5 Tình hình chung về khu hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la​ (Trang 33 - 36)

Rừng Xuân Nha được hình thành cách ngày nay khoảng 220 triệu năm trên nền núi đá vôi thời kỳ Ladini, thuộc kỷ Đệ tam. Bộ mặt nguyên vẹn của rừng được nhìn thấy một phần ở các nơi hiểm trở người dân không thể khai thác được. Trước năm 1985, theo nhiều tài liệu và người dân sống lâu năm ở đây đều khẳng định trong rừng Xuân Nha có nhiều cây lớn, mà cây chính là các lồi Nghiến, Đinh, Trai, Chị chỉ, Lát hoa, Chò nhai, Chò xanh, Chò đãi, Cà lồi, Cà ổi, Xoan đào, Nhò vàng, Màu cau, Sồi đá, Kháo vàng, Trường sâng, Trường mật, Lát xoan, Sấu, Phay. Trải qua nhiều thập kỷ bị tàn phá, ngày nay Xuân Nha chỉ còn lại thảm thực vật nhỏ bé, thưa thớt. Do nạn đốt nương làm rẫy tràn lan lâu dài, do khai thác trái phép gỗ xây dựng và đặc biệt là củi đun nên diện tích rừng ở đây bị thu hẹp.

Khu hệ thực vật trong khu BTTN không đồng nhất. Phần lớn diện tích rừng ở đây khơng cịn tự nhiên, ngun vẹn. Rừng nguyên sinh ít bị tác động chỉ tồn tại từng vùng nhỏ ở những nơi cao, xa xôi, hiểm trở hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối đá, sườn núi đá.

24

Thực vật rừng trong khu BTTN phong phú về thành phần lồi nhưng kích thước cá thể trung bình lồi nhỏ; nhiều lồi cây gỗ q khơng chỉ giảm về số lượng mà kích thước trung bình cũng bị giảm nhiều. Nhiều lồi thực vật ưa sáng như Thôi chanh, Thơi ba, Lộc mại, Sừng hươu, Cọc rào, Nhị vàng, Ơ rơ, Găng gai, Màng tang, Chè đuôi lươn, Mua, Ba soi, Bui bui, Thành ngạnh, Thẩu tấu, Hoắc quang, Cà muối, Mò lá tròn, Kháo cuống đỏ, Dạ nâu, Đa si, Sanh, Cà muối, Xoan ta, Đáng dù… và nhiều loài thân cỏ như: Cỏ lào, Cúc đơn buốt, Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lá, Cỏ lơng v.v. tăng về số lượng cá thể trong loài đã làm biến đối diện mạo thảm thực vật rừng trong khu vực.

Một số nhận xét về xuất xứ của thực vật khu vực như sau:

+ Có nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ và coi là yếu tố bản địa bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa với các đại diện chính như các họ Họ Dầu (Dipterocarpaceae), Dâu tằm (Moraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Mạ sưa (Proteaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Ráy (Araceae), họ Bàng (Combretaceae), các lồi điển hình cho thực vật nhiệt đới như: Chị nhai, Chị xanh, Đa, Sanh, Mít rừng, Ngái, Sui, Dâu da, Răng cưa, Lim xanh, Lim sẹt, Ráy dại, Củ nưa, Dây dất, Thị, Trôm, Xoan, Bứa…

+ Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cư) từ Malaysia - Indonesia, Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu, Ấn Độ - Miến Điện di xuống, định cư ở Việt Nam trong thành phần không nhiều, chủ yếu với các đại diện chính như các lồi của họ Dầu (Dipterocarpaceae), Gạo (Bombacaceae), Hoa hồng (Rosaceae), Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Trúc đào (Apocynaceae), Chè (Theaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Thích (Aceraceae), Ban (Hypericaceae), Sau sau (Altingiaceae), các lồi điển hình

25

thuốc, Sau sau, Thành ngạnh, Dẻ cau, Giổi mỡ, Giổi bà, Thích lá bóng, Xoan đào, Máu chó, Thơng pà cị, Súm, Sặt, Chè rừng.

+ Có nhiều họ thực vật có phân bố rộng ở nhiệt đới và á nhiệt đới như các loài trong các họ Cỏ (Poaceae), Cúc (Asteraceae), Đậu (Fabaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Khoai lang (Covolvulaceae), Nhân sâm (Araliaceae), Cau (Arecaceae), Chè (Theaceae), phân họ Tre (Bambusoideae).

+ Có nhiều họ thực vật lá kim có phân bố ở vùng á nhiệt đới núi thấp và vừa trong Khu vực mà đại diện là các lồi Bách tán (Cupresaceae), Thơng pà cị (Pinaceae), Thơng tre, Thơng nàng (Podocarpaceae), Dây gắm (Gnetaceae).

+ Yếu tố nhập nội dẫn giống chủ yếu với các đại diện chính như các lồi Keo lá tràm, Keo tai tượng, Xà cừ, Phượng vĩ, Lim sẹt cảnh, Trứng gà, Hồng xiêm...

Nhìn chung Thực vật rừng trong khu BTTN cịn giữ được sự phong phú về lồi nhưng nghèo về số lượng các cá thể trong các lồi, kích thước trung bình cá thể của lồi nhỏ; nhiều lồi cây gỗ q như Lát hoa, Du sam, Chị chỉ, Đinh thối, Giổi xanh, Kim giao, Thơng nàng… nhiều lồi cây thuốc q có giá trị sử dụng cao: Hài gấm, Hoàng đằng, Thạch hộc, Lan một lá, Huyết đằng v.v. trở nên hiếm hoi, nhiều lồi thực vật ưa sáng như Màng tang, Chè đi lươn, Bui lui, Ba soi, Cọc rào, Hèo gân dày và nhiều loài thân cỏ như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lá, Cỏ lông, Đơn buốt, Ngải cứu v.v. tăng vụt về số lượng cá thể trong loài. Tuy rừng bị tàn phá nhiều nhưng cịn khá nhiều lồi cây như: Trai lý, Nghiến, Chò chỉ, Chờ nhai, Chò nâu, Cây đăng, Sấu, Trám trắng, Trám đen, Trám ba cạnh, Vàng anh, Lim xẹt, Dẻ gai, Cà ổi… Thành phần thực vật Xuân Nha chủ yếu là thực vật nhiệt đới; thực vật á nhiệt đới. Thực vật Xuân Nha tuy có nhiều lồi cây tại chỗ nhưng có tỷ lệ đặc hữu thấp,

26

không thể vượt quá 17,9% như con số mà Nguyễn Nghĩa Thìn nêu ra khi nghiên cứu về thực vật đặc hữu ở Hoàng Liên [21], nơi được coi là vùng có tỷ lệ Thực vật đặc hữu cao nhất Việt Nam (Theo Thái Văn Trừng tỷ lệ này ở Việt Nam là 50%).

Thực vật trong vùng nhiều về thành phần loài nhưng nghèo về số cá thể trong loài. Nhiều loài cây quý, hiếm bị người dân khai thác và sử dụng dần trở nên hiếm gặp. Các loài cây thân thảo thuộc họ Cúc ( Asteraceae), họ Hịa thảo (Poaceae) và nhiều lồi cây ưa sáng đang dần chiếm ưu thế, trong đó có nhiều lồi cây ăn được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)