Phương pháp nội nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la​ (Trang 25 - 29)

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Phương pháp nội nghiệp

2.4.3.1. Cách xử lý, bảo quản mẫu

Sau khi lấy mẫu cần đeo nhãn cho mẫu. Trên nhãn ghi số hiệu mẫu. Các thông tin về mẫu được ghi vào sổ riêng bao gồm:

- Số hiệu mẫu.

- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã), nơi lấy mẫu (ven suối, thung lũng, sườn núi, đỉnh…).

16

- Đặc điểm quan trọng: Cây gỗ hay dây leo, chiều cao cây, đường kính, màu lá, hoa, quả…

- Người lấy mẫu.

Xử lý mẫu

Mẫu tiêu bản sau khi thu thập được mang về và xử lý. Nội dung công việc gồm:

- Ép mẫu và sấy mẫu.

- Phân loại mẫu theo họ và chi. Sau khi đã có tên khoa học của các mẫu thu thập, thống nhất tên gọi mới nhất của họ và chi đã được Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) quy định đối với họ và được Brummitt, chuyên gia tên gọi thực vật của Bảo tàng Thực vật Kew Hoàng gia Anh tập hợp năm 1992 đối với tên chi. Tên khoa học đầy đủ theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. [1].

Giám định mẫu tiêu bản thực vật:

Mẫu tiêu bản được xác định ngay. Với những mẫu chưa biết rõ tên thì tham khảo ý kiến chuyên gia cùng giáo viên hướng dẫn.

2.4.3.2. Xây dựng danh lục

Căn cứ theo tiêu bản thu được, kế thừa các tài liệu nghiên cứu về các loài thực vật của khu BTTN, kết hợp các tài liệu tham khảo chuyên ngành, tiến hành chỉnh lý chính xác tên khoa học và xây dựng danh lục theo bảng.

Biểu 04: Bảng danh lục các lồi thực vật bậc cao có mạch có giá trị lương thực thực phẩm

TT Tên khoa học Tên phổ thơng Nhóm sử dụng Bộ phận sử dụng Dạng sống Sinh cảnh (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) I Ngành

17

1 Họ

1 Loài 2

Trong đó:

1. Tên phổ thông: Là tên thường gọi của loài cây trong cả nước hay sách vở.

2. Nhóm sử dụng: Theo các tài liệu [6], [16], [23], [25], [27]. 3. Bộ phận sử dụng: Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [1].

4. Dạng sống: Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [1]. 5. Sinh cảnh: Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [1].

Danh lục phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu. Để tiện cho việc tra cứu các taxon bậc ngành được sắp xếp theo sự tiến hóa từ thấp đến cao. Các taxon bậc loài và dưới loài trong một chi, các chi trong một họ, các họ trong một ngành được sắp xếp theo vần A, B, C. Riêng Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì các họ được xếp vào hai lớp: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida).

- Các số liệu điều tra, phỏng vấn được tổng hợp và phân tích trên phần mềm Excel.

2.4.3.3. Nghiên cứu mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm, có giá trị tại khu BTTN

Căn cứ vào các tài liệu đã được ban hành như: Sách đỏ Việt Nam, 2007 – Phần II – Thực vật [5]; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [8]; IUCN Red List Data. Để đánh giá mức độ quý, hiếm của các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu.

2.4.3.4. Phương pháp đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển một số lồi có giá trị.

18

Dựa trên các kết quả thu được, kết hợp tham khảo ý kiến các chuyên gia từ đó đề xuất một số lồi có giá trị và một số biện pháp bảo tồn và phát triển các lồi đó tại khu vực nghiên cứu.

19

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)