Giải pháp hướng dẫn thi hành pháp luật, tổng kết thực tiễn áp dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật học tội giết người từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 72)

- Về dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng “Thực hiện tội phạm một cách man rợ”: Đây là trường hợp giết người bằng cách làm cho nạn nhân đau

3.2.2. Giải pháp hướng dẫn thi hành pháp luật, tổng kết thực tiễn áp dụng

quy định về tội giết người

Đây là giải pháp quan trọng nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt.

Một số văn bản có hướng dẫn về tội giết người như: Nghị quyết số 04 ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết số 01 ngày 19/4/1989 của HĐTP-TANDTC; Công văn số 03 ngày 22/10/1987 và Công văn số 140 ngày 11/12/1998 của TANDTC, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP.... Tuy nhiên những văn bản này được ban hành đã lâu,

nội dung hướng dẫn còn chưa được cụ thể, một số nội dung khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Đồng thời, về nguyên tắc khi BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 đã hết hiệu lực thì văn bản hướng dẫn cũng hết hiệu lực theo. Do vậy với việc BLHS năm 2015 có hiệu lực thay thế thì nhà làm luật cần ban hành văn bản mới hướng dẫn các dấu hiệu định khung hình phạt liên quan đến tội giết người.

*Trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết số 04HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986; Nghị quyết 01/2006/NQ - HĐTP và

thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về tội giết người, tác giả kiến nghị xây dựng Nghị quyết trong đó hướng dẫn một số tình tiết quy định về tội giết người (Điều 123) như sau:

- Giết 02 người trở lên: là trường hợp người phạm tội có ý định giết từ hai người trở lên hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nhiều người chết xảy ra, trong cùng thời điểm hoặc khác thời điểm nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người phạm tội có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp) thì phải có từ hai người chết trở lên mới thuộc trường hợp phạm tội này.

- Giết người dưới 16 tuổi và giết phụ nữ mà biết là có thai:

+ Giết người dưới 16 tuổi: Đây là tình tiết khách quan, khơng cần người phạm tội phải nhân thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là người dưới 16 tuổi, chỉ cần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là người dưới 16 tuổi là thuộc trường hợp này.

+ Giết phụ nữ mà biết là có thai: Đây là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội, đòi hỏi người phạm tội phải nhân thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là phụ nữ có thai.

+ Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân: Người thực hiện một cơng việc vì nghĩa vụ cơng dân (như bắt giữ người phạm truy nã, quả tang) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng nếu do cơng việc đó mà họ bị giết, thì hành vi giết người cũng phạm trường hợp này. Trường hợp thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ, hoặc giết người đã thi hành công vụ để trả thù hoặc để đe dọa người khác.

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình: Ơng, bà bao gồm: ơng, bà nội; ông, bà ngoại; Cha, mẹ bao gồm: cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹ chồng. Người nuôi dưỡng là những người tuy không phải là ơng, bà, cha, mẹ nhưng đã có cơng ni dưỡng người phạm tội. Thầy, cô giáo của người phạm tội là người đã và đang dạy người phạm tội.

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: “Liền trước đó” hoặc “ngay sau đó” là vừa kết thúc tội phạm trước đã thực hiện ngay tội phạm sau.

+ Giết người mà liền trước đó phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: Là trường hợp trước khi giết người, người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm được thực hiện trước đó, về thời gian phải liền kề với hành vi giết người có, nếu có khoảng cách nhất định về thời gian, khơng cịn liền với hành vi giết người thì khơng phạm tình tiết này.

+ Giết người mà ngay sau đó phạm một tội một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: Là trường hợp ngay sau khi giết người, người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, về thời gian phải liền kề với hành vi giết người trước đó, nếu có khoảng cách nhất định về thời gian, thì khơng phạm tình tiết này.

- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác:

+ Để thực hiện tội phạm khác: Đây là trường hợp sau khi giết người, người phạm tội lại thực hiện một tội phạm khác. Tội phạm khác là tội phạm bất kỳ do BLHS quy định, khơng phân biệt đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm được thực hiện sau khi giết người có liên quan mật thiết với hành vi giết người. Hành vi giết người là tiền đề, là phương tiện để thực hiện tội phạm sau, nếu khơng giết người thì khơng thực hiện được tội phạm sau.

