MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC HỌC QUÁ TRÌNH ÉP RƠM 4.1 Phân tích quá trình ép rơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động lực học quá trình ép rơm của máy ép rơm kiện vuông (Trang 38 - 41)

4.1. Phân tích quá trình ép rơm

Nguyên lý làm việc của hệ thống chuyển tải rơm vào khuôn ép được thể hiện như sau:

Hình 4.1. Các cụm tay vơ trên máy liên hợp thu gom rơm rạ đóng kiện vuông.

1- Cụm tay vơ thứ nhất; 2- Cụm tay vơ thứ hai; 3,4- Các cụm ép kiện; 5- Thanh ngang ép kiện; 6- Cụm khung pittông ép; 7- Cụm pittông ép; 8-

Cụm truyền lực; 9- Cụm guồng gạt .

Máy liên hợp thu gom rơm rạ đóng kiện vuông có trang bị hai cụm tay vơ (hình 4.1). Hai cụm tay vơ này thực hiện công việc vơ rơm rạ liên tiếp nhau. Chúng hoạt động được là do sự truyền động từ cụm truyền lực qua bộ truyền xích tới trục truyền động cho tay vơ.

Rơm rạ sau khi được cụm guồng gạt (9) đưa lên máy, chúng tiếp tục được tay vơ thứ nhất (1) vơ vào và sau đó tay vơ thứ hai (2) tiếp tục thực hiện vơ rơm rạ vào sâu hơn trong máy vào khuôn ép. Khi đó rơm rạ được cụm pittông ép (7) đẩy ép và trên đó có trang bị một dao cắt để cắt rơm rạ thừa. Cụm pittông chuyển dịch tịnh tiến dọc theo khung pittông ép là nhờ cụm truyền lực (cơ cấu biên tay quay). Thông qua hệ thống biên tay quay hệ thống piton được đẩy chuyển dịch tịnh tiến thực hiện công tác nén rơm và đẩy rơm tới dao cắt rơm thừa sau khi đã được vơ.

Để rơm vơ đi vào theo một chiều, không bị đẩy ngược trở lại , trên cụm khung pittông ép có trang bị bộ phận cản ở hai bên thành với các vấu trên và dưới.

Cơ cấu ép gồm các cụm ép kiện (3, 4) và thanh ngang ép kiện (5) chạy lên xuống tạo thành mặt côn ép, thực hiện công việc ép rơm rạ từ trên xuống. Kết thúc quá trình ép cho ra thành phẩm là kiện rơm vuông.

Sơ đồ truyền động của máy ép rơm kiện vuông được thể hiện trên hình 4.2:

Hình 4.2. Sơ đồ truyền động của máy đóng kiện rơm được thiết kế.

2 3 3 4 5 7 8 9 1 6

1- Trục chủ động: 2- Bộ truyền xích truyền động cho guồng cào: 3- Bộ truyền xích truyền động cho cụm tay vơ: 4 - Bộ truyền xích truyền động cho cơ cấu buộc: 5- cơ cấu buộc: 6-Bộ truyền bánh răng côn:7-8-Cụm tay vơ:9-Guồng cào:

Hình 4.3. Hệ truyền động cho các cụm tay vơ và cụm buộc dây

1-Bộ phận truyền lực; 2- Bộ truyền xích truyền động cho trục ngang; 3- Trục ngang; 4- Bộ truyền bánh răng côn; 5- Bộ truyền xích truyền động cho cụm

tay vơ thứ hai; 6- Bộ truyền xích truyền động cho cụm tay vơ thứ nhất; 7- Cụm tay vơ thứ nhất; 8- Cụm tay vơ thứ hai; 9- Bộ phận buộc dây;10- Bộ

truyền xích truyền động cụm buộc dây .

* Nguyên lý làm việc: Chuyển động từ bộ phận truyền lực (1) qua bộ truyền

xích (2) truyền động cho trục ngang (3) quay. Chuyển động quay của trục ngang (3) được truyền động cho cặp bánh răng côn (4). Điểm khác của phương án 2 so với phương án 1 là việc truyền động cho hai cụm tay vơ (1) và (2) được thực hiện bằng hai bộ truyền xích (5), (6). Do vậy mà trục ngang (3) được thu ngắn lại và phương án này chỉ còn dùng một cặp bánh răng côn (4). Tuy nhiên, trong phương án này cần thiết kế chọn các bộ truyền xích (cụ

thể là việc lựa chọn các đĩa xích) để đảm bảo tỉ số truyền từ bộ phận truyền lực tới trục quay của cụm tay vơ là 1: 1. Hai cụm tay vơ làm việc đồng thời và lượng rơm rạ được cụm tay vơ thứ nhất (7) vơ vào máy sẽ tiếp tục được cụm tay vơ thứ hai (8) làm công việc vơ sâu vào phía trong máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động lực học quá trình ép rơm của máy ép rơm kiện vuông (Trang 38 - 41)