Bằng phương pháp thiết kế ba chiều với phần mềm hiện đại Autodesk Inventor, cơ cấu cào rơm được mô phỏng dạng 3D như sau (Hình 3.2):
Hình 3.2. Cơ cấu cào rơm.
1- Tấm bên guồng trái; 2- Cụm thanh chắn tung rơm;3- Cụm bên guồng phải; 4- Cụm bảo hiểm tay vơ; 5- Trục treo guồng gạt.
* Phân tích cấu tạo và nguyên lý làm việc:
Chuyển động từ trục ra của cụm truyền lực chính truyền động qua bộ truyền đai đặt tại vỏ phải của cụm guồng gạt của bộ phận vơ rơm rạ, chuyển động đó được truyền tới trục giữa cụm guồng gạt rơm rạ. Về kết cấu, trục giữa của cụm guồng gạt liên hệ với các cụm lắp tay vơ rơm thông qua hai đĩa ở hai đầu. Điều này được thể hiện rõ ở hình vẽ 3.3:
Hình 3.3: Cụm trục vơ
1- Trục giữa của cụm guồng gạt; 2- Ống guồng.
Những ống lắp tay vơ rơm vừa quay theo đĩa quay đồng thời lắc đi một góc nhất định. Do các ổ bi lắp ở đầu tay quay của ống guồng chuyển động theo một biên dạng cam của vỏ phải cụm guồng gạt rơm rạ. Biên dạng cam có dạng như sau:
Hình 3.4: Biên dạng cam của bộ phận vơ rơm rạ
Khi tay quay chuyển động theo biên dạng cam thì thanh vơ rơm rạ chuyển động theo một quỹ đạo là những đường cong biến đổi . Tương ứng
với các vị trí khác nhau của tay quay thì góc nghiêng của thanh vơ rơm đối với đường kính đĩa quay của cụm guồng gạt rơm rạ là khác nhau. Trong quá trình vơ rơm góc nghiêng của tay vơ rơm đối với mỗi vị trí chuyển động tiến gần bằng 90o, nhờ đó quá trình vơ rơm được thuận lợi hơn, hiệu quả vơ rơm tốt hơn. Kết thúc quá trình vơ rơm thì tay vơ rơm thu về để giải phóng rơm. Tay vơ rơm thu về vị trí gần như thẳng đứng, tránh được hiện tượng kẹt rơm trong máy.
Để tránh hiện tượng rơm tung không như mong muốn, trên cụm guồng gạt có trang bị cụm thanh chắn tung rơm.
Để đảm bảo an toàn hơn cho người vận hành máy, bộ phận thu rơm trang bị cụm bảo hiểm thanh vơ lắp phía ngoài cụm trục vơ. Kết cấu cụm bảo hiểm thanh vơ có những rãnh để thanh vơ làm nhiệm vụ vơ rơm.
Hình 3.5: Cụm bảo hiểm thanh vơ rơm rạ.