp mạch R-2R

DAC với thang điện trở R-2R khắc phục được một số nhược điểm của DAC điện trở

trọng lượng.

Mạch chỉ gồm hai điện trở R và 2R mắc theo hình thang với nhiều khoá điện (mỗi khoá điện cho một bít) và một nguồn điện áp chuẩn Uch.(Xem Hình 3.9)

Ðại lượng cần tìm là dòng Ith chảy vào mạch KÐTT khi có một số khoá điện được

nối với Uch. Theo mạch điện ta có:

Ura = -Ith.Rf

Xét tại chuyển mạch tương ứng với bít thứ i, nút tương ứng trên mạch hình thang là 2i . Sử dụng định lý Thevenin, khi đóng chuyển mạch vào Uch thì điện thế tương đương

Thevenin tại nút 2i sẽ là Uch/2 và nguồn tương có nội trở là R, như vậy tại nút 2i+1 (tiến về

Từ những kết quả trên suy ra rằng khi di chuyển về phía mạch KÐTT thì trị số điện

thế Thevenin tại mỗi nút bằng một nửa trị số tại nút kề cận bên trái nó, và tại nút 2n-1 do

đặc tính của bộ KÐTT điện thế được coi bằng 0V.

Một cách tổng quát, ta có công thức để tính điện áp ra của một DAC n bít với điện

trở hình thang R-2R như sau:

1 1 2 2 1 1 0 0 2 2 ... 2 2 . 2 R B B B B R U Ura  ch nt n n n n

Trong đó B0 < Bn-1 có giá trị "0" hoặc "1".

Các DAC theo thang điện trở phải dùng số điện trở khá lớn, ví dụ nếu một DAC n

bít thì cần dùng 2(n-1) điện trở trong khi phương pháp điện trở trọng lượng chỉ phải dùng

n thôi. Nhưng bù lại độ chính xác và tính ổn định của tín hiệu ra được đảm bảo tốt hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thiết kế bộ khuếch đại lock - in dựa trên vi điều khiển DSPic pps (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)