Đánh giá hiệu quả mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, mô hình quản lý và tổ chức sản xuất cho vùng bãi sông thành phố hà nội​ (Trang 100 - 108)

4.4.3.1. Đánh giá hiệu quả mô hình tưới tiết kiệm nước

1. Hiệu quả tổ chức sản xuất:

Bảng 4.11 Hiệu quả tổ chức sản xuất của mô hình

TT Hoạt động Trước khi xây dựng Sau khi xây dựng

1 Loại cây trồng

Nhiều loại hình cây trồng khác nhau (Ngô, đậu, lạc, rau)

Chuyên canh cây rau (lấy thân lá, củ)

2 Công nghệ tưới Tưới dí

Tưới phun mưa áp lực thấp (Vòi phun mưa áp lực thấp, tưới phun mưa gốc)

3 Phương thức

canh tác Canh tác thông thường

Canh tác theo phương thức hữu cơ.

4 Chất lượng sản

phẩm Không qua kiểm định

- Đạt tiêu chuẩn Vietgap - Sử dụng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ

5 Tổ chức sản xuất

Hộ gia đình tự tổ chức sản xuất và bán sản phẩm qua các chợ đầu mối

HTX đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩn cho các hộ gia đình.

2. Hiệu quả tiết kiệm nước:

Từ kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn PIM [8], sau khi sử dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng cho mô hình thì với lượng nước sử dụng cho mô hình tưới tiết kiệm nước là 624 m3/ha, trong khi lượng nước sử dụng đối chứng tưới dí là 770 m3/ha. Như vậy, lượng nước sử dụng theo phương pháp tưới tiết kiệm nước tiết kiệm được 18,5% so với lượng nước sử dụng cho phương pháp tưới dí và so với biện pháp tưới rãnh truyền thống thì kỹ thuật tưới tiết kiệm nước giảm được 35%.

3. Hiệu quả về kinh tế:

Hiệu quả kinh tế của mô hình được đánh giá cho khu diện tích 3000 m2 trồng rau cải áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình, gồm năng suất cây trồng, giảm công lao động, giảm tiền điện bơm nước được thể

hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của mô hình áp dụng tưới tiết kiệm nước

TT Chỉ số Trước khi xây

dựng mô hình

Sau khi xây dựng

mô hình Hiệu quả

1 Năng suất (tấn/ha) 14,95 16, 86 Tăng 15%

2 Công lao động

(công/ha/vụ) 194 135 Giảm 30%

3 Điện chạy máy bơm

(kw/vụ) 478 372 Giảm 12%

Năng suất cây rau cải khi áp dụng tưới tiết kiệm nước là 17,60 tấn/ha, tăng 15% so với trước. Chi phí lao động chăm sóc rau giảm 30% so với trước đây áp dụng biện pháp tưới dí. Tiền điện cho vận hành máy bơm tưới theo kỹ thuật tưới phun mưa giảm 12% so với trước đây áp dụng tưới dí. Mặc dù thời gian bơm khi áp dụng tưới tiết kiệm nước giảm nhiều, nhưng do phải bơm qua 2 cấp từ giếng khoan và bơm từ bể chứa vào hệ thống tưới nên tiền điện chỉ giảm được 12% so với tưới dí.

- Hiệu quả về xã hội:

+ Kết quả xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước gắn với tổ chức sản xuất cho vùng chuyên canh là minh chứng cho việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường. + Kết quả xây dựng mô hình khai thác nguồn nước ngầm tưới tưới tiết kiệm nước quy mô nhỏ giúp cho người dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước trong bối cảnh khan hiếm, suy giảm nguồn nước như hiện nay.

4.4.3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình tổ chức sản xuất gắn với tiết kiệm nước

- Đầu vào cho sản xuất: HTX cung cấp dịch vụ vật tư cho sản xuất nông nghiệp như giống, phân cho các hộ sản xuất. Các giống cây trồng, phân bón được HTX liên kết với các công ty có uy tín trên thị trường để đảm bảo cung cấp cho các hộ sản xuất rau.

