tỉnh Điện Biên Loại hỗ trợ Năm Cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất
Giá cho thuê đất và thời hạn
cho thuê Tiền sử dụng đất Số DN được hỗ trợ Diện tích mặt bằng được hộ trợ (ha) Số DNđược hỗ trợ Tổng diện tích (ha) Số tiền hỗ trợ/miễn giảm (tỷ đồng) Số DN được hỗ trợ Tổng nguồn vốn hỗ trợ (tỷ đồng) 2017 76 3.500 35 4.550 2.543 45 16.325 2018 98 6.450 65 7.650 4.870 52 19.450 2019 124 8.550 80 8.586 6.087 77 23.23 Cộng 298 18.500 180 20.786 13.5 174 59
Nguồn: Báo cáo Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Điện Biên Có thể thấy trong cả giai đoạn 2017- 2019: số DNVVN được hỗ trợ tiếp cận đất đai rất ít, chỉ có 652/1263 DN chiếm khoảng 51%, quy mơ giao đất và cho thuê đất đối với DNVVN còn nhỏ do số dự án đầu tư vào Điện Biên cịn ít, tổng nguồn vốn hỗ trợ sử dụng đất cũng chỉ có 59 tỷ đồng, nhìn chung là chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của DNVV. Tuy nhiên đây là nỗ lực rất lớn của Tỉnh đặc biệt là Sở Tài nguyên- Môi trường trong điều kiện nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức ngày càng nhiều, còn quỹ đất ngày càng ít đi do phần lớn đã giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức và người dân.
* Hỗ trợ DNVVN ứng dụng công nghệ:
Tỉnh Điện Biên khuyến khích DNVVN khai thác khống sản và điểm mỏ khoáng sản phong phú, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hợp tác trong việc nghiên cứu, khảo sát, thăm dị, khai thác và chế biến khống sản như: Sắt, nhơm – sắt, ngun liệu khống sản. Tuy nhiên lại chưa hỗ trợ DN nghiên cứu đánh giá về
trữ lượng và chất lượng khoáng sản, mà đây lại là cơng việc địi hỏi kinh phí rất lớn, trình độ khoa học và ứng dụng công nghệ phải ở mức độ cao.
Trong giai đoạn 2017- 2019, số DNVVN được chính quyền tỉnh hỗ trợ cơng nghệ cũng như kinh phí hỗ trợ ứng dụng cơng nghệ đều tăng qua mỗi năm. Từ năm 2019, Tỉnh đã có những hỗ trợ thiết thực để các DNVVN ứng dụng công nghệ vào hoạt động SXKD, đặc biệt đã quan tâm tập trung hỗ trợ DNVVN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, với số kinh phí tuy chưa lớn nhưng so với hai năm trước đó thì đã có sự tiến bộ tích cực, từ 270 triệu đồng năm 2017 lên đến 850 triệu năm 2018 và 1 tỷ đồng năm 2019.
Bảng 2.8. Kinh phí hỗ trợ DNVVN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của chính quyền địa bàn tỉnh Điện Biên
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST T
Nội dung ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1
Hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ
Triệu
đồng 120 250 440
2
Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mơ hình kinh doanh mới
Triệu
đồng 90 180 360
3
Hỗ trợ ứng dụng quy trình sản xuất, chuyển giao công nghệ
Triệu
đồng 60 150 200
Tổng Triệu
đồng 270 850 1.000
Để có thêm thơng tin về thực trạng hỗ trợ DNVVN tiếp cận các nguồn lực của chính quyền tỉnh Điện Biên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với ơng Lê Thành Đơ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về vấn đề này như sau.
Hộp 2.2. Phỏng vấn Ơng Lê Thành Đơ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về thực trạng hỗ trợ DNVVN tiếp cận các nguồn lực
Câu hỏi: Xin ơng cho biết thời gian qua, chính quyền tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ
cho các DNVVN trên địa bàn tỉnh tiếp cận các nguồn lực để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào? Theo lộ trình hội nhập và thời buổi công nghệ thông tin cũng như việc triển khai thực hiện chính quyền điện tử thì chính quyền Tỉnh phải làm gì để hỗ trợ DNVVN tiếp cận và sử dụng các nguồn lực tốt hơn?
Trả lời:
Để các DNVVN trên địa bàn tỉnh có thêm các nguồn lực phát triển, những năm qua UBND tỉnh Điện Biên đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, trình tự để hỗ trợ các
DNVVN trên địa bàn có được cơ hội, điều kiện tiếp cận với các nguồn lực sẵn có trên địa bàn, nhìn chung các nguồn lực đã được tập trung theo hướng tích cực hỗ trợ cho cộng đồng DN phát triển SXKD, thông qua các công việc cụ thể từ hỗ trợ vay vốn tín dụng, miễn giảm tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin đều được các cơ quan chức năng, các đơn vị hỗ trợ đúng quy trình, quy định của pháp luật hiện hành, qua đó đã nhận được sự đồng thuận cao từ phía cộng động doanh nghiệp.