+ Giết người để che giấu tội phạm khác: Đây là trường hợp trước khi giết người, người có hành vi giết người đã thực hiện một tội phạm và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người. Giữa hành vi giết người của người phạm tội với tội phạm mà người đó đã thực hiện phải có mối liên hệ với nhau, giết người là thủ đoạn để che giấu tội phạm.

Trong nội dung này, theo tác giả cần thống nhất hướng dẫn đối với trường hợp phạm tội này như sau:

Nếu tội phạm được thực hiện sau khi giết người khơng có liên quan mật thiết với hành vi giết người thì khơng phạm tình tiết này. Nếu tội phạm xảy ra liền trước đó hoặc ngay sau đó là tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và khơng có mối liên hệ mật thiết với tội giết người thì khơng thuộc trường hợp phạm tội “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” mà thuộc trường hợp “Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Ngược lại, nếu hành vi giết người được thực hiện là “Để thực hiện hoặc che giấu tội

phạm khác” là tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (có dấu hiệu liền trước đó hoặc hay sau đó) thì khơng áp dụng tình tiết phạm tội là “Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất

nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” mà chỉ áp dụng 01 tình

tiết là “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”.

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Đây là trường hợp giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân thay thế hoặc để bán cho người khác dùng vào việc thay thế bộ phận đó.

- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng nghề nghiệp của mình để giết người dễ dàng và cũng dễ dàng che giấu tội phạm như: Bác sĩ giết bệnh nhân, nhưng lập bệnh án là nạn nhân chết do bệnh hiểm nghèo; Bảo vệ bắn chết người, nhưng lại vu cho họ là kẻ cướp... - Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Phương pháp có khả

năng làm chết nhiều người là nói đến tính năng, tác dụng của phương tiện mà người phạm tội sử dụng khi phạm tội có tính nguy hiểm cao, có thể gây thương vong cho nhiều người như: ném lựu đạn vào chỗ đông người, bỏ thuốc độc vào bể nước nhằm giết một người mà người phạm tội mong muốn.

- Giết người có tính chất cơn đồ: Là trường hợp khi giết người, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, giết người vơ cớ (khơng có ngun cớ) hoặc cố tình sử dụng những nguyên cớ nhỏ nhặt để giết người.

- Giết người vì động cơ đê hèn: Đây là trường hợp giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng

khác; giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân; giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết chủ nợ để trốn nợ; giết người để trả thù do bị ngăn chuyện tình cảm…).

Do vậy, tác giả kiến nghị thời gian tới Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần tổng kết thực tiễn và ban hành Nghị quyết mới hướng dẫn các nội dung trên.

- Về thời điểm bắt đầu sự sống của con người ở Việt Nam hiện nay cũng có một số quan điểm khác nhau: Có quan điểm cho rằng, cuộc sống của một con người bắt đầu tư khi người mẹ đang đẻ, vào thời điểm một phần cơ thể của thai nhi được nhìn thấy từ bên ngồi. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ và tổn tại độc lập trong thế giới khách quan. [13, tr.86]. Tác giả luận văn đồng quan điểm khi cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn đối tượng tác động của tội phạm giết người theo hướng: Thời điểm bắt đầu sự sống của con người là bắt đầu quá trình sinh đứa trẻ, khi một phần cơ thể của thai nhi đã được nhìn thấy từ bên ngồi qua cửa mình của người mẹ. [13, tr.86].

Vì theo tác giả luận văn, nếu theo quan điểm thứ hai thì chưa bảo vệ được quyền sống của con người một cách hiệu quả và có tính răn đe, vì: nếu thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ mới tính thời điểm bắt đầu sự sống để bảo vệ bằng các quy định của nhóm tội xâm phạm tính mạng sẽ là q muộn; ngồi ra, kể từ thời điểm bắt đầu được sinh ra, đứa trẻ đã tách khỏi bào thai của cơ thể mẹ. Lúc này, đứa trẻ chỉ còn liên hệ với cơ thể người mẹ qua nhau thai. Do đó, có thể coi thời điểm này là thời điểm đứa trẻ đã “tách khỏi cơ thể người mẹ” chuẩn bị ra ngoài để trở thành một thực thể tự nhiên độc lập.

- Tác giả luận văn đồng ý với quan điểm cho rằng nhà làm luật cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành một số của quy định của Bộ luật hình sự và Bộ

luật Tố tụng hình sự liên quan đến giải quyết các vụ án giết người trong thực tiễn, theo hướng: [24, tr.124, 125].

+ Hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm, nhằm tấn công vào các vùng trọng yếu trên cơ thể con người dễ dẫn đến chết người, với cường độ mạnh, nếu nạn nhân không chết cũng phải định tội giết người.

+ Nếu trước khi đi có người cầm theo hung khí nguy hiểm, các đồng phạm cùng biết và trong lúc đánh nhau, người cầm hung khí đánh nạn nhân chết thì cần định tội tất cả các đồng phạm về tội giết người, vì tất cả đã mặc nhiên tiếp nhận mục đích giết người của người cầm hung khí.

+ Nếu người thực hiện hành vi đánh nạn nhân không chết do lỗi cố ý gián tiếp của người thực hành, thì định tội danh những người đi theo về tội cố ý gây thương tích, vì lỗi của những người đi theo thuộc cố ý gián tiếp, nên hậu quả đến đâu chỉ xử lý tội danh tương ứng tới đó.

+ Nếu trước khi đi có người cầm theo hung khí nguy hiểm giấu vào trong người, những người đi theo không biết và trong lúc đánh nhau, người cầm hung khí sử dụng và mọi người đi theo đều biết, nhưng khơng có hành vi ngăn cản, hậu quả là nạn nhân bị đâm chết, cần định tội tất cả về tội giết người. Vì các đối tượng cùng đi với ý định đánh người, cùng nhận thức được và buộc phải nhận thức được có thể gây ra hậu quả xâm phạm sức khỏe, kể cả tính mạng, mặc dù các đối tượng đi theo không mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng khơng ngăn cản người thực hành và có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra thuộc lỗi cố ý gián tiếp, nên hậu quả đến đâu xử lý tội danh tương ứng tới đó. + Đối với trường hợp người phạm tội vừa thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản, thì trường hợp nào tội giết người được thu hút vào tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng làm chết người, trường hợp nào định tội cho các hành vi độc lập cướp tài sản và giết người.

+ Kiến nghị Chính phủ cần ban hành quy định rõ thẩm quyền, trình tự, những nội dung yêu cầu của quyết định trưng cầu giám định; Cơ quan trưng cầu đề nghị không đúng chuyên môn giám định hoặc phải yêu cầu cụ thể; quy định rõ thời điểm trưng cầu giám định và tiến hành giám định ở thời điểm giám định khác nhau khi cho kết quả giám định khác nhau, thì Cơ quan tiến hành tố tụng khơng biết sử dụng kết quả giám định là kết quả cuối cùng và kết quả các bản giám định ở cấp hội đồng giám định có giá giá trị hơn trong trường hợp kết quả giám định lần đầu bị khiếu nại hoặc của một giám định viên.

+ Liên ngành Trung ương (Bộ Cơng an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tịa án nhân dân tối cao) cần có văn bản hướng dẫn đường lối giải quyết để áp dụng thống nhất trong thực tiễn: Trường hợp người phạm tội giết người là người bị bệnh rối loạn nhân cách thực tổn, hạn chế năng lực điều khiển hành vi, khi định tội khơng áp dụng tình tiết tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS là “Có tính chất cơn đồ” mà định tội theo cấu thành cơ bản ở khoản 2 Điều 123 BLHS.

+ Trường hợp bị cáo 02 lần phạm tội giết người ở 02 tỉnh khác nhau thì phải nhập vụ án để điều tra, truy tố, xét xử bị cáo về tội giết người theo điểm a khoản 1 Điều 123 BLHS với tình tiết tăng nặng định khung “Giết từ 02 người trở lên” không 126 thực hiện điều tra, truy tố, xét xử thành 02 vụ án độc lập theo khoản 2 Điều 123 và khơng được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội từ 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS. [24, tr.124, 125].

3.2.3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn, xây dựng án lệ về giải quyết các vụ án giết người

- Lãnh đạo Cơng an tỉnh Bắc Giang, Viện kiểm sát và Tịa án hai cấp tỉnh Bắc Giangcần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về cơng tác phịng chống tội phạm và vi phạm pháp luật nói chung và tội giết người nói riêng theo hướng:

+ Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang: Chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt 100%. Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%. 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đều phải được khởi tố vụ án để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Điều tra tội giết người đạt trên 90% tổng số án khởi tố. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra các loại án. Thường xuyên rà sốt và tích cực xác minh những vụ án tạm đình chỉ điều tra để sớm phục hồi điều tra và báo cáo Quốc hội về kết quả rà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật học tội giết người từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w