- Liên kết tiêu thụ sản phẩm: HTX đã xây dựng thương hiệu rau Yên Mỹ, cam kết thu

mua toàn bộ sản phẩm đặt hàng đối với các hộ dân. Mức giá bao tiêu sản phẩm được thống nhất với hộ sản xuất theo từng loại cây trồng và mùa vụ với mức giá cao hơn giá thị trường (1-2 ngàn/kg). HTX bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình, các đối tác thu mua sản phẩm là nơi tiêu thụ ổn định, mỗi ngày thu mua tiêu thụ 7 tạ rau. Thực hiện liên kết chuỗi sản xuất với các hộ tăng từ 53 hộ lên 84 hộ, tăng gần 40%.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Thành phố Hà Nội có diện tích lớn vùng bãi sông, theo quy hoạch đến 2020 là 29.400 ha chiếm khoảng 8,8% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố là vùng đất phì nhiêu màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp trên cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng đang có xu hướng giảm nên nghiên cứu giải pháp khai thác vùng bãi sông mầu mỡ để phát triển sản xuất nông nghiệp là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp và hiện trạng tưới tiêu ở các vùng bãi sông, đề tài đã đề xuất được các giải pháp khai thác nguồn nước, hệ thống cấp nước và công nghệ tưới gắn với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp cho vùng bãi sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các kết quả đạt được chủ yếu như sau:

1. Đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp và hiện trạng tưới tiêu ở các vùng bãi sông:

- Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng bãi sông: Diện tích đất nông nghiệp vùng bãi chiếm khoảng 74,77% diện tích tự nhiên vùng bãi sông. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng vùng bãi tại các xã điều tra cho thấy: Cây lương thực (lúa, ngô…) chiếm khoảng 19,30%; cây rau các loại chiếm khoảng 47,56%; cây ăn quả chiếm khoảng 20,2%; hoa, cây cảnh chiếm khoảng 1,8%, nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 1,53%; loại hình khác chiếm khoảng 9,62%. Các loại cây rau, cây ăn quả và hoa cây cảnh là cây trồng mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất ở vùng bãi, nhất là ở những diện tích gieo trồng đạt chuẩn sạch, an toàn. Khi chuyển đổi từ trồng lúa, ngô sang trồng rau, cây ăn quả, hoa cây cảnh thì giá trị kinh tế trên một diện tích canh tác tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng khi phát triển kinh tế nông nghiệp vùng bãi sông của thành phố Hà Nội là có cơ sở thực tiễn. Tiềm năng khai thác vùng bãi cho sản xuất nông nghiệp là lớn để phát triển kinh tế xã hội, tăng cao thu nhập của người dân. Tuy nhiên, sản xuất còn manh mún theo quy mô hộ gia đình, mới chỉ hình thành được một sô HTX chuyên ngành, số lượng rất ít.

- Thực trạng khai thác nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp:

+ Về khai thác nguồn nước mặt: Việc khai thác nguồn nước mặt để cấp nước cho vùng bãi sông, nhất là sông Hồng gặp nhiều khó khăn do biến động về mực nước giữa mùa lũ và mùa kiệt rất lớn (chênh lệch khoảng 8-10m). Trước đây vùng bãi sông Hồng thường xuyên bị ngập về mùa lũ, nhưng từ ngày có điều tiết của hồ Hòa Bình, hồ Sơn La thi tình trạng ngập ở vùng bãi sông ít xảy ra. Tuy nhiên, những năm gần đây, mực nước trên sông Hồng về mùa kiệt đã giảm đi rõ rệt, cao trình mực nước sông Hồng mùa kiệt hạ thấp kỷ lục là một khó khăn, thách thức lớn cho ngành nông nghiệp. Sự biến động lớn về mực nước giữa mùa kiệt và mùa lũ là nguyên nhân chính dẫn đến việc khai thác nguồn nước mặt để cấp nước cho vùng bãi sông, nhất là sông Hồng gặp nhiều khó khăn, do vậy chỉ có diện tích nhỏ được tưới từ khai thác nguồn nước ngầm, còn phần lớn diện tích vùng bãi hầu như chưa được tưới. Hiện nay số lượng các công trình khai thác nguồn nước từ sông chính để tưới cho vùng bãi còn ít, vẫn còn sử dụng nhiều trạm bơm dã chiến. Các hệ thống công trình khai thác nước mặt đang phục vụ được một phần nhu cầu sản xuất, canh tác nông nghiệp của người dân, mới chỉ tưới được cho khoảng 25% diện tích đất nông nghiệp vùng bãi. Các công trình trạm bơm lấy nước từ sông Đáy hiện không sử dụng được do nguồn nước sông bị ô nhiễm. + Về khai thác nguồn nước ngầm: Các hệ thống khai thác nước ngầm tập trung hiện tại hoạt động kém hiệu quả do hệ thống phân phối chưa hợp lý, có một số hệ thống bị hư hỏng không có kinh phí sửa chữa, chi phí quản lý vận hành cao, quản lý tưới chưa hiệu quả. Trong khi đó hệ thống các giếng khoan hộ gia đình đã phát huy rất tốt vai trò cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp vùng bãi.

- Thực trạng tưới tiêu ở các vùng bãi sông: Diện tích được áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước tại các vùng bãi sông là còn thấp, trung bình mới đạt 9,4%. Tỷ lệ các xã có diện tích áp dụng hình thức tưới tiết kiệm nước chỉ chiếm 26,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu tư, nhất là đầu tư ban đầu, đối với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn cao so với thu nhập của người dân và đòi hỏi có một kiến thức, trình độ nhất định khi sử dụng, trong khi động lực của người sản xuất chưa đủ lớn (chưa thấy hết được lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế của việc áp dụng công nghệ này so với phương pháp tưới truyền thống) nên chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

2. Đề xuất được các giải pháp khai thác nguồn nước hợp lý cho sản xuất xuất nông nghiệp vùng bãi sông

- Đề xuất được các giải pháp khai thác nguồn nước mặt từ các sông chính như sông Hồng, sống Đáy và sông Đuống. Đã nghiên cứu đưa ra 2 nhóm giải pháp là:

(1) Nhóm giải pháp cải tạo các trạm bơm hiện hiện có gồm 3 giải pháp: Nối dài ống hút; trạm bơm thuyền cấp nước bổ sung vào bể hút và trạm bơm dã chiến bổ sung nước cho bể hút.

(2) Nhóm giải pháp cho xây dựng công trình mới gồm 4 giải pháp: Xây dựng trạm bơm cột hút sâu, trạm bơm chìm xiên, trạm bơm buồng ướt máy bơm chìm và trạm bơm di chuyển trên ray. Nhóm giải pháp cải tạo các trạm bơm hiện hiện có là các giải pháp tạm thời để khắc phục tình trạng mực nước sông chính xuống thấp phục vụ kịp thời sản xuất, trong khi đó nhóm giải pháp cho xây dựng công trình mới tuy yêu cầu đầu tư lớn nhưng đã áp dụng được các công nghệ mới để khác phục hoàn toàn tình trạng mực nước sông chính xuống thấp để chủ động cấp nước cho sản xuát nông nghiệp vùng bãi sông.

- Đề xuất được các giải pháp khai thác nguồn nước mặt từ ao hồ đẩm bằng các trạm bơm dã chiến quy mô nhỏ để tận dụng các ao hồ tự nhiên bổ sung nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp vùng bãi sông.

- Đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý nguồn nước ngầm: Kết quả đánh giá khả năng khai thác nước ngầm cho thấy vùng bãi sông có trữ lượng tiềm năng khai thác lớn, chất lượng nước ngầm cơ bản đảm bảo để tưới cho cây trồng. Từ đó đã đề xuất quy mô, phạm vi khai thác nước ngầm và các loại hình khai thác nước ngầm tập trung, khai thác nước ngầm phân tán cho sản xuất nông nghiệp.

