ăn là hành động dẫn đến từ cảm giác đói bụng. Điều đó quả không sai. Nhưng thông qua sự điều tra về hiện tượng đói bụng, các nhà tâm lý học phát hiện ra sự hình thành cảm giác đói bụng không phải là giản đơn như thế.
Trước kia, người ta cho rằng nguyên nhân đói bụng là do bụng rỗng. Nhưng hiện tại người ta không còn giữ quan điểm đó nữa. Hiện tại, người ta dùng phổ biến lý luận trung tâm thần kinh giải thích vấn đề này. Các nhà tâm lý học thông qua động vật chứng minh, trong đại não có trung tâm điều tiết nhu cầu ăn uống. Đó là nơi tập trung dầy đặc trung tâm hành động và tình cảm. Nếu như bên trong bộ phận này bị phá hoại thì nhu cầu ăn của động vật sẽ trở nên khủng khiếp. Nếu như bên ngoài bộ phận này bị phá huỷ thì động vật sẽ tuyệt thực đến chết. Nếu như dùng dòng điện bên kích thích bên ngoài bộ phận này thì mặc dù đã ăn rất no, động vật lại bắt đầu ăn tiếp. Trái lại, nếu như tiến hành kích điện bên trong bộ phận này thì động vật có đói cũng không ăn gì. Chúng ta gọi bộ phận bên trong là “Trung tâm báo no”, bộ phận bên ngoài là “Trung tâm ăn uống”.
Hai trung tâm thần kinh này rất mẫn cảm với sự thay đổi đường Glucô trong máu. Nếu như lượng đường Glucô hạ xuống dưới mức bình thường thì rất nhạy với trung tâm ăn uống. Nếu như lượng đường Glucô lên trên mức bình thường thì rất nhạy với trung tâm báo no. Người và động vật đều căn cứ vào sự điều tiết không ngừng của hai trung tâm thần kinh này mà khiến cho lượng đường trong máu được cân bằng.
Từ góc độ y học phân tích, giai đoạn trước khi ăn tốt nhất là không nên ăn bất cứ thứ gì. Vì hoa quả, tinh bột, đường đều có Glucô cho nên ăn gì cũng khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Nhưng cảm giác no không chỉ do sự tăng lượng đường trong máu quyết định. Nếu như ăn nhiều loại thức ăn như khoai sọ, khoai lang thì dù ăn bao nhiêu lượng đường trong máu cũng không tăng lên. Chỉ đến khi bụng căng tròn thì trung tâm thần kinh báo no mới hoạt động. Nói cách khác là do ăn nhiều mà khiến cho dạ dày căng đến độ lớn nhất thì trung tâm thần kinh báo no mới hoạt động báo dừng ăn.
Do dạ dày không thừa nhận nữa thì người ta mới dừng ăn. Điều này hoàn toàn khác với cảm giác no khi lượng đường trong máu tăng cao. Mặc dù uống nước cũng có thể giúp người ta no bụng cho nên chỉ cần trong dạ dày có một thứ gì đó là người ta sẽ hết cảm giác đói bụng.