Việc chính quyền tỉnh Điện Biên hỗ trợ cho các DNVVN trên địa bàn tiếp cận các nguồn lực để phát triển trong thời gian qua bước đầu đã đáp ứng được một phần nhu cầu của DN. Tuy nhiên trước những khó khăn về nguồn lực của DNVVN nhất là sau dịch Covid 19 như hiện nay, thì chính quyền tỉnh Điện Biên thực sự phải có những giải pháp mới quyết liệt và hiệu quả hơn để hỗ trợ cho các DNVVN trên địa bàn.
Nguồn: Phỏng vấn của tác giả, thực hiện tháng 5/2020
* Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động tại DNVVN. Thực hiện Nghị quyết số
133/2016/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Điên Biên về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành một số văn bản sau:
- Văn bản số 2461/UBND-KT ngày 18/8/2016 về dự tốn kinh phí ngân sách và kế hoạch triển khai thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN năm 2017; - Kế hoạch số 2116/KH-UBND ngày 28/07/2017 Kế hoạch và dự tốn kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN tỉnh Điện Biên năm 2018;
- Văn bản số 2090/UBND - KT, ngày 02/08/2018 V/v đăng ký nhu cầu trợ giúp đào tạo cho DNVVN năm 2019.
Thực hiện các kế hoạch trên, trong giai đoạn 2107- 2019 Tỉnh đã tổ chức được 34 lớp học, tập huấn nghề, thực hiện đào tạo nghề cho gần 8.400 lượt người lao động với số tiền hỗ trợ 1.778 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp tại DNVVN là 2.370 triệu đồng. (Xem bảng 2.9)
Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện đào tạo kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại, giữa hình thức đào tạo tập trung tại trường, lớp với đào tạo trực tiếp tại DN.
Bảng 2.9. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động tại các DNVVN của chính quyền tỉnh Điện Biên
TT Nội dung hỗ trợ ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Số lớp đào tạo nghề cho lao động Lớp 10 13 11
2 Tổng số lượt người lao động của các DNVVN tham dự
Lượt
người 2.610 2.950 2.832 3 Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề Triệu
đồng 553 625 600
4 Kinh phí hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DN Triệu
5
Hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường
Triệu
đồng 166 167.5 180
(Nguồn: Báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Điện Biên) * Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ DNVVN và nhà quản trị.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2014/TT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về Hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản trị cho các DNVVN, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức nhiều lớp và nhiều chương trình nâng cao năng lực hoặc bổ sung những vấn đề quản trị yếu kém của DNVVN trên địa bàn. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản trị cho DNVVN được Tỉnh tập trung vào các nội dung thiết thực như: quyền và nghĩa vụ của DN, các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thành lập DN, kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ, đất đai, tài nguyên, các quy định về thuế, về đấu thầu, các kiến thức và kĩ năng quản trị tài chính, quản trị lao động tiền lương, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng, kĩ năng đàm phán kinh doanh, kĩ năng bán hàng, thương mại điện tử. Các chủ DN không chỉ được học tập tại lớp mà có thể trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhau. Tuy nhiên một số lớp tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật cịn mang tính hình thức, chưa có tính cơ đọng, chưa thực sự phù hợp với vùng miền và trình độ nhận thức của người nghe. Kinh phí đầu tư cho việc phổi biến, giáo dục, tuyên truyền còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phổ biến, tuyên truyền.
Trong giai đoạn 2017– 2019, Tỉnh đã chỉ đạo tổ chức 14 lớp đào tạo, tập huấn với 960 lượt học viên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, giám đốc, Kế tốn của các DNVVN trên địa bàn. Kinh phí hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh cịn ít ỏi với tổng kinh phí trong 3 năm là 922 triệu đồng. Nguồn kinh phí từ NS trung ương và ngân sách tỉnh. (Xem bảng 2.10)
Bảng 2.10. Hỗ trợ đào tạo nhân lực quản trị cho các DNVVN của chính quyền tỉnh Điện Biên
TT Nội dung hỗ trợ ĐVT Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 3 năm
2 Tổng số lượt thành viên quản trị DNVVN tham dự
Lượt
người 274 414 272 960
3 Kinh phí hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh
Triệu
đồng 204 306 412 922
Nguồn: Báo cáo của Sở LĐ- TB- XH tỉnh Điện Biên
Để có thêm thơng tin về thực trạng hỗ trợ DNVVN đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của chính quyền tỉnh Điện Biên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với ông Mùa A Sơn – Chủ Tịch UBND tỉnh Điện Biên về vấn đề này, kết quả như sau.
Hộp 2.3. Phỏng vấn Ông Mùa A Sơn – Chủ Tịch UBND tỉnh Điện Biên về hỗ trợ DNVVN đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2017-2019
Câu hỏi: Một trong những thách thức đối với sự phát triển của DNVVN tỉnh
Điện Biên hiện nay đó là trình độ nguồn nhân lực cịn thấp. Vậy xin Ông cho biết những năm vừa qua chính quyền tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ cho các DVVN trên địa bàn về vấn đề này như thế nào? Điều gì cần lưu ý trong cơng tác hỗ trợ đào tạo nhân lực?
