Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết ngườ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật học tội giết người từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 33)

Trong BLHS năm 2015 tội giết người được quy định tại Điều 123, với một số sửa đổi, bổ sung so với quy định trong BLHS năm 1999 như:

- Sửa một số từ ngữ: nhiều người thành 02 người trở lên; trẻ em thành người dưới 16 tuổi; tội thành tội phạm).

- Bổ sung khoản 3 mới quy định: Người chuẩn bị phạm tội này, thì

bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

* Một số dấu hiệu định khung hình phạt theo khoản 1 Điều 123

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình hình phạt tăng năng sau:

- Giết 02 người trở lên: Đây là trường hợp giết người có nhiều nạn nhân, khơng phụ thuộc chủ thể có một hoặc nhiều hành vi giết người khác nhau.

- Giết người dưới 16 tuổi: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi. Việc xác định tuổi của nạn nhân căn cứ vào Điều 6, Thông tư liên tịch số: 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTPBLĐTBXH, ngày

21/12/2018, quy định việc phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố

tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn khơng xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

b) Trường hợp xác định được q nhưng khơng xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh. c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng khơng xác định được ngày,

tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

d) Trường hợp xác định được năm nhưng khơng xác định được ngày,

tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.” [21, Điều 417].

- Giết phụ nữ mà biết là có thai: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là người đang mang thai và khi thực hiện hành vi giết người, chủ thể biết rõ điều này. Đây được coi là trường hợp giết người tăng nặng TNHS vì hành vi phạm tội xâm phạm đến đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt. - Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lí do cơng vụ của nạn nhân: Giết

người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành cơng vụ. Giết người vì lí do cơng vụ của nạn nhân là trường

hợp giết người mà động cơ của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân. Công vụ ở đây được hiểu “... là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hành chính, tố tụng và thi hành án”. [26, tr.63].

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Đây là trường hợp giết

người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là việc thực hiện tội phạm khác hoặc việc che giấu tội phạm khác. Tội phạm khác mà người giết người thực hiện hoặc che giấu có thể là tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

- Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Đây là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi, mua bán.

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Đây là trường hợp giết người một cách đặc biệt tàn ác, dã man làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết (giết bằng cách hành hạ, tra tấn cho đến chết...) hoặc gây ra sự rùng rợn cho người khác (chặt rời chân tay, khoét mắt nạn nhân...).

- Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết người.

- Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã sử dụng cơng cụ, phương tiện

hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người (trong hồn cảnh cụ thể). Ví dụ: Dùng chất nổ giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng với những người khác... Tình tiết này chỉ địi hỏi cơng cụ, phương tiện hay thủ đoạn đã sử dụng đặt trong điều kiện cụ thể có khả năng làm chết nhiều người mà khơng địi hỏi thực sự đã gây ra hậu quả chết nhiều người. [26, tr. 66].

- Thuê giết người hoặc giết người thuê: Thuê giết người là trường hợp dùng lợi ích vật chất sai khiến người khác thực hiện hành vi giết người theo ý muốn của mình, biến họ thành “cơng cụ giết người trong tay mình. Ngược lại, giết người thuê là trường hợp giết người chỉ vì động cơ kiếm tiền hay lợi ích vật chất khác. Đây cũng là một dạng của động cơ đê hèn. [26, tr. 66].

- Giết người có tính chất cơn đồ: Đây là trường hợp giết người mà tất cả những tình tiết của vụ án thể hiện người phạm có tính hung hãn cao độ, q coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt. [26, tr. 66].

- Giết người có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm giết người mà giữa các chủ thể có sự câu kết chặt chẽ với nhau.

- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp giết người thõa mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS.

- Giết người vì động cơ đê hèn: Đây là trường hợp người mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách rõ ràng so với những trường hợp bình thường. Thực tiễn xét xử thừa nhận những động cơ phạm tội sau bị coi là động cơ để hèn: Giết vợ hoặc chồng để có thể lấy vợ hoặc chồng khác; giết người vì vụ lợi (giết người để được hưởng thừa kế của họ,...); giết người có tính chất bội bạc, phản trắc (giết người tình đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm...). [26, tr. 66,67].

- Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

- Khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội là phạt tù từ 01 năm đến 5 năm.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1 luận văn đã phân tích, làm rõ khái niệm tội giết người và các dấu hiệu pháp lý của tội giết người. Đồng thời đã phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác có nét tương đồng và khái quát lịch sử lập pháp của tội giết người từ năm 1945 đến khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật. Đây là những lý luận quan trọng để tác giả phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người và buộc tội người phạm tội của TAND tỉnh Bắc Giangtại Chương 2 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật học tội giết người từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w