Hình thức hỗ trợ DNVVN tiếp cận dịch vụ hành chính

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 53 - 57)

ST T Nội dung hỗ trợ ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 3 năm

1 Số lớp bồi dưỡng, tập huấn về

pháp luật cho DNVVN Lớp 12 13 15 40

2 Tổng số lượt DNVVN được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật

Lượt

người 1.250 1.375 1.150 3.775 3 Số hội nghị đối thoại trực tiếp

với DNVVN

Hội

nghị 2 3 2 7

4 Tổng số lượt DNVVN tham gia đối thoại để giải đáp vướng mắc pháp lý Lượt người 156 163 145 464 5 Tổng số lượt DNVVN được hỗ trợ tư vấn pháp lý Lượt DN 600 780 910 2.290

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của UBND tỉnh Điện Biên các năm 2017, 2018, 2019

Từ bảng trên ta thấy: Trong 3 năm từ 2017- 2019, Tỉnh đã tổ chức được 40 lớp tập huấn về pháp luật với hơn 3775 lượt người của DNVVN tham dự, 7 hội nghị đối thoại trực tiếp với 464 lượt người của DNVVN tham gia; số lượt DNVVN được Tỉnh hỗ trợ tư vấn pháp lý đều tăng lên qua mỗi năm từ 600 lượt vào năm 2017 lên đến 910 lượt vào năm 2019, tính chung cả 3 năm từ 2017- 2019 là 2.290 lượt. Tuy nhiên việc hỗ trợ pháp lý trên địa bàn vẫn cịn gặp một số khó khăn do một số các DNVVN còn e dè, ngại tiếp xúc với cán bộ các cơ quan quản lý nên hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý còn chưa thực sự đạt được hiệu quả chưa cao.

cung cấp dịch vụ hành chính và tư vấn pháp lý, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với ơng Nguyễn Quang Hưng- Chánh văn phịng UBND tỉnh về vấn đề này như sau.

Hộp 2.1. Phỏng vấn ơng Nguyễn Quang Hưng- Chánh Văn phịng UBND tỉnh Điện Biên về hỗ trợ DNVVN tiếp cận dịch vụ hành chính

Câu hỏi: Thưa Ơng các DNVVN muốn phát triển bền vững thì trước tiên

phải nắm bắt và hiểu được các chính sách, quy định pháp luật. Vậy chính quyền tỉnh Điện Biên có cần hỗ trợ DNVVN tiếp cận thủ tục hành chính và tư vấn pháp lý khơng? Và những năm qua Tỉnh đã hỗ trợ như thế nào về nội dung này?

Trả lời:

Qua các báo cáo cho thấy các DNVVN trên địa bàn tỉnh Điện Biên có trình độ khơng đồng đều và chưa cao, có khá nhiều các chủ DN là người dân tộc thiểu số vùng miền, chính vì vậy chính quyền tỉnh phải có những giải pháp thực sự phù hợp, đa dạng, phong phú để hỗ trợ dịch vụ hành chính cho các DN.

Cụ thể những năm qua UBND tỉnh Điện Biên đã thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành rà soát, cải cách các thủ tục hành chính với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DNVVN trong việc đăng ký thành lập và thực hiện các thủ tục giải thể khi có u cầu, phổ biến cập nhật các chính sách mới và thực hiện tư vấn pháp lý cho cộng đồng DN trên địa bàn, nhằm đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống và tạo điều kiện cho các DNVVN trên địa bàn nắm bắt được các quy định hiện hành của pháp luật để tự giác tuân thủ theo quy định. Để hỗ trợ giáo dục pháp luật và tư vấn pháp lý cho DNVVN, hàng năm tỉnh Điện Biên ln ưu tiên các khoản chi phí phục vụ cho cơng

tác này. Có thể nói cơng tác hỗ trợ dịch vụ hành chính cơng và tư vấn pháp lý đã được các cơ quan chính quyền tỉnh thực hiện đúng quy trình, quy định, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các DNVVN trên địa bàn. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì sự hỗ trợ này chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của DNVVN và cũng chưa thực sự có chất lượng, do vậy chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh cần có những giải pháp tích cực, phù hợp hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ ngày càng cao của cộng đồng DN.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả, thực hiện tháng 5/2020

2.2.2. Thực trạng hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực: vốn tín dụng, đất đai, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ

* Hỗ trợ vốn, tín dụng:

