Quá trình cào rơm được mô phỏng chạy thử (mô phỏng) trên máy tính . Cơ cấu cào rơm sau khi được thiết kế 3 chiều bằng phần mềm hiện đại Autodesk Inventor, quá trình cào rơm được mô phỏng động bằng phần mềm Dynamic designer. Hình ảnh mô phỏng thể hiện trên hình 3.6:
Hình 3.6: Hình ảnh mô phỏng bộ phận vơ rơm rạ 1- Ống guồng; 2- Thanh vơ rơm rạ; 3- Tay quay; 4- Cam. * Phân tích chuyển động của tay vơ rơm của cơ cấu cào rơm:
Trên cơ cấu cào rơm có trang bị nhiều tay vơ, song quỹ đạo chuyển động của các tay vơ là như nhau. Ở đây chúng ta xét chuyển động của tay vơ đại diện:
Khi tay quay chuyển động trên biên dạng cam là cung nhỏ phía dưới ab thì đầu ngoài cùng của thanh vơ rơm chuyển động theo cung a’b’(Hình 3.7). Quá trình đó góc nghiêng của thanh vơ rơm thay đổi và độ nhô của thanh vơ ra ngoài đĩa quay thay đổi từ 128mm tới 120mm. Đây là giai đoạn bắt đầu quá trình vơ rơm.
Hình 3.7: Quỹ đạo chuyển động của tay vơ rơm khi tay quay chạy trên biên dạng cam là cung nhỏ dưới ab
Kết thúc chuyển động trên cung nhỏ dưới ab, tay quay chuyển động sang biên dạng cam là cung lớn bc và đầu ngoài cùng của thanh vơ rơm chuyển động theo cung b’c’(Hình 3.8). Quá trình đó, góc nghiêng của thanh vơ rơm thay đổi và độ nhô của tay vơ ra ngoài đĩa quay thay đổi từ 118mm đến 128mm, thực hiện quá trình vơ rơm. Giai đoạn cuối của tay quay chuyển động trên cung bc thì tay vơ rơm thu lại ở vị trí gần như là thẳng đứng để chuẩn bị cho quá trình giải phóng rơm.
Hình 3.8: Quỹ đạo chuyển động của tay vơ rơm khi tay quay chạy trên biên dạng cam là cung lớn bc
Hình 3.9: Quỹ đạo chuyển động của tay vơ rơm khi tay quay chạy trên biên dạng cam là cung nhỏ trên cd
Giai đoạn thanh vơ rơm thu về để giải phóng rơm là giai đoạn tay quay chuyển động trên cung nhỏ trên cd, đoạn thẳng de. Quỹ đạo chuyển động, vị trí và góc nghiêng của thanh vơ rơm thay đổi trong giai đoạn này được thể hiện rõ trên các hình 3.8, 3.9.
Hình 3.10: Quỹ đạo chuyển động của tay vơ rơm khi tay quay chạy trên biên dạng cam là đường thẳng de
Kết luận chương III:
1. Bằng phương pháp thiết kế ba chiều với phần mềm hiện đại Autodesk Inventor, cơ cấu cào rơm được mô phỏng dạng 3D.
2. Trên cơ sở mô hình Cơ cấu cào rơm sau khi được thiết kế 3 chiều bằng phần mềm hiện đại Autodesk Inventor, quá trình cào rơm được mô phỏng động bằng phần mềm Dynamic designer. Kết quả thu được biên quỹ đạo chuyển động của tay vơ rơm.
3. Đề tài đã phân tích chuyển động của tay vơ rơm của cơ cấu cào rơm. Kết quả phân tích cho thấy cơ cấu vơ rơm đảm bảo được yêu cầu đặt ra về bộ phận vơ rơm rạ: Đảm bảo việc thu vơ rơm và giải phóng rơm hiệu quả, phù hợp chu trình hoạt động của bộ phận vơ rơm.
Quá trình đưa rơm lên, thanh gạt tiến gần vuông góc với trống quay để đảm bảo quá trình hất rơm. Kết thúc quá trình hất rơm, thanh gạt thu nhanh để giải phóng rơm, không để rơm bị kẹt ở máy.Thanh gạt thu nhanh gần thẳng đứng (vuông góc với bán kính trống quay) với góc nghiêng nhỏ hơn (90o- góc ma sát).
Chương IV