3. Đề xuất được các giải pháp công nghệ tưới hợp lý cho vùng bãi sông

- Đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho vùng bãi sông, bao gồm các giải pháp tổ hợp liên hoàn từ nguồn nước cho đến đối tượng tưới. Giải pháp nguồn nước là xây dựng bể trữ nước từ hệ thống kênh tưới của công trình thủy lợi hiện có để sử dụng nguồn nước mặt và giải pháp giếng khoan, xây dựng các bể trữ để khai thác nước ngầm để tưới tiết kiệm nước cho quy mô nhỏ. Giải pháp tưới hợp lý là sử dụng các loại đường ống tưới, thiết bị tưới, sơ đồ bố trí đường ống tưới mặt ruộng phù hợp cho các cây trồng vùng bãi sông.

- Đề xuất giải pháp tưới rãnh cho một số cây rau màu không phù hợp với tưới phun mưa, có giá trị kinh tế không cao.

- Đề xuất giải pháp chỉnh trang đồng ruộng để có thể áp dụng các biện pháp canh tác tiến tiến, tiết kiệm nước, áp dụng hiện đại hóa, cơ giới hóa trong sản xuất.

4. Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước gắn với tổ chức sản xuất cho vùng chuyên canh quy mô 2ha tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. Đánh giá

hiệu quả sau 2 vụ sản xuất cho thấy áp dụng công nghệ tưới phun mưa cho cây rau cải giảm được 18.9% so với tưới dí và tiết kiệm được 35% so với tưới rãnh truyền thống.

KIẾN NGHỊ

Trong nội dung của Luận Văn này, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp kế thừa, nhận thấy sau khi xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước gắn với tổ chức sản xuất cho vùng chuyên canh quy mô 2ha và đánh giá hiệu quả sau 2 vụ sản xuất cho thấy áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đạt hiệu quả cao trên vùng đất bãi. Các kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp những cơ sở khoa học xác thực để ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho vùng bãi sông, định hướng cho các nhà quản lý, các nhà sản xuất trong quy hoạch, phát triển nông nghiệp, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững tài nguyên nước vùng bãi sông. Vì vậy, tác giả kiến nghị các cơ quan cần xem xét áp dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng quy hoạch thủy lợi cũng như xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp cho vùng bãi sông. Đồng thời, tác giả cũng kiến nghị các cơ quan xem xét các giải pháp khai thác hợp lý nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như các giải pháp công nghệ tưới hợp lý, mô hình quản lý gắn với tổ chức sản xuất vùng bãi sông mà tác giả có đề xuất trong luận văn của mình.

Trong quá trình làm luận văn, mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, xong do thời gian có hạn, trình độ, khả năng và kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ để tác giả có thêm kinh nghiệm sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Minh, 1996, Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất trong trầm tích đệ

tứ đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của nó trong hình thành trữ lượng khai thác, LATS Trường Đại học Mỏ-Địa chất.

[2] Nguyễn Văn Đản (Chủ biên), 2000, Báo cáo kết quả quan trắc động thái nước

dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 1996-2000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

[3] Nguyễn Thủy. “Thiết bị tưới phun mưa tiết kiệm nước tại Việt Nam khi nào” http://tuoinongnghiep.net/thiet-bi-tuoi-phun-mua-tiet-kiem-nuoc-tai-viet-nam-khi- nao/. 03-10-2018.

[4] Ngọc Ánh. “Hà Nội đầu tư trồng măng tây công nghệ cao.” [Online].

http://kinhtedothi.vn/ha-noi-dau-tu-trong-mang-tay-cong-nghe-cao-314015.html. 12-04-2018

[5] Trương Đình Dụ, Trần Đình Hòa, Trần Văn Thái, 2014, Nguyên nhân gây cạn kiệt sông Hồng và giải pháp khắc phục,Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

[6] Lê Văn Hùng, Phạm Tất Thắng, 2011, Phân tích diễn biến lưu lượng và mực

nước sông Hồng mùa kiệt, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và môi trường, Số tháng 11/2011 .

[7] UBND TP Hà Nội, 2012, Phê duyệt nghiệm thu đề án “Điều tra, đánh giá khoanh

định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”

[8] Trung tâm tư vấn PIM, 2018, Báo cáo đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp và

thực trạng tưới tiêu vùng bãi sông trên địa bàn Hà Nội, Đề tài “Nghiên cứu đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, mô hình quản lý và tổ chức sản xuất cho vùng bãi sông thành phố hà nội​ (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)