Phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu dao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao độ êm dịu chuyển động máy kéo MTZ 82 khi kéo rơ moóc chở gỗ (Trang 26 - 30)

Sau khi thu được những kết quả từ mơ hình tốn của nghiên cứu lý thuyết, để kiểm tra tính đúng đắn và độ tin cậy của mơ hình người ta thường phải tiến hành thực nghiệm. Trong thực nghiệm, người ta sẽ tiến hành các phép đo để xác định các thông số thực và qui luật biến đổi thực của chúng. Sau đó, tiến hành so sánh với những kết quả của tính tốn lý thuyết, nếu sai lệch trong phạm vi cho phép và có thể lý giải được nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch đó thì lý thuyết sẽ được chấp nhận.

Ngày nay, thực nghiệm trong nghiên cứu dao động ô tô thường sử dụng phương pháp đo các đại lượng không điện bằng điện. Phương pháp đo các đại lượng không điện là phương pháp biến đổi các đại lượng không điện thành đại lượng điện trung gian, tín hiệu điện này được đưa đến bộ phận khuếch đại, thông qua việc đo các đại lượng điện đó sẽ xác định ra các đại lượng cần đo. Phương pháp này có ưu điểm:

+ Có thể thay đổi độ nhạy của dụng cụ một cách rất đơn giản trong phạm vi rất rộng của đại lượng đo (hay dải đo rộng). Điều này cho phép đo những đại lượng rất bé và khuếch đại lên hàng nghìn lần, có thể đo được những đại lượng mà phương pháp khác không thể đo được.

+ Vì chúng ta cần đo điện các đại lượng khơng điện, các thiết bị điện thường có qn tính rất nhỏ hay có dải tần số rộng và điều đó cho phép đo được các đại lượng biến đổi nhanh.

+ Có khả năng đo được từ xa, đo nhiều đại lượng cùng một lúc, truyền kết quả đo trên khoảng cách lớn và cho phép tính tốn các kết quả đó, dùng chúng để điều khiển một q trình nào đó.

+ Có khả năng liên hợp các thiết bị đo và điều khiển tự động các thiết bị cùng một kiểu với nhau.

Sơ đồ nguyên lý của phương pháp đo các đại lượng không điện bằng điện với việc ứng dụng các thiết bị kỹ thuật số có sự trợ giúp của máy tính như sau:

Trong đó: - CB - Cảm biến; - K - Bộ khuếch đại;

- A/D - Bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự (Analog) sang tín hiệu số (Digital);

- PC - Máy tính đã được cài đặt các phần mềm đo lường và xử lý số liệu, có chức năng ghi lại và hiển thị các kết quả đo.

Cảm biến CB là tập hợp những chuyển đổi đo, được bố trí trực tiếp trên đối tượng cần đo. Về bản chất, chuyển đổi đo là các phần tử biến đổi các đại lượng không điện thành đại lượng điện.

Bộ khuếch đại K, thường được chế tạo thành bộ phận độc lập, có chức năng khuếch đại tín hiệu đo lên nhiều lần.

Bộ chuyển đội A/D làm nhiệm vụ, biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số.

Hiện nay, bộ khuếch đại K và bộ chuyển đổi A/D được tích hợp chung vào một thiết bị và được điều khiển bằng phần mềm riêng của chúng. Có một số thiết bị và phần mềm thông dụng như: thiết bị DMC Plus và phần mềm điều khiển DMC Laplus; thiết bị Spider8 và phần mềm Spider8 Conltrol. Ngồi ra người ta cịn dùng phần mềm Catman để điều khiển cả hai loại thiết bị nêu trên.

Cảm biến CB được gắn vào vật cần đo, tín hiệu từ cảm biến CB được chuyển đến bộ khuếch đại K, tại đây tín hiệu được khuếch đại lên hàng nghìn lần. Tín hiệu sau khuếch đại được bộ chuyển đổi A/D chuyển sang dạng số và được lưu vào máy tính dạng ASCII.

Thực nghiệm là một nội dung quan trọng của nghiên cứu dao động ô tô máy kéo. Sự chuẩn xác giữa kết quả tính tốn lý thuyết và kết quả thực nghiệm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ tin cậy và chất lượng của cơng trình nghiên cứu.

Tóm lại, Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều cơng nghệ và thiết bị khá hiện đại trong khai thác rừng trồng. Hầu hết các khâu trong khai thác gỗ (chặt hạ, vận xuất, vận chuyển, bốc dỡ...) đều được cơ giới góa. Trong khi thực hiện đề tài cấp Nhà nước KN 03-04 do PGS. TS Nguyễn Nhật Chiêu chủ trì đã thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm thành cơng

rơ mc một trục lắp sau máy kéo MTZ 82. Liên hợp máy này chưa được nghiên cứu về độ êm dịu chuyển động khi vận chuyển gỗ. Vì vậy, cần phải nghiên cứu dao động của liên hợp máy để đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng chuyển động êm dịu, chọn chế độ sử dụng hợp lý. Để đánh giá độ êm dịu chuyể động của ô tô máy kéo thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: Tần số dao động riêng, gia tốc dao động và thời gian tác động của dao động… Để lập phương trình vi phân dao động của xe có nhiều phương pháp (phương pháp lực, phương pháp phần tử hữu hạn, sử dụng nguyên lý Dalambe, ứng dụng phương trình Laganger loại II…); để giải và mơ phỏng phương trình đó có các phần mềm hỗ trợ (Mathematica, Mathcad, Maple, Matlab-Simulink…). Việc lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào mơ hình cơ học của cơ hệ.

Với những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải

pháp nâng cao độ êm dịu chuyển động của liên hợp máy kéo MTZ 82 kéo rơ moóc chở gỗ”.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao độ êm dịu chuyển động máy kéo MTZ 82 khi kéo rơ moóc chở gỗ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)