Để hỗ trợ DNVVN tiếp cận được các chính sách về thuế mới và tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc kê khai thuế, cơ quan Thuế đã nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Thuế để đáp ứng việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử cho các DN đăng ký sử dụng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tồn tỉnh có 100% DN thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet; 100% DN đăng ký nộp thuế điện tử. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế Tỉnh đã thực hiện cơng khai, minh bạch quy trình và tồn bộ thủ tục hành chính lĩnh vực thuế trên website Cục Thuế và tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra theo quy định và 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập DN, chính sách miễn giảm thuế đối với DNVVN theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tỉnh đã phối hợp với cơ quan Thuế trên địa bàn thực hiện tốt việc miễn giảm thuế cho các DN.

Đầu năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid19 tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Cục Thuế tỉnh Điện Biên bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh, nguồn thu - dòng tiền, kê khai - nộp thuế... của người nộp thuế để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; triển khai các chính sách hỗ trợ DNVVN, hỗ trợ DN giãn thời gian nộp thuế, bảo hiểm xã hội. Cùng với đó là chủ động thực hiện khảo sát, đánh giá về tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, hộ kinh doanh để có các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp đúng đối tượng. Nhờ chủ động đánh giá, phân loại mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng DN nên ngay khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP

ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Nghị quyết số 42/NQ- CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Cục Thuế Điện Biên đã phân công nhiệm vụ cụ thể tới các đơn vị. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuế một cách thực chất và hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn DN nộp thuế thực hiện đúng các quy định theo chính sách hỗ trợ như giãn thời gian nộp thuế, thời gian đóng báo hiểm xã hội cho người lao động trong các DN, hỗ trợ người lao động nghỉ việc trong các DN là 1 triệu đồng/ người/tháng trong thời gian nghỉ do dịch covid 19. Cục Thuế tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn, được hỗ trợ; tập trung rà soát các điều kiện gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất; hướng dẫn DN nộp thuế có đơn đề nghị gia hạn qua hệ thống thuế điện tử; quản lý, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả về số lượng doanh nghiệp được hưởng chính sách giãn thời gian nộp thuế, số thuế được gia hạn đối với từng sắc thuế, tiền thuê đất. Xây dựng quy trình thực hiện, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn, đề nghị hỗ trợ cho DN; xây dựng các giải pháp quản lý rủi ro, các biện pháp kiểm tra, giám sát để bảo đảm chính sách gia hạn được áp dụng đúng đối tượng, nhanh chóng, hiệu quả, tránh các trường hợp lợi dụng chính sách gia hạn nộp thuế cho các DNVVN của tỉnh.

Tỉnh có chính sách thu hút đầu tư trong nghiên cứu và triển khai thực hiện các dự án phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở nhà máy chế biến nông – lâm sản, dược liệu... nhất là loại cây có dầu và cây hương liệu trên địa bàn Tỉnh. Thơng qua hỗ trợ về tín dụng, tỉnh đã khuyến khích đầu tư sản xuất các loại vật liệu xây dựng và xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, khai thác và sản xuất than cốc phục vụ

nhu cầu công nghiệp trong nước và xuất khẩu thông.

Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Điên Biên và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; đã tổ chức làm việc, đối thoại với các DNVVN để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Tỉnh yêu cầu các DNVVN đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ gắn với yêu cầu đẩy mạnh cho vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn. Triển khai mở rộng các mơ hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác 04 nhà (nhà nông - doanh nghiệp -nhà khoa học - ngân hàng), đối tượng đầu tư theo hướng khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu; Thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng đối với các DNVVN thuộc ngành nghề, lĩnh vực đang là thế mạnh trên địa bàn; ưu tiên nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng truyền thống. Các tổ chức tín dụng đã chủ động lồng ghép chương trình bình ổn thị trường với chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, mở rộng đối tượng tiếp cận vốn theo chương trình từ các DN phân phối lưu thơng hàng hóa bình ổn sang các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên, các DN tham gia mơ hình liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch. Tuy nhiên thủ tục vay vốn cịn phức tạp, địi hỏi phải có tài sản thế chấp, quy định về mức vay và tỷ lệ cho vay DNVVN cũng cịn thấp. Do đó việc hỗ trợ của tỉnh cho DNVVN về vốn tín dụng là cần thiết nhưng cũng cần có sự đổi mới.

Tình hình hỗ trợ DNVVN tiếp cận tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2017- 2019 được thể hiện qua bảng 2.6 dưới đây.

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w