Trả lời:
Để hỗ trợ cho các DNVVN trên địa bàn tỉnh Điện Biên có điều kiên phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm qua chính quyền Tỉnh ln quan tâm và chỉ đạo sát sao việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các DNVVN. Với mục tiêu hỗ trợ các DNVVN trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình, Tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Lao động Thuong binh Xã hội tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo của DNVVN trên địa bàn, từ đó có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thiết thực, đáp ứng nhu cầu của các DN. Các lớp đào tạo cho DNVVN bao gồm cả đào tạo nghề cho lao động và đào tạo năng lực quản trị cho các chủ DN và các nhà quản trị chức năng trong DN. Hình thức đào tạo mà Tỉnh đã triển khai thực hiện tỏ ra khá hiệu quả, như: thông qua các lớp đào tạo, tập huấn tập trung, các lớp dạy nghề tại chỗ, các buổi tuyên truyền, tư vấn, các câu lạc bộ, học từ xa, online … Do đặc điểm Điện Biên là tỉnh miền núi, trình độ dân trí khơng đồng đều, khá nhiều chủ DN là người dân tộc thiểu số, dân cư sinh sống phân tán rải rác trên địa bàn, văn hóa dân tộc vùng miền lại khá đặc thù nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mặt bằng chung về trình độ nguồn nhân lực tại các
DNVVN. Hơn nữa kinh phí hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực từ ngân sách rất hạn hẹp chỉ đáp ứng được một phần nào nhu cầu đào tạo cho DNVVN. Vì vậy, chính quyền tỉnh Điện Biên cần phải có những kế hoạch đào tạo, tập huấn tương thích, phù hợp với đặc thù địa bàn và văn hóa của vùng nhằm hỗ trợ cho các DNVVN trên địa bàn có điều kiện phát triển nguồn nhân lực có tay nghề, có trình độ cao, đáp ứng u cầu của thị trường ngày càng khắt khe và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.
Nguồn: Phỏng vấn của tác giả, thực hiện tháng 5/2020
2.2.4. Thực trạng hỗ trợ tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại
Công tác hỗ trợ DNVVN thực hiện xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong, ngồi nước đã được chính quyền tỉnh Điện Biên quan tâm và chỉ đạo quyết liệt.
Tỉnh đã tổ chức hội chợ, triển lãm và nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức Ngày hội Hoa Ban, tổ chức đua thuyền trên hồ thủy điện Mường Lay, ngày hội Chỉ dẫn địa lý cà phê Điên Biên, qua đó đã tạo điều kiện cho các DNVVN quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng và tới các DN có nhu cầu hợp tác. … Tỉnh đã hỗ trợ nhiều DNVVN tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu thụ sản phẩm có quy mơ lớn, có khả năng liên kết để định hướng kế hoạch sản xuất, thu gom sản phẩm và dẫn dắt ký kết các hợp đồng tiêu thụ ổn định vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đầu mối tại các tỉnh lân cận cũng như tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả là các hàng hóa nhất là hàng hóa nơng sản của Điên Biên đã tham gia vào hệ thống các siêu thị lớn như: Hoa Ba Điên Biên, Tâm Đỏ Điện Biên, Bình An.. Cũng nhờ vai trị kết nối, hỗ trợ xúc tiến thương mại của Tỉnh đối với DNVVN mà nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh của DN đã được ký kết, xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài như Úc, Trung Quốc. Thơng qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình và báo chí, Tỉnh đã tổ chức cho các DNVVN trên địa bàn tham gia bình chọn, tơn vinh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất tại địa phương, qua đó cũng góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho DN một cách hiệu quả.
trong khi đó lại chưa tập trung vào xúc tiến bán một số mặt hàng hiện đang là thế mạnh của tỉnh Điện Biên như gạo Điện Biên, chè Shan Tuyết Tủa Chùa, cà phê Arabica Mường Ảng.... Việc chắp mối và giới thiệu sản phẩm, giúp đỡ các DNVVN của địa phương tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, việc định hướng cho các DNVVN khi tham gia vào thị trường nước ngồi được Sở Cơng Thương mà trực tiếp là Trung tâm hỗ trợ xúc tiến của Tỉnh hỗ trợ tích cực nhưng hiệu quả cũng chưa cao.
Trong giai đoạn 2017 - 2019 Tỉnh đã tổ chức 50 hội chợ thương mại với 7.000 gian hàng và hơn 8.000 lượt DNVVN tham gia, thu hút được khoảng 552 ngàn lượt khách đến tham quan và mua sắm tại hội chợ, doanh số bán ra ước đạt 150 tỷ đồng; Tổ chức cho các DN tham gia hội chợ thương mại tại các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hịa Bình; Tổ chức các phiên chợ, thực hiện chương trình đưa hàng Việt về nơng thơn (mỗi chương trình có quy mơ trên 30 gian hàng của các DN Việt Nam). Tổng nguồn vốn hỗ trợ thực hiện trong cả giai đoạn là 4.